Đối thoại ám chỉ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh (Trang 27 - 33)

Ngôn ngữ đối thoại trong Bướm trắng vẫn giữ được nét giản dị, đời

thường và phần nào thể hiện tính cách nhân vật như ở các tiểu thuyết luận đề. Nhưng ở tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ đối thoại đã đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con người hơn. Các hình thức của đối thoại đều nhằm bộc lộ những cảm xúc của con người một cách tinh tế hơn. Do hướng vào thể hiện đời sống tình cảm của con người ca nhân trong lĩnh vực tình yêu - một lĩnh vực rất riêng tư - nên tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp đối thoại đặc biệt để các nhân vật dù cùng sống trong môi trường đông người, dù cùng giao tiếp với những người khác nhưng những người yêu nhau vẫn tìm được những tín hiệu riêng mà chỉ có họ mới hiểu, còn những người khác thì không.

Đối thoại mang tính chất ám chỉ chỉ được Nhất Linh sử dụng trong các tiểu thuyết luận đề song ở tiểu thuyết tâm lý có một biểu hiện khác. Nếu như ở tiểu thuyết luận đề, các nhân vật của Nhất Linh mượn đối thoại để kích bác, mỉa mai bóng gió một người thứ ba thì ở đây các nhân vật dùng đối thoại để tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau. Qua đối thoại, mối giao cảm giữa Trương và Thu được thiết lập, có điều kiện hiểu nhau hơn để rồi xích lại gần nhau.

Trong đối thoại mang tính chất ám chỉ này thường song song tồn tại hai lớp nghĩa: ngôn từ đối thoại diễn đạt ý tường minh nhưng còn một lớp nghĩa hàm ẩn trong lời đối thoại. Đó được gọi là đối thoại ngầm. Theo thống kê ở tiểu thuyết Bướm trắng, hình thức đối thoại ám chỉ xuất hiện tám lần.

Trương và Thu đối thoại với mục đích thăm dò tình cảm của nhau. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, đối thoại ngầm vừa giúp nhân vật hiểu được tình cảm của nhau, vừa “không ai có thể nghi ngờ được”. Chiều ba mươi tết, Trương đến thăm Thu (lần đầu tiên Trương đến một mình). Dường như sự đồng cảm giữa hai con người mới quen được Trương phát hiện ra qua lời nói của Thu.

“Chiều ba mươi tết trời trông buồn lạ”. Câu nói ấy đã lặp lại ngữ điệu câu nói của Trương trong lần hai người gặp gỡ đầu tiên: “Sau mấy ngày u ám trông nắng mới ngon lạ”. Trương thấy hạnh phúc vô cùng vì cảm thấy rõ là Thu sẽ yêu mình, “cái cảm tưởng ấy không dựa vào một câu nói, một cử chỉ rõ rệt nào của Thu cả, mà chính lại dựa vào những thứ không rõ rệt của câu nói” [14;397].

Chiều mồng ba tết, Trương lại đến nhà Thu theo lời mời của Thu hôm ba mươi tết (nhưng không hiểu vì lí do gì mà Trương lúc ấy lại cố tình tỏ ra không nghe thấy lời mời). Trước tất cả mọi người Trương nói to lí do đến chơi: “Tết chỉ có cái thú đánh bạc. Nhưng tôi không biết đánh bạc với ai vì chỉ có mình ăn tết với mình. Cứ mỗi năm tết đến tôi lại bắt đầu buồn, buồn ngay từ chiều ba mươi”.

Thực ra câu nói ấy Trương hướng tới Thu, muốn đối thoại với Thu. Trương muốn gợi cho Thu cuộc gặp gỡ hôm trước. Thu đối thoại lại, cũng tỏ ra không vừa: “Mà em nhận ra rằng ở nhà này năm nào cũng vậy cứ mồng ba mới bắt đầu đánh bạc”. Câu nói ấy của Thu làm Trương giật mình vì lời mời của Thu lần trước rất rõ ràng mà Trương cố tỏ ra không nghe thấy. Sau câu nói ấy Thu lánh mặt sau bà cụ và mỉm cười, hai con mắt sáng lên có vẻ tinh nghịch. Không lúc nào như lúc ấy, Trương nhận thấy bao nhiêu cái đáng yêu trong vẻ mặt kiêu hãnh của Thu.

Để tiêp tục dó ý tứ Thu, “dò ý trước mặt cả mọi người mà không để ai nghi ngờ”. Trương nói: “Ván này ăn được đồng hào mới…ngon lạ”. Trương cảm thấy vô cùng sung sướng, không phải vì thắng bạc mà vì Thu hiểu mình. Lời đáp lại của Trương cũng vì ý đi: “Sống lúc nào cũng như phút này thì

cảnh nào cũng đẹp…”, “sung sướng quá”. Thu cũng sung sướng không kém gì Trương: “Đánh để thua mới được. Người được thì vui mà người thua cũng

hiểu được nội dung. Còn người khác thì thấy khó hiểu vì ý nghĩa của nó chẳng ra làm sao.

Điều này lại tiếp tục xảy ra trong lần về trại ấp của gia đình Thu. Hợp giới thiệu căn nhà mọi người sẽ ngủ là căn nhà của ông cậu đã mất, người mà hôm Trương gặp Thu lần đầu tiên sau khi vừa đi đưa đám về, cả Thu và Trương đều nhớ đến hôm đó nhưng lại trả lời với Hợp là không nhớ để đối thoại ngầm với nhau. Hai người tranh luận ngầm rồi giận dỗi nhau. Cả hai đều hiểu, riêng Hợp thì ngơ ngác rồi tự trách mình gây ra cuộc tranh luận không đau vào đâu ấy.

Đối thoại ngầm nên nhiều lúc gây ra những hiểu lầm giữa hai nhân vật dẫn tới sự xa cách. Chẳng hạn khi Trương muốn dò hỏi ý tứ và tình cảm của Thu ra sao khi nhận được lá thư của mình, Trương nói:

“- Lát nữa phải viết thư cho bà chủ nhà mới được”

Thu trả lời:

“- Anh viết làm gì nữa. Viết một cái…”

Thu bỏ lửng câu vì không tìm được từ nào có ý nghĩa để Trương hiểu mà Hợp không nghi ngờ. Ý của Thu muốn nói là viết một cái là Thu hiểu tâm trạng của trương rồi. Nhưng Trương lại hiểu là ý Thu không cần Trương viết nữa, nghĩa là không cần tình yêu của Trương. Điều đó làm Trương tức giận trong lòng mà buột miệng:

“- Nói đùa đấy, chứ bà ấy cần gì mà phải viết thư. Cái thư trước tôi cũng chẳng định bụng gửi. Viết rồi chẳng lẽ lại không gửi…”

Chỉ vì sự hiểu nhầm ấy mà đôi trai gái xa nhau sáu tháng trời. Trong những lời đối thoại tưởng như rất bình thường ấy ẩn giấu biết bao nhiêu nỗi giận dữ cũng như thất vọng trong tâm hồn Trương.

Trong chương III (phần thứ nhì) của Bướm trắng, tác giả thành công

khi miêu tả vẻ đẹp của tình yêu với các trạng thái tâm lí vừa tinh tế vừa rộng ràng. Những câu nói đối thoại khơi gợi kỉ niệm đẹp, đáng nhớ:

- Anh ở đây từ bao giờ? - Từ độ ấy.

- Thế à?

Trong trí hai người cũng thoáng hiện ra cái cảnh về ấp ăn mừng thọ.

Rồi những câu trao đổi qua lại mang tính chất vừa thăm dò lại vừa thể hiện tình cảm, khi biết Thu vẫn yêu mình dù đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, Trương cảm động hỏi:

- Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh?

- Thế giờ em cũng hỏi lại anh câu hỏi ấy thì anh bảo sao?

- Anh không biết. Tự nhiên nó thế, không dừng được. Ngay từ lúc anh nói câu…

Chàng ngừng lại hỏi Thu:

- Em có nhớ câu nói trên xe điện không? Thu mỉm cười nói:

- Nắng mới trông ngon lạ…

Đó là thế giới tâm lí của tình yêu, đan xen, hoà quyện của cảm xúc, cảm giác. Có sự cảm phục trước sức mạnh của tình yêu của Thu dành cho Trương trong câu hỏi: “- Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh?”. Cũng có tâm trạng cảm thông, tình yêu mãnh liệt của Thu qua những câu trả lời vừa thông minh, vừa tình tứ và mang đậm màu sắc triết lí của Thu.

Ở tiểu thuyết của Nhất Linh xất hiện nhiều kiểu đối thoại ngầm này, tiêu biểu ở tiểu thuyết Đôi bạn ta thấy đoạn đối thoại miêu tả một đêm mưa Loan sang nhà Dũng chơi trong bầu không khí ấm áp, thân mật của căn phòng nhỏ với ba người bạn Loan, Dũng và Trúc.

Dũng khẽ nói với Loan:

- Mưa thế này thì cô về làm sao được

Dũng lấy làm lạ là khi hỏi câu hỏi rất bình thường ấy, giọng chàng đổi khác hẳn đi. Loan áp hai bàn tay vào má, hai ngón út khẽ đập trên thái dương, thẫn thờ nói:

- Thì cứ ngồi đây suốt đêm, mãi mãi Một lát sau, nàng mỉm cười tiếp theo: - Ngồi nghe mưa rơi [15;315].

Câu hỏi của Dũng cứ ngỡ là thường, thực ra chẳng thường chút nào cả, bởi nó được diễn đạt bằng giọng đổi khác, nó ngầm chứa được điều mong mỏi rằng giá mà Loan ở lại. Bắt được ý ngầm đó, Loan tỏ thái độ thẫn thờ, bởi biết rằng điều đó không thể có, trong khi đó cái mỉm cười của Loan vẫn đảm bảo liên kết ý nghĩa tường minh của câu trao đổi. Chính vì vậy ở phần cuối câu chuyện, Dũng mới có thể hiểu câu nói: “Có lẽ mưa suốt đêm chắc” của Loan là một lời reo vui và Loan cảm thấy sung sướng khi dũng khen hai bông hoa nhài nở về đêm đẹp quá – hai bông hoa ấy là đôi mắt của Loan.

So sánh với văn học hiện thực ta thấy các cây bút hiện thực cũng vận dụng hình thức đối thoại hàm ẩn. Ta có thể bắt gặp hình thức đối thoại này trong các tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Đặc biệt, trong một số truyện ngắn viết về đề tài người nông dân, Nam Cao triệt để sử dụng hình thức đối thoại này. Ví dụ trong Lão Hạc, đối thoại hàm ẩn hướng tới khám

phá nội tâm nhân vật chiếm tỷ lệ lớn. Nam Cao mở đầu truyện ngắn Lão Hạc bằng một đoạn đối ngắn, bình dị, quen thuộc giữa Lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc hiện lên qua lời đối thoại là người hiền lành, hiểu biết với thái độ trân trọng con người: Lão đưa đóm nhường ông giáo hút trước, sau đó … “Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

… - Này, thằng cháu nhà tôi đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

… - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

… Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi:

- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ!...

Chỉ bằng mấy câu đối thoại trong cuộc trò chuyện ngắn, Nam Cao đã tái hiện tình cảnh đáng thương của Lão Hạc: cô đơn, nghèo khó, bất hạnh. Song tài tình hơn ở chỗ Nam Cao xây dựng đoạn đối thoại đặc biệt giữa Lão Hạc và “cậu Vàng”. Lão nói với cậu Vàng như nói nói với một đứa cháu bé về bố nó:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Con chó nó hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng doạ:

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố!

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc lạt to hơn nữa.

-Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Và khi con chó sợ quá, chực lảng thì lão “ôm đầu nó”.. và dấu dí:

- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết… Ông để cậu Vàng ông nuôi”.

Biết bao tâm sự, hi vọng, tình cảm của Lão trong mấy câu thoại ngắn này. Những tiếng chửi yêu, cưng nựng của lão dành cho con Vàng như muốn xoa lấp đi lỗi lo lắng, nỗi buồn của sự cô đơn.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)