3. Kỹ thuật trồng Đất Trồng
• Yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí • Các loại giá thể thường dùng làm “đất” trồng:
Rễ cây dương xỉ mục (loại mềm): Rễ dương xỉ khô, xé nhỏ, ngâm trong nước sạch 30 phút cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.
Xơ dừa khô: Xé nhỏ xơ dừa, phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3
lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc.
Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai: Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai; Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.
• Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.
• Có thể trồng thành cụm 2-3 cây/ chậu(cốc), trồng theo cụm cây phát triển nhanh hơn.
4. Chăm sóc
a.Điều Kiện Ánh Sáng
• Jewel Orchid nói chung đều là loại cây ưa bóng, kị ánh sáng mạnh.
• Cây phải trồng ở những nơi bóng râm hoặc nơi có điều kiên sáng yếu. Điều kiện che phủ từ 30% trở lên. Với cây con (cây mầm) thì độ che phủ từ 80-90%
• Ánh sáng là một trong những nhu cầu mang tính quyết định trong trồng lan. Nó liên quan tới nước và carbon dioxit, nguồn nguyên liệu thô cho cây xanh sản xuất thức ăn. Cung cấp đủ ánh sáng là yêu cầu trong trồng lan cho những nhà kính. Do có sự xáo trộn giữa ngày dài đêm ngắn hoặc ngược lại giữa các mùa trong năm. Nhiều loài lan không đòi hỏi ánh sáng cường độ mạnh và kém chịu đựng với khi thời tiết thất thường. Những nhà trồng lan ở các nước nhiệt đới thường gặp vấn đề trong việc làm giảm cường độ sáng và hạ nhiệt.
• Lan thường được phân loại dựa trên yêu cầu chiếu sáng của chúng-cao (2500 food candle hoặc cao hơn), trung bình (1500-2500 foot candle), và thấp (ít hơn 1500 foot candle). Những đồng hồ đo độ sáng loại thường có thể đo được những đơn vị này. Phần lớn các loài lan được phân loại trong hạng chịu sáng trung bình.
• Nhà kính thu sáng và là sự lựa chọn tốt nhất cho việc nuôi trồng hoa lan. Lượng sáng đi vào nhà kính được xác định bởi chất liệu được sử dụng,
• Bậu cửa sổ cũng thu sáng, Mặc dù không thể bằng được với nhà kính. Lượng sáng bậu cửa sổ cung cấp được xác định thông qua kích thước cửa sổ, hướng cửa sổ đối mặt, khoảng cách từ cái cây đến cửa sổ cách bao xa.
•
b.Nhiệt Độ
• Lan ưa thời tiết râm mát, ban ngày từ 75°-85°F. (24°-30°C) ban đêm 55°-60°F (13°-16°C). Cây có thể chịu lanh tới 45°F (10°C) và nóng tới 100°F (38°C) trong một thời gian ngắn. Khi quá nóng nên tăng cường độ ẩm và gió.
• Nếu thời tiết quá lạnh, phải sưởi ấm cho lan. Nếu sử dụng hệ thống sưởi bằng gas trong nhà kính thì nhà kính phải được thông gió tốt nếu không gas sẽ tích tụ và gây hại cho lan lẫn người trồng. Việc sử dụng máy sưởi bằng quạt điện thì có ưu thế giúp lưu chuyển khí ấm đi khắp nhà kính nhưng lại làm không khí hơi khô vì thế phải phun nước tưới thường xuyên. Ngoài ra còn có thể sưởi bằng dầu nhưng lại rất tốn kém, tuy nhiên nó lại giúp tăng nhiệt dộ nhanh chóng và ổn định, có thể được sử dụng như một Phuong pháp dự phòng lúc khẩn cấp.
c.Độ Ẩm
• Cây ưa độ ẩm cao. Độ ẩm không khí bình quân từ 70 – 85%
• Cây cần bao nhiêu nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nhiệt độ, thời tiết, thời điểm trong năm.
Trong thời tiết ấm, cây mất nhiều nước hơn qua sự thoát hơi nước. Ngoài ra còn vì mùa hè thời tiết nóng hơn và là mùa tăng trưởng của cây, cây cần tiêu thụ nhiều nước để ra lá, dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho mùa ra hoa (Cây ra hoa vào tháng 10-12)
Ở giai đoạn ra hoa cây cần nhiều nước hơn để duy trì hoa không bị héo. Lúc cây ra trái, lượng nước tưới cho cây vẫn phải duy trì như lúc ra hoa đến khi trái chín và cho hạt thì lượng nước tưới phải giảm lại mức bình thường vì đây là giai đoạn nghỉ của cây.
Trong những ngày âm u, nên tưới ít nước lai vì cây không tiêu thụ nước nhiều do cây không quang hợp nhiều khi cường độ ánh sang yếu.
Cứ vài ngày phải kiểm tra cây 1 lần để xem chất trồng khô nhanh chậm ra sao. Trong mùa tăng trưởng của cây cố gắng dừng để cây khô thương xuyên, vì như thế cây có thể phát triển yếu, ra hoa không được tốt.
• Với những nơi có độ ẩm thấp như trong nhà, ban công, gác mái,… thì phải tưới cho cây đầy đủ. Tưới phun sương 2-3 lần 1 ngày, liều lượng từ 1-1.5 lit/m2/lần. Giữ cho giá thể đất trồng luôn luôn ẩm nhưng không quá ướt.
d.Bón Phân
- Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
- Dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun). Phun định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần.
- Đối với cây con cần bón phân ngay trong giá thể với tỉ lệ đất mục 89%, phân hữu cơ 10%, phân NPK 1%
- Nên tưới phun sương, tránh việc tưới phân bị đọng lại trên lá dễ dẫn đến thối lá.
- Trong giai đoạn ra bông nên tăng cường phân lân và kali để cây kích thích ra hoa tốt hơn. Trong giai đoạn nghỉ của cây (thường sau khi cây ra hoa hoặc ra trái, kéo dài khoảng độ vài ngày hay vài tuần tùy theo sinh lí cua cây), cây cần cung cấp nhiều khoáng chất và dinh dưỡng, nhất là phân đạm để cây hồi lại sức sau thời kì ra hoa và trái.
e.Sang chậu
- Do lan có thể sinh sản vô tính bằng chồi và thân rễ nên chắc chắn sớm muộn gì nó cũng vượt quá khổ của chậu. Đó là lúc cần phải thay chậu cho cây để nó có thêm không gian cho mùa tăng trưởng tiếp theo. Thông thường chậu không thiếu chỗ cho rễ mọc nhưng lại thiếu không gian bên trên cho thân lan phát triển. - Chất trồng hữu cơ như vỏ cây hay đất mùn có thể có thể bị hư hại hoặc giảm chất lương sau vài năm, nên việc sang chậu không những giúp tạo không gian rộng hơn cho cây mà còn là cơ hội tốt để tái tạo lại môi trường trong chậu. chất trồng vô cơ như sợi tổng hợp hẩu như không bị hư hại theo thời gian nên không cần phải thay chất trồng mới. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chuyển sang chất trồng khác, điều này rất quan trọng trong từng thời điểm quan trọng của cây, tốt nhất bạn nên gỡ và rữa sạch chất trồng cũ ra vì nếu để lẫn cả hai loại chất trồng sẽ gây rắc rối cho cây khi tưới nước.
- Bước đầu tiên của việc thay chậu tất nhiên là lấy cây ra khỏi chậu. Việc này không phải lúc nào cũng đơn giản vì rễ họ lan Orchidaceae mọc khá dày nên việc mang nó ra khỏi chậu rất khó khăn có khi phải dung dao cắt bớt rễ của chúng.
Hình 28:Lan gấm trồng trong nhà gấm
f.Tỉa rễ
- Khi lấy cây ra khỏi chậu rồi, rễ phải trông khỏe mạnh và có màu trắng và đầu mút rễ có thể màu vàng hoặc xanh lá. Nếu phần lớn rễ ngã màu nâu mềm và ướt thì tức là cây đã bị úng nước và rễ bắt dầu thối đi. Theo tự nhiên thì một số rễ già của cây sẽ rụng đi khi rễ mới đâm ra mỗi năm, và một phần rễ mới này sẽ dược tỉa ngắn lại còn từ 3-5 cm tùy theo kích thước cây.
- Khi tỉa rễ cây phải dùng kéo bén đã khử trùng để tỉa, và sdau mỗi lần tỉa rễ phải lập tức khử trùng lại kéo bằng cánh nhúng kéo vào cồn có pha metanola để tránh gây bệnh từ cây này sang cây khác. Cố gắng hạn chế làm tổn hại những rễ non phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc này lại rất khó tránh, nhưng nếu những rễ đó bị dứt gãy, chúng cũng có thể dễ dàng mọc trở lại. Tỉa gọn bầu rễ như thế sẽ kích thích cây ra rễ mới dồng thời tạo không gian rộng rãi hơn trong chậu.
- Không cắt rễ quá ngắn, phải chừa rễ đủ dài để có thể neo chắt cây vào chậu mới. sau khi tỉa rễ, hãy đổ bỏ chất trồng cũ đi rồi bắt đầu thay chất trồng mới cho chậu.
g.Chọn chậu
- Giờ cây đã dược chỉnh trang gọn gàng cắt tỉa sạch sẽ, bước tiếp theo là tìm cho nó một cái chậu mới. mỗi cây mỗi khác nên tốt nhất là ướm thử cây vào nhiều châu khác nhau để xem chậu nào hợp với cây nhất.
- Tránh trồng cây trong chậu quá to vì nghĩ rằng đỡ phải thay chậu nhiều lần, nếu trồng trong chậu quá to thì dần dần chất trồng trong chậu sẽ bị quá ẩm, dẫn đến rắc rối cho cây. Cũng không nên trồng trong chậu quá nhỏ: cây cần có đủ không gian để phát triển trong đôi ba năm nữa. Nhìn chung chậu mới chỉ cần to hơn chậu cũ một chút là được. hiện nay người ta chuộng chậu nhựa hơn vì chúng nhẹ và khó vỡ, song chậu đất vẫn đẹp hơn và thích hợp cho lan. Nhưng cho dù loại chậu nào thì dưới đáy chậy vẫn phải có nhiều lỗ thoát nước cho cây.
• Vô chậu
- Sau khi chọn chậu xong, bạn có thể sang chậu cho lan. Nên cho một ít vật liệu thoát nước xuống đáy chậu. Đá cuội cũng tốt nhưng chúng lại làm cho chậu năng hơn nên không cần thiết. Một chất liệu khác tốt và nhẹ hơn đá cuội là sỏi giả, chúng ít bị vỡ và tạo dược cho đáy chậu một lớp không khí.
- Tiếp theo cho vào chậu một lớp hỗn hợp chất trồng rồi đặt cây lên. Giữ yên cây, đặt cây sao cho phần chồi mới cách thành chậu một khoảng đủ rộng để nó phát triển. rễ cây phải chạm lớp chất trồng bên dưới, và chồi mới phải nằm dưới mép chậu. Một tay giữ cây, một tay đổ chất trồng vào. Cứ tiếp tục đổ và nhận nhó xuống cho đến khi cây có thể đứng vững khi buông tay ra. Sau đó dùng ngón tay ấn chất trồng xuống để giữ cây thật chắc. Chất trồng bằng vỏ cây và đất mùn thi đàn hồi và có thể ấn xuống dễ dàng. Với những hỗn hợp như sợi tổng hợp và dớn thì không cần phải ấn nhiều như thế. Tiếp tục đổ chất trồng vào cho đầy tới khi nó đầy gần ngang mép chậu 2-3 cm. nếu chất trồng quá đầy, nó sẽ bị trôi ra ngoài khi tưới cây.
- Sau khi hoàn tất quá trình vô chậu, phải kiểm tra xem cây đã đứng vững chứ không ngã nghiên hay lung lay, cây không dứng vững sẽ khó đâm rễ. Tuy nhiên cũng không nên nhấn quá chặt vì sẽ làm bí khí trong đất và làm cho rễ khó đâm sâu được.
• Phụ Chú
- Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1-2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới.
- Giống lan này cành dòn, rất dễ gẫy khi di chuyển. Lan có thể trồng bất cứ thời gian nào, miễn là đừng để lạnh quá hay quá nóng. Cắt chỗ gẫy bằng dao thật sắc, dưới mắt đốt thân chừng 1 phân, chấm vào thuốc Rootone rồi để khô 2-3 ngày rồi đem trồng vào chậu rộng miệng và nông đáy. Để lan vào chỗ ấm áp và hơi tối sau đó mới mang ra chỗ sáng.
Trồng lan trong nhà kính sẽ đem đến cho lan môi trường sống tốt nhất. vì nhà kính là nơi chỉ dành để trồng lan nên có thể tập trung thiết lập điều kiện thích hợp cho chúng.
Có nhiều kiểu thiết lập nhà kính tuy nhiên phải chú ý chọn lựa thật kĩ vị trí xây. Nếu xây nhà kính dưới những cây rụng lá thì mùa hè cây sẽ cho bóng mát cần thiết, nhưng nếu là cây xanh quanh năm thì chúng sẽ che hết cả ánh sáng vào những ngày âm u trong năm. Nhà kính phải được bố trí ở nơi thoáng rộng để dễ kiểm soát cường độ ánh sáng, vì khi cần có thể che đậy hoặc mở lưới che ra. Dung lưới che gắn trên giàn mái hay quát sơn hoặc làm cả hai đều được. tuy nhiên không được xây nhà kính ở những nơi quá trống trải vì nhà kính nằm ở những nơi trống trải sẽ bị hứng nhiều gió, có nguy cơ thiệt hại trên diện rộng. Việc chọn liệu khung nhà kính là rất cần thiết. Nhà kính bằng gỗ thường thoát ẩm chậm hơn nhà kính bằng kim loại, nên việc phát sinh mầm bệnh của nhà kính gỗ sẽ cao hơn. Mái lợp nhà kính thường được sử dung bằng kính vì nó rẻ và cứng cáp. Nhưng kính có thể bị vỡ, nhất là nhừng ngày có gió nhiểu. Lợp bằng các tấm polycarbonat tuy ban đầu có đắt nhưng lại giải pháp cực kì kinh tế và có thể lợp được dưới nhiều dạng khác nhau. Hai hay ba lớp polycarbonate được ghép với nhau bằng các vách mỏng ở giữ tạo thành các tầng khí để cách nhiệt hiệu quả. Tấm lợp có thể sơn màu để che bong cố định.
Nếu nhà kính được lợp kính thì phải lót những tấm plastic bong bóng để giữ khí, cách nhiệt. Cách này còn giúp ngăn tình trạng khô hạn. Mặc dù vậy vẫn phải kiểm tra để kịp phát hiện và lấp những lỗ hổng giữ các ô kính.
h.Sự thông gió:
Cho dù là một nhà kính được xây lên để trồng lan hay một nhà kính có sẵn được sửa đổi lại để phù hợp cho việc trồng lan thì thường những yêu cầu cơ bản vẫn như nhau. Ánh sáng và độ cách nhiệt thì đã được đề cập đến , nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa là độ thong gió. Những hệ thống thông gió bằng bộ ổn nhiệt sẽ tự động mở các lỗ thong gió khi đạt tới một nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, ở một số nhà kính, các lỗ thông gió lại được đóng mở một cách thủ công, và điều đó sẽ gặp rắc rối khi chủ vườn lan vắng mặt một thời gian dài vào lúc thời tiết thay đổi thất thường.
i.Những cây bầu bạn:
Những cây được trồng chung thường là dương xỉ, dứa,… cho mọc chung với rêu. Chúng thường được trồng chung với lan nhằm giúp tạo bóng mát điều hòa nhiệt độ và giữ ẩm cho nhà kính. Thực vật ở rừng nhiệt đới không sống đơn độc và sẽ phát triển tốt hơn nếu được bầu bạn với nhiều cây khác.