0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giới thiệu phần mềm

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 (Trang 25 -25 )

7. Cấu trúc khóa luận

1.5.1. Giới thiệu phần mềm

Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.

19

Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).

Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: Cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng.

Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như:

 Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: Một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, vv...

 Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc.

 Bài tập kéo thả chữ/kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện.

Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng.

Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên

20

font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới.

1.5.2. Chức năng của phần mềm Violet trong thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan.

- Tạo màn hình bài tập: Mỗi loại bài tập trong Violet hỗ trợ một màn hình khác nhau.

Ví dụ như: Bài trắc nghiệm một đáp án đúng: Chỉ cho phép chọn một

đáp án đúng; Bài tập ô chữ: Học sinh phải trả lời ô chữ hàng ngang để tìm ra hàng dọc;… Do đó tạo nên sự phong phú, kích thích học sinh học sôi nổi hơn.

- Chốt kiến thức cơ bản trong từng bài, từng phần, tiểu mục để giúp các em nắm vững, hiểu chắc và sâu bài học hơn.

- Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài hoặc cuối bài. - Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học.

- Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài.

- Nhập hình ảnh, âm thanh… nhằm tạo nên tính sinh động, trực quan, và giải quyết những vấn đề nhanh hơn.

21

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm Violet để thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan trong môn TNXH lớp 3.

Qua đó cho thấy rằng việc ứng dụng CNTT để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh là rất cần thiết, đây là phương pháp dạy học hiện đại và nó đã đáp ứng được một số yêu cầu về dạy học và tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Luận văn đi nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và ứng dụng của phần mềm Violet vào để thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan trong môn TNXH lớp 3.

Từ đó cho thấy sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT đặc biệt là phần mềm Violet vào thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn này chúng tôi đã đề ra các nguyên tắc, quy trình và các bước để thiết kế bài tập TNKQ vào trong dạy học môn TNXH lớp 3 dựa trên phần mềm Violet.

22

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 DỰA VÀO PHẦN MỀM VIOLET

2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Violet mềm Violet

Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: Đúng/Sai, Một đáp án đúng, Nhiều đáp án đúngCâu hỏi ghép đôi. Ngoài ra, Violet còn tạo ra một số dạng bài tập khác như ô chữ, kéo thả chữ, điền khuyết hay ẩn/hiện chữ. Để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Violet cần chú ý một số nguyên tắc sau:

2.1.1. Đảm bảo các đặc trưng của từng loại trắc nghiệm khách quan

Mỗi loại trắc nghiệm khách quan sẽ có những đặc trưng cơ bản khác nhau. Đều đảm bảo các chức năng cơ bản về thông tin và yêu cầu của bài tập.

 Với bài tập đúng/sai

- Đảm bảo tính đúng sai là chắc chắn. - Mỗi câu chỉ diễn tả một ý độc nhất.

- Tránh dùng các từ tất cả, không bao giờ, không một ai, đôi khi... - Không nên bố trí câu sai bằng câu đúng, không sắp đặt có tính chu kỳ. - Không nên trích nguyên văn câu trong sách giáo khoa.

Ví dụ 1: Nếu đúng điền Đ hoặc sai điền S vào ô  vào các câu sau:

 Nhãn là loại cây thân thảo

 Bí đỏ là loại cây thân thảo

 Dưa chuột là loại cây thân thảo

 Lúa là loại cây thân gỗ (cứng)  Với bài tập một đáp án đúng

- Kiểu bài tập trắc nghiệm chỉ có 1 đáp án đúng cần lưu ý độ chính xác của đáp án, các đáp án cần có sự tương đồng gần với đáp án đúng.

23

Ví dụ 2: Chọn phương án đúng nhất cho bài tập sau: Cây có chức năng:

 Hô hấp  Thoát hơi nước  Quang hợp  Cả 3 ý trên  Với bài tập nhiều đáp án đúng

- Phần gốc là một câu hỏi, một câu bỏ lửng hoặc là một đoạn bổ sung phần gốc trở nên đủ nghĩa.

- Phần lựa chọn có từ 3-5 câu.

- Độ dài trong các phương án cho sẵn đều gần bằng nhau. Ví dụ 3: Họa mi là loài chim có:

 Có mỏ cứng  Có 2 mắt

 Có lông vũ bao phủ  Có nhiều chân  Với bài tập ghép đôi

- Thông tin nêu ra không quá dài, nên thuộc cùng một kiến thức liên quan.

- Cột câu hỏi và trả lời không nên bằng nhau.

- Tất cả các phần tử cùng một danh sách nên nằm cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn.

- Có thể dùng hình vẽ để tăng sự thích thú, thay đổi dạng câu hỏi. Ví dụ 4: Nối cột A với cột B sao cho đúng đặc điểm, tác dụng của mỗi cây

Thể hiện đúng các mùa ở hai cực: Bắc bán cầu

A

Nam bán cầu B Mùa xuân Mùa thu

Mùa hạ Mùa đông

Mùa thu Mùa xuân

24

2.1.2. Đảm bảo các đặc trưng của môn TNXH lớp 3

Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng có những đặc trưng riêng so với các môn học khác. Môn học này có tính tích hợp nhiều kiến thức của nhiều lĩnh vực nên khi xây dựng bài tập trắc nghiệm phải tổng hợp nhiều kiến thức phù hợp với nội dung bài học. Môn học này mang tích chất đồng tâm và phát triển nên khi xây dựng bài tập trắc nghiệm, giáo viên phải thiết kế bài tập với mức độ từ đơn giản đến phức tạp, mang tính khái quát dần để phát triển tư duy cho trẻ. Đặc biệt, phải phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục nên khi xây dựng bài tập TNKQ cần chú ý để phát huy cao độ tính độc lập, tự giác, tích cực của học sinh.

2.1.3. Phù hợp các tính năng của phần mềm Violet

Với tính năng để xây dựng thiết kế bài giảng Violet giúp giáo viên thiết kế nhanh chóng và hiệu quả các bài dạy có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác… rất phù hợp với học sinh. Đặc biệt, Violet còn giúp cho giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng cho việc kiểm tra kiến thức học sinh hoặc học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình, từ đó giáo viên và học sinh điều chỉnh phương pháp dạy và học.

2.1.4. Phù hợp với các đặc điểm của học sinh tiểu học

Tri giác của học sinh vẫn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. Tư duy của trẻ là tư duy cụ thể, thiên về hình thức. Tưởng tượng còn tản mạn, ít tổ chức. Sự tập trung chú ý còn kém, khả năng phân tích chưa cao. Vì vậy, hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức của các em. Bài tập đưa ra cũng không quá dễ cũng không quá khó. Các câu hỏi đưa ra phải kích thích trí tò mò, tư duy sáng tạo của các em. Ứng dụng phần mềm vào dạy học phải tạo hứng thú học tập cho học sinh cùng với những hình ảnh, màu sắc phong phú.

2.1.5. Phù hợp với định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá ở tiểu học

Hướng tới kiểm tra, đánh giá một cách khách quan và công bằng về kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được thường xuyên hay cả

25

quá trình của học sinh mà tốn kém ít thời gian. Đổi mới PPDH phù hợp với từng thời điểm sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.

2.2. Quy trình thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Violet Violet

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung thông tin cần kiểm tra

Để xây dưng hệ thống bài tập trước hết chúng ta phải xác định được mục tiêu cần đạt của bài bao gồm: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và xác định được nội dung của bài dạy.

Bước 2: Lựa chọn loại trắc nghiệm khách quan phù hợp từng nội dung

Tùy theo nội dung c ủa từng bài học cụ thể và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn loại câu hỏi, như câu hỏi có nội dung định tính, định luợng, câu hỏi có nội dung hiểu , biết, vận dụng. Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó phù hợp với yêu cầu đánh giá và trình độ nhận thức của học sinh.

Hệ thống bài tập phải luôn bám sát với nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt của học sinh khi học xong chương trình.

Mỗi bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong từng bài dạy, trong cả chương trình.

Bước 3: Soạn thảo bài tập trắc nghiệm khách quan (trên giấy,..)

Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung của bài học, lựa chọn được nội dung cần kiểm tra phù hợp từng loại trắc nghiệm ta phác thảo câu hỏi bài tập trên giấy. Một bài trắc nghiệm bao gồm tên bài trắc nghiệm, mục đích cơ bản của bài trắc nghiệm, những khía cạnh nội dung chương trình mà bài trắc nghiệm bao hàm và chỉ dẫn cho học sinh cách làm bài.

26

Bước 4: Xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Violet

Sau khi soạn thảo bài tập trắc nghiệm khách quan chúng ta tiến hành vận dụng các bước để xây dựng bài tập trắc nghiệm trên phần mềm Violet.

Thông thường để xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan bằng phần mềm Violet ta áp dụng theo 4 thao tác:

Thao tác 1. Nhập chủ đề, mục, tiêu đề màn hình Thao tác 2. Nhập mẫu bài tập trắc nghiệm Thao tác 3. Chỉnh sửa

Thao tác 4. Hoàn thiện

Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và đóng gói phần mềm

Sau khi thiết kế bài tập trên phần mềm Violet ta tiến hành kiểm tra, điều chỉnh lại các dạng bài tập sau đó tiến hành đóng gói để lưu bài tập, tên thư mục.

2.3. Các bƣớc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Violet Violet

Chúng tôi sẽ giới thiệu các bước xây dựng câu hỏi trên phần mềm Violet bằng một ví dụ cụ thể trong bài 46. Khả năng kì diệu của lá cây - môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

27

Để làm được 4 câu hỏi trên, các bạn tiến hành theo trình tự sau:  Đối với câu 1 (dạng câu hỏi đúng/sai)

Bước 1. Nhập chủ đề, mục, tiêu đề màn hình

1/ Kích vào biểu tượng Violet; 2/ kích vào dấu + (thêm đề mục); 3/ nhập dữ liệu trong phần đề mục; 4/ kích vào “Tiếp tục”.

28

Bước 2. Nhập mẫu bài tập trắc nghiệm

1/ Kích vào “công cụ”, chọn “Bài tập trắc nghiệm”; 2/ Chọn kiểu “Đúng/Sai”; 3/ Nhập dữ liệu (dấu + là thêm phương án, dấu - là bỏ bớt phương án; phương án nào đúng thì đánh dấu √ vào ô kết quả); 4/ Kích

29

Bước 3. Chỉnh sửa

- Nếu đã hài lòng với nội dung thì kích vào “Đồng ý”; Nếu chưa hài lòng thì kích 2 lần vào giữa trang sẽ quay trở lại bước 2 (phần nhập mẫu câu trắc nghiệm) để chỉnh sửa.

- Đưa kí hiệu bàn tay vào ô vuông giữa trang, kéo lên xuống để chỉnh độ to nhỏ của hình ảnh, hoặc xê dịch lên xuống trái phải tùy ý tưởng.

Bước 4. Hoàn thiện

- Kiểm tra kết quả Câu 1; Nếu chưa hài lòng thì kích 2 lần vào “Câu 1” ở cột bên trái sẽ hiện lại phần nhập đề mục, nếu chỉnh sửa xong thì kích vào “Đồng ý”, hoặc nếu muốn làm tiếp thì kích “Tiếp tục” sẽ hiện lại trang chỉnh sửa, kích 2 lần vào giữa trang sẽ hiện ra trang nhập mẫu câu trắc nghiệm để chỉnh sửa.

Đối với câu 2. Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (một đáp án đúng)

Bước 1. Nhập chủ đề, mục, tiêu đề màn hình (thực hiện tương tự câu 1)

30

1/ Kích vào “Công cụ”, chọn “Bài tập trắc nghiệm”; 2/ Chọn kiểu “ Một đáp án đúng”; 3/ Nhập dữ liệu, đánh dấu √ vào ô kết quả của phương án đúng; 4/ Kích vào “Đồng ý”.

Bước 3. Chỉnh sửa (thực hiện tương tự câu 1)

Bước 4. Hoàn thiện (thực hiện tương tự câu 1)

Đối với câu 3 (dạng câu ghép đôi)

Bước 1. Nhập chủ đề, mục, tiêu đề màn hình (thực hiện tương tự câu 1)

Bước 2. Nhập Ảnh

1/ Kích vào “Ảnh phim”; 2/ kích vào “...” và chọn hình ở thư mục của bạn; 3/ kích “ đồng ý”.

31 Đưa kí hiệu bàn tay vào ô

vuông giữa trang, kéo lên xuống để chỉnh độ to nhỏ của hình ảnh, hoặc xê dịch lên xuống trái phải tùy ý tưởng.

Bước 3. Nhập văn bản

- Kích vào văn bản và nhập dữ liệu - Kích vào mũi tên để chọn màu chữ

- Làm tương tự để hoàn thiện hình ảnh và chú thích

Bước 4. Nhập mẫu bài tập trắc nghiệm

1/ Kích vào “Công cụ”, chọn “Bài tập trắc nghiệm”; 2/ Chọn kiểu “Ghép đôi”; 3/ Nhập dữ liệu, phương án và kết quả tương ứng ; 4/ Kích vào “Đồng ý”.

Bước 5. Chỉnh sửa

(thực hiện tương tự câu 1)

Bước 6. Hoàn thiện

32

Đối với câu 4 (dạng câu hỏi điền khuyết, kiểu kéo thả chữ)

Bước 1. Nhập chủ đề, mục, tiêu đề màn hình (thực hiện như câu 1)

Bước 2. Nhập Ảnh

1/ Kích vào “ảnh phim”; 2/ Kích vào “...” và chọn hình ở thư mục của bạn; làm lần lượt 4 hình; 3/ Kích vào “ Văn bản” để chú thích.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 (Trang 25 -25 )

×