Các giải pháp chính sách của WB

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô sự hình thành và phát triển ngân hàng thế giới và ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 33)

Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Với Mục tiêu đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển. Vì vậy mà các chính sách phát triển World Bank đều vì mục tiêu phát triển bền vững.

WB với 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA), Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD), Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); và Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID) có những chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn; hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn; giúp các nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “ rủi ro phi thị trường”; bằng cách cung cấp phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của các nước, để thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng tăng.

WB cũng thực hiện những chính sách hỗ trợ, đầu tư hàng tỉ đô la cho nhiều chương trình xã hội mang tầm quốc tế: như chương trình phòng chống AIDS cho các nước châu Á, châu Phi,.. bảo vệ sức khỏe của hàng triệu người; các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình; đầu tư phát triển giáo dục, hỗ trợ các cơ sở trường học, nâng cao chất lượng dạy học cho nhiều quốc gia; bảo vệ môi trường, đầu tư vào công nghệ xanh,.. nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế bền vững.

Nhận thấy rằng sự ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh con người là tiền đề để phát triển bền vững. Những cuộc xung đột bạo lực trong hoặc giữa các quốc gia, gây nên những hậu quả nặng nề làm mất mát của cuộc sống và hủy hoại tài sản, làm tan rã xã hội và kinh tế, và đảo ngược lợi ích của việc phát triển, do đó ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ cốt lõi của Ngân hàng trong xóa đói giảm nghèo. Để chuẩn bị để hỗ trợ kịp thời trong các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột bạo lực, Ngân hàng

hoạt động, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, trong quan hệ đối tác chặt chẽ với cơ quan song phương và đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc. Các ngân hàng thực hiện công tác phân tích trong khu vực xung đột để có những chính sách hỗ trợ phù hợp.

Đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính điển hình là sự suy giảm mạnh thanh khoản đô la Mỹ của các quỹ trên thế giới năm 2007, NHTW các nước đã hợp tác chặt chẽ và phối hợp cùng hành động. Sự phối hợp đầu tiên giữa các NHTW là việc song song thực hiện chính sách giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế, nhờ đó mà giảm thiểu được tác động của khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô sự hình thành và phát triển ngân hàng thế giới và ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w