Thanh tra ngân hàng

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô sự hình thành và phát triển ngân hàng thế giới và ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31)

Định nghĩa: thanh tra ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lí NN về NH. Do đó hoat động của thanh tra NH có đặc điểm của thanh tra NN

Đặc điểm:

+ Mang tính quyền lực NN, do đó cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện + Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lí NN về NH.

- Quan hệ giữa thanh tra và thanh tra NN tuân theo những quy định của pháp luật về thanh tra.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 4.1 Giải pháp cho WB

4.1.1 Các giải pháp chính sách của WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Với Mục tiêu đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển. Vì vậy mà các chính sách phát triển World Bank đều vì mục tiêu phát triển bền vững.

WB với 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA), Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD), Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); và Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID) có những chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn; hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn; giúp các nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “ rủi ro phi thị trường”; bằng cách cung cấp phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của các nước, để thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng tăng.

WB cũng thực hiện những chính sách hỗ trợ, đầu tư hàng tỉ đô la cho nhiều chương trình xã hội mang tầm quốc tế: như chương trình phòng chống AIDS cho các nước châu Á, châu Phi,.. bảo vệ sức khỏe của hàng triệu người; các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình; đầu tư phát triển giáo dục, hỗ trợ các cơ sở trường học, nâng cao chất lượng dạy học cho nhiều quốc gia; bảo vệ môi trường, đầu tư vào công nghệ xanh,.. nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế bền vững.

Nhận thấy rằng sự ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh con người là tiền đề để phát triển bền vững. Những cuộc xung đột bạo lực trong hoặc giữa các quốc gia, gây nên những hậu quả nặng nề làm mất mát của cuộc sống và hủy hoại tài sản, làm tan rã xã hội và kinh tế, và đảo ngược lợi ích của việc phát triển, do đó ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ cốt lõi của Ngân hàng trong xóa đói giảm nghèo. Để chuẩn bị để hỗ trợ kịp thời trong các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột bạo lực, Ngân hàng

hoạt động, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, trong quan hệ đối tác chặt chẽ với cơ quan song phương và đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc. Các ngân hàng thực hiện công tác phân tích trong khu vực xung đột để có những chính sách hỗ trợ phù hợp.

Đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính điển hình là sự suy giảm mạnh thanh khoản đô la Mỹ của các quỹ trên thế giới năm 2007, NHTW các nước đã hợp tác chặt chẽ và phối hợp cùng hành động. Sự phối hợp đầu tiên giữa các NHTW là việc song song thực hiện chính sách giảm lãi suất nhằm thúc đẩy nền kinh tế, nhờ đó mà giảm thiểu được tác động của khủng hoảng.

4.1.2 Kiến nghị

World bank (WB) là sự liên kết của nhiều ngân hàng trên của nhiều quốc gia với nguồn tài chính mạnh, nên một khi hệ thống ngân hàng thế giới xảy ra khủng hoảng sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các quốc gia gay hậu quả nặng nề, vì vậy WB cần phải có sự thống nhất trong công tác tổ chức và quản lý. Cần đào tạo thêm nhiều cán bộ chuyên môn có năng lực ở khắp các quốc gia, giám sát hoạt động của các ngân hàng trung ương tại các quốc gia. Có sự hợp lý thống nhất các quy định về lãi xuất, tránh xảy ra vụ việc bê bối liên quan đến thao túng lãi suất Libor, tạo sự khủng hoảng tài chính.

Công tác tổ chức các hoạt động vì cộng đồng quốc tế phải thực sự hiệu quả với nguồn chi phí bỏ ra. Tránh việc đầu tư tài trợ một cách bộc phát, và những hành động lợi dụng làm lợi cho cá nhân. Vì vậy tổ chức tài chính các quỹ tài chợ nên rõ ràng hợp lý.

Việc mở rộng dòng chảy của nguồn vốn phải phải phù hợp tăng trưởng trong hoạt động kinh tế. Các tổ chức tài chính cần có sự cân nhắc trong hoạt động mở rộng kinh doanh của mình tránh những rủi ro thanh khoản do không phù hợp thời hạn thanh toán giữa nguồn vốn huy động và đầu tư dài hạn của ngân hàng.

Cho vay đầu tư, tín dụng và tài trợ cung cấp tài chính cho một loạt các hoạt động nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội cần thiết để giảm nghèo và tạo sự phát triển bền vững. Trong hai thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư, trung bình, chiếm 75 đến 80% danh mục đầu tư của Ngân hàng. Vì vậy cần đơn giản hóa các chính sách và thủ tục cho vay của Ngân hàng Đầu tư, cải tiến theo phương pháp hiện đại hơn và thân thiện với người sử dụng.

Để tăng khả năng tiếp cận thông tin và tối đa hóa khả năng phổ biến rộng rãi các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cần có một tổ chức hệ thống thông tin của các quốc gia trên thế giới thể hiện trên nhiều ngôn ngữ của các quốc gia để dễ dàng tìm hiểu những quy định, luật lệ, những đổi mới trong các phương pháp...

WB cần nỗ lực hơn nữa liên kết với nhiều khối quốc gia trong khu vực, hỗ trợ đầu tư cho các nước đang phát triển, giúp đỡ các quốc gia còn tình trạng đói nghèo,

hợp tác hoạt động thống nhất đoàn kết các liên minh, góp phần thúc đảy sự phát triển bền vững.

4.2 Giải pháp cho SBV

 Biện pháp xử lý khó khăn của ngân hàng Việt Nam:

- Xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động vốn

- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý khối lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt có các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, giải tỏa vốn vay ngân hàng tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.

- Khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện cho các khách hàng lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, với thời gian phù hợp.

- Cơ quan quản lý cũng cần hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo, giải thể, sáp nhập, mua bán các công ty, doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh

- Chính phủ cần có chính sách kích cầu tiêu dùng để khuyến khuyến người dân dùng hàng nội trên cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thu hồi được vốn tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh…

 Chính sách phát triển:

Thứ nhất, điều hành lượng tiền cung ứng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thị trường và chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ hai, theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, đảm bảo tăng trưởng tín dụng nhưng đi đôi với an toàn hệ thống và từng TCTD.

Thứ ba, theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp theo các ngành kinh tế để đề xuất kịp thời các giải pháp về tiền tệ, tín dụng phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ. Có giải pháp hợp lý xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và ngân hàng tạo thêm thanh khoản cho nền kinh tế.

Thứ tư, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường ngoại tệ, phân tích, dự báo thanh khoản thị trường để chủ động điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với các cân đối vĩ mô, đảm bảo thực hiện được mục tiêu ổn định giá trị của VND.

Cùng với các giải pháp trên, từ nay đến cuối năm 2012, NHNN cũng sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất. Đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn... hệ thống ngân hàng đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và

duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý khai quyết liệt, rủi ro hệ thống từng bước được kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn.

 Thực trạng và giải pháp:

Tuy nhiên, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới vẫn còn những khó khăn, thách thức cần được tiếp tục quan tâm xử lý, như lạm phát mặc dù đã được kiềm chế ở mức thấp nhưng vẫn có nguy cơ tăng trở lại hoạt động sản xuất - kinh doanh đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khó khăn do sức cầu trong và ngoài nước yêu, hàng tồn kho còn ở mức cao, tăng trưởng tín dụng ngân hàng thấp, nợ xấu ngân hàng ở mức cao. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với tái cơ cấu kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội cần thực hiện

1. Hệ thống ngân hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng

2. Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các trọng tâm sau:

- Hoàn thành việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình - Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và các tổ chức tín dụng đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu ngoại tệ, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Tích cực, chủ động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về lãi suất; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí và phân phối lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.

- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ và các giải pháp:

- Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần thực hiện điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Theo dõi và có ý kiến về phương án phân phối cổ tức, lợi nhuận - Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để thiết lập mạng lưới được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn.

- Nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về biện pháp quản lý hoạt động, mạng lưới tổ chức tín dụng và sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để doanh nghiệp và người dân hiểu, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng là một cấu phần đặc biệt của nền kinh tế với vai trò thể hiện ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Sự hình thành các hệ thống ngân hàng trên thế giới là điều tất yếu khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, những nhu cầu dịch vụ tiền tệ, đổi tiền, vay tiền,… ngày một tăng cao. Bên cạnh đó sự hình thành hệ thống ngân hàng thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, với mục tiêu chính của là giảm thiểu đói nghèo, đã góp phần ổn định nền kinh tế thế giới, tằng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế,…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có vai trò ngân hàng trung ương - điều hành kinh tế vĩ mô qua thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và quản lý hoạt động tổng thể của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Ở cấp độ vi mô, các TCTD là các tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ và hoạt động sinh lời. Từ năm 2007- khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu đến nay, và đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008- 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cho thấy những bước phát triển vượt bậc cả ở hai cấp độ, thể hiện trên

Một phần của tài liệu Kinh tế vĩ mô sự hình thành và phát triển ngân hàng thế giới và ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w