4.1 Hoàn thiện khung pháp lý về sáp nhập
Hiện nay, hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể, các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập, mua lại phải nghiên cứu luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh nhưng nội dung về sáp nhập mua lại trong những luật này còn quá sơ sài. Do đó để thúc đẩy hoạt động sáp nhập tạiViệt Nam, nhà nước cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về sáp nhập trong thời gian tới. Một số giải pháp cụ thể:
Nhà nước cần rà soát các quy định trong Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư để thống nhất và ban hành Nghị định về sáp nhập, mua lại trong đó quy định, hướng dẫn cụ thể quy trình sáp nhập, mua lại như thế nào, quy định về các chế độ thuế, cách hạch toán sổ sách... Khung pháp lý về sáp nhập cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.
Luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp sáp nhập, mua lại có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế trên 50% thị trường liên quan nhưng lại không quy định thị trường liên quan được tính như thế nào, do đó nhà nước cần quy định cụ thể cách tính thị trường liên quan, tránh trường hợp các ngân hàng sử dụng cách tính có lợi gây nên tình trạng độc quyền.
4.2 Cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động sáp nhập, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát hay không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Bởi vì, cũng như các thị trường khác, thị trường sáp nhập hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ sáp nhập lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, sáp nhập có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát của nhà nước để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.
4.3 Cần khuyến khích đào tạo các nhà tư vấn sáp nhập chuyên nghiệp:Thị trường sáp nhập các tổ chức tín dụng là một thị trường cần sự tham gia, tư Thị trường sáp nhập các tổ chức tín dụng là một thị trường cần sự tham gia, tư vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, kế toán, thương hiệu... Do đó cần phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tư vấn, môi giới chuyên nghiệp, có như vậy thị trường sáp nhập Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch sáp nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có thể cho phép các trường đại học về kinh tế, tài chính mở chuyên ngành đào tạo về M&A, bước đầu có thể đầu tư thuê chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
Trên thực tế các chuyên gia của từng lĩnh vực có thể cùng tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể môi giới, tư vấn sáp nhập để khai thác thế mạnh của từng chuyên gia. Từ đó có thể hình thành các công ty tư vấn sáp nhập và các chuyên gia tư vấn sáp nhập của Việt Nam một cách chuyên nghiệp, đó là những nhà cung cấp dịch vụ sáp nhập từ A tới Z các khâu: dự báo, tìm kiếm và thăm dò đối tác; thẩm định pháp lý, tài chính; thiết lập hợp đồng sáp nhập trong từng trường hợp cụ thể; thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau sáp nhập; vấn đề cần giải quyết sau sáp nhập nhất là ngân hàng đòi hỏi công ty tư vấn, chuyên gia tư vấn sáp nhập phải là những công ty, chuyên gia hàng đầu về tài chính, ngân hàng và pháp luật, có kinh nghiệm thực tế.
4.4 Xây dựng quy trình thực hiện sáp nhập tại Việt Nam
Mục đích của việc xây dựng quy trình này là nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình thực hiện sáp nhập, từ đó giúp các ngân hàng, doanh nghiệp thành công trong hoạt động sáp nhập.