Tập trung nguồn lực, mở rộng, phát triển mạng lưới nhanh chóng, cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm

Một phần của tài liệu BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRƯỚC CỘT MỐC 31/12/2010 (Trang 28)

thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động

Thông qua sáp nhập các ngân hàng có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xưởng), chi phí nhân công, hậu cần, phân phối. Các ngân hàng còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, bán chéo sản phẩm hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị. Ngoài ra, còn có trường hợp ngân hàng thực hiện sáp nhập với một công ty đang thua lỗ nhằm mục đích trốn thuế cho phần lợi nhuận của bản thân hay khi vay nợ để mua lại công ty mục tiêu, ngân hàng sáp nhập được hưởng lá chắn thuế, có trường hợp các ngân hàng thực hiện sáp nhập để đạt được thị phần khống chế nhằm áp đạt giá cho thị trường.

b. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị

Thông qua việc thực hiện sáp nhập các ngân hàng có thể hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thị trường của mình. Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm ngoài việc giảm thiểu được rủi ro, ngân hàng còn có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với một chu trình khép kín, đa dạng hóa sẽ giữ chân được khách hàng vì làm tăng tiện ích cho khách hàng.

Một phần của tài liệu BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRƯỚC CỘT MỐC 31/12/2010 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w