2. ỉ ì Thê thơ và nhịp điệu
2.2.2. Ngôn ngữ thơ
Đe tránh sự trùng lặp bởi vì đối với Thế giới thực vật, những hình ảnh sẽ làm nên vẻ đẹp của hoa lá, cỏ cây, trong phần nội dung chúng tôi đã trình bày khá kĩ. Phần này, để tránh sự trùng lặp, chúng tôi không trình bày phần hình ảnh, chỉ đi vào khai thác vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ.
2.2.2.1. Nghệ thuật sử dụng các từ loại linh hoạt
Đặc điểm chung của ngôn ngữ thơ ca viết cho thiếu nhi là giản dị dễ hiểu. Những sáng tác trong Tuyên tập luận văn khảo sát cũng có tính bình dị, gần gũi với các em. Tuy vậy, để làm tròn chức năng miêu tả thế giới hoa trái, cỏ cây nên ngôn ngữ thơ có phần “lộng lẫy” hơn những sáng tác của đề tài khác. Đặc biệt, khi nhà thơ sử dụng các từ loại linh h o ạ t. Đó là các danh từ (DT), tính từ (TT), động từ (ĐT), chỉ định từ (CĐT), phó từ (PT).
Thường trong một dòng thơ sẽ có một danh từ hay một động từ kết họp với một tính từ. Chẳng hạn ở bài Hoa bướm (Nguyễn Đình Kiên):
Xòe cánh bướm ĐT+DT
Hoa chực bay DT+PT+ĐT
Re là dây DT+ỉà+DT
Lôi hoa lại ĐT+DT
Thò tay hái ĐT+DT+ĐT
Bông hoa xinh DT+TT
Bé giật mình DT+ĐT+DT
Kìa cánh bưóm CĐT+DT
(Hoa bướm - Nguyễn Đình Kiên)
Ví dụ 2, bài thơ Hoa mơ của Ngô Quân Miện cũng có cách viết như vậy:
Gốc mơ già DT+TT Hoa nở trắng DT+ĐT+TT Con gà vàng DT+TT Nam sưởi nắng. ĐT+DT Cơn giỏ đến DT+ĐT Rung cành cây ĐT+DT
Hoa bay bay DT+TT
Trận mưa trắng. DT+TT
{Hoa mơ - Ngô Quân Miện)
Qua hai ví dụ trên ta thấy dù chỉ là thể 3 chữ, nhưng mỗi dòng thơ, tác giả luôn thay đổi sự kết hợp các từ loại linh h o ạ t. Các danh từ dùng đế gọi tên các loài hoa, loài cây hay con vật, hiện tượng thiên nhiên: Hoa, gốc mơ, con gà, gió, nắng, mưa. Các danh từ, cũng được dùng để chỉ ra những bộ phận cấu tạo làm nên các loài hoa, cây, con ấy: Rễ (cây), gốc (cây), cành (cây)...Còn các tính từ được sử dụng vô cùng hiệu quả. Nó khiến thế giới thực vật hiện lên rực rỡ. Các động từ lại khiến thế giới hoa lá cỏ cây được miêu tả sống động, chúng giao hòa với xung quanh. Các tính từ chỉ màu sắc và vẻ đẹp xinh
xắn của hoa lá xuất hiện nhiều ở cuối các dòng thơ: trắng, vàng, tím tím, vàng vàng, xanh, đỏ, đẹp, nho nhỏ, xinh xinh.
Đây là đặc điểm miêu tả khá rõ của thơ ca khi khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên trong những sáng tác của các em. Đồng thời cách miêu tả ấy các em nhận biết được những loài hoa trái cây cối xung quanh. Bài Hoa kết trải
(Thu Hà) là dẫn dụ vô cùng tiêu biểu. Trước mắt ta hiện ra nhiều loài hoa, đủ sắc màu các tính từ màu sắc được sử dụng ở cuối mỗi dòng thơ sau các danh từ:
Hoa cà tím tím DT+TT
Hoa mưó’p vàng vàng DT+TT
Hoa lựu chói chang DT+TT
Đỏ như đốm lửa DT+TT
Hoa vừng nho nhỏ DT+TT
Hoa đo xinh xinh DT+TT
Hoa mận trang tinh DT+TT
(Hoa kết trải - Thu Hà)
Bài thơ Chanh của tác giả Phạm Hổ đã sử dụng nhiều từ “Chanh” để toát ra sự phong phú của quả chanh:
Chanh non sờn vỏ Chanh già láng vỏ Chanh cốm thơm quả Múi chanh chấm muối Mắt cười long lanh.
(Chanh - Phạm Hổ)
Ngoài ra chủ đề về Thế giới thực vật trong Tuyển tập, các tác giả cũng
sử dụng khả nhiều các từ lảy để nói lên giá trị biểu cảm của bài thơ như: Các từ tím tím, chói chang, xinh xinh, nho nhỏ, vàng vàng, rung rinh (Hoa kết trải
-Thu Hà), các từ thoang thoảng, êm đềm, long lanh (Hồ sen -Nhược Thủy), các từ loắt choắt, chúm chím, lay láy (Na -Phạm Hổ). Ví dụ bài Na (Phạm
Hổ), tác giả sử dụng từ láy để nói lên đặc điểm của quả na với những chi tiết đặc biệt, sinh động:
Múi loắt choắt Môi chúm chím Đen lay láy.
(Na - Phạm Hổ)
2.2.22. Các biện pháp nghệ thuật
Các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,...trong thơ ca nhằm thế hiện rõ ý đồ của mình cũng như làm cho câu văn thêm hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu hơn với người đọc. Sau đây luận văn phân tích giá trị nghệ thuật một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu:
al Biện pháp điệp tùy điệp ngữ
Điệp là biện pháp tu từ lặp một vài yếu tố ở đầu câu hoặc cuối trong một số câu liên tiếp.Tác giả Thu Hà sử dụng biện pháp tu từ điệp trong bài thơ
Hoa kết trải, từ hoa được điệp bảy lần. Đây là biện pháp liệt kê đế chỉ sự phong phú các loài hoa. Cùng lúc, điệp từ hoa lại kết họp với biện pháp miêu tả của tác giả thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa khác nhau. Điệp từ hoa còn được kết hợp với hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh...) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh) để làm cho mảnh vườn thêm sinh động:
Hoa cà tím tím
Hoa mướp vàng vàng Hoa lưu chói chang Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mân trắng tinh Hoa yêu mọi người
Ở bài thơ Bắp cải xanh (Phạm Hổ), với việc sử dụng biện pháp tu từ lặp tác giả đã nói lên được màu sắc, hình dáng, đặc điểm của cây bắp cải.
Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp yòng tròn Búp cải non Nam ngủ giữa. (Bắp cải xanh - Phạm Hố)
Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn...
b/ Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
Đe biểu thị hình ảnh quả Dứa gần gũi trong mắt các em, tác giả Phạm Hổ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa nhằm tạo nên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú đậm nét hơn. Cây dứa, quả dứa vừa oai phong, vừa hùng dũng: Có “mũ vua”, có “áo giáp”, có “trăm con mắt”. Qua ngòi bút tác giả, quả dứa như một võ tướng trong huyền thoại:
Đầu xanh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề Dứa chỉn trưa hè Trên đồi đất đỏ Một quả sóc ăn
Thơm lùng trong gió...
Đe làm cho Cây x ấu Hổ gần gũi, dễ hiểu hon với các em, đồng thời bày tỏ được tâm tư, thái độ của mình một cách kín đáo, nhà thơ Thái Thăng Long đã sử dụng cả biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh:
Tay em khẽ chạm Vì hay nhút nhát
Lá cụp vào rồi Cây đứng một mình
Cây như có mắt Vì hay xấu ho
Phải không bạn ơi Suốt đời lặng thinh...
Mắt trong kẽ lả Tinh nghịch nhìn em Xỉn đừng xấu hố
Cây hãy làm quen
(Cây Xấu Hổ - Thái Thăng Long)
Hoa bướm là loài hoa được đặt tên theo đặc điểm của nó hao hao giống cánh loài bướm côn trùng. Bướm có đôi cánh mỏng manh, cánh hoa bướm cũng vậy. Chính vì thế nhà thơ Nguyễn Đình Kiên đã nhìn thấy cả hai hình ảnh Hoa Bướm và loài Bướm trong sự hiện hữu của loài hoa này. Nhà thơ thấy hoa như muốn bay lên, như cánh bướm vậy:
Xòe cánh bưóm Hoa chực bay Re là dây Lôi hoa lại. Thò tay hái Bông hoa xinh Bé giật mình, Kìa cánh bưỏm.
Đặc biệt, biện pháp nhân hóa còn tạo nên một hình ảnh rất hay giữa mối quan hệ “hoa mơ bay” với” trận mưa trắng”:
Gốc mơ già Hoa nở trắng Con gà vàng Nằm sưởi nắng. Con gió đến Rung cành cây Hoa bay bay Trận mưa trắng.
(Hoa Mơ - Ngô Quân Miện)
Dựa vào qui luật nở vào một thời điểm trong ngày của hoa mười giờ, tác giả Phạm Thái Quỳnh so sánh hoa như chiếc đồng hồ báo thời gian cho con người biết. Bài thơ đem lại cho trẻ có thêm sự hiểu biết để thấy giá trị của một bông hoa tuy nhỏ bé nhưng mang lại lợi ích đối với các em, nhờ mỗi khi hoa nở mà trẻ biết đó là mười giờ:
Có một loài hoa Không kim, không cót
Ngủ nhiều hơn thức Mà như đồng hồ
Mặt trời ỉên cao Hoa nở, bé g ọ i :
Hoa mới mở mắt. “Mẹ ơi, mười g iờ ”.
Mười giờ hoa nở Đủng giờ, hoa nở
Hương thoảng nơi nơi Là hoa đồng hồ
Cánh rung rinh nang Đỏ như mặt trời.
(Hoa đồng hồ - Vương Trọng)
Một cái cây thô sơ, tầm thường, nhưng đã được tác giả Thy Ngọc nhân hóa hóa thành cái cây có tâm hồn thân tình. Cây có ngàn mắt, có trăm cành
cây thích giao hòa, có tâm hồn rộng mở để “đón gió”, để sẻ chia bầu bạn cùng bầu trời kia:
Cây có ngàn mắt lả Sao hôm bao giờ mọc
Mắt nào cũng tươi xanh Cũng đùa nấp sau cây
Cây có trăm tay cành Bé có cuốn sách hay
Thích dang tay đón gió Ngồi bền cây đọc mãi...
Tâm hồn cây rất ngỏ Chìm thường đến tâm tình. Sương đêm gặp bình minh Hay trao cây chuỗi ngọc...
(Cây - Thy Ngọc)
Trong bài thơ Hoa mào gà, tác giả đã sử dụng cả dấu chấm than, dấu hỏi, cả lời gọi tha thiết để loài hoa, loài vật gần gũi nhau hơn, từ “ơ i”, giống như ngôn ngữ nói để tạo ra sự gần gũi giữa các sự vật:
Một hôm chủ gà trắng Lang thang trong vườn hoa Đen bên hoa mào gà
Ngơ ngác nhìn không chớp.
Bông gà kêu hoảng hốt: - Lạ thật ỉ Các bạn ơi /
Ai lầy mào của tôi Cắm lên cây này thế?
(Hoa mào gà - Thanh Hào)
Ngoài các biện pháp tu từ, các tác giả khác trong Tuyến tập tạo nên biện pháp đối thoại giữa các nhân vật, nhằm dựng lên một không gian trò truyện trong thơ. Nó vừa thế hiện những nét ngây thơ của trẻ con, vừa đề cập đến
những thắc mắc thường có ở các em để mở ra trước mắt các em những điều kỳ lạ. Đó là cuộc đối thoại giữa Ong và Bướm trong bài thơ Lòi chào của hoa (Võ Văn Trực). Ong thì giục và gọi hoa thức dậy, Hoa thì bừng tỉnh chào bạn:
Hoa còn ngái ngủ Hoa bừng mở m ắ t:
Ong đã đến rồi - Xin chào bạn ong ỉ
- Dậy mau đi chứ Hoa liền dâng mật
Kìa ông mặt trời ỉ Thom ngát cảnh rừng
{Lời chào của hoa - Võ Văn Trực)
Có khi đó là những câu hỏi mà không rõ chủ thể là ai. Tác giả đưa ra rồi lại tự trả lời cho các em nhỏ hiểu. Đó là câu hỏi vì sao quả dừa trên cao lại chứa đầy nước ngọt trong đó:
- Ai mang nước lên cây
Mà dừa kia cỏ nước? - Chắc mấy hôm trời mưa
Dừa đã lo hứng được /
- Nước mưa có ngọt đâu
Mà nước dừa lại ngọt? - Chắc dừa đi xin đường Bỏ vào bụng từ trước.
(Dừa - Phạm Hổ)
Với những biện pháp tu từ trên, các tác giả đã vừa diễn tả được những tình cảm, cảm xúc của mình bằng ánh mắt trẻ thơ vừa tạo một không gian gần gũi, đầy yêu thương của trẻ nhỏ, biến những thứ tưởng chừng như quá quen thuộc, tưởng như dễ quên thành thế giới có tâm hồn, có cảm xúc, thành những người bạn đang quý, đáng yêu của trẻ thơ.
2.3. Truyện kể
2.3.1. Dung lượng truyện
Đe phù hợp với tâm sinh lỷ và tư duy của trẻ mầm non, những sáng tác truyện kế hầu hết thường có dung lượng ngắn, vừa phải. Lời kế như thế khiến các em dễ nắm bắt nội dung truyện. Và dĩ nhiên, nội dung đó thấm dần dần vào tâm hồn trẻ thơ, tác dụng giáo dục các em sẽ có hiệu quả.
Qua việc khảo sát 12 truyện trong Tuyển tập, chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn nhất là truyện Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken- Nguyễn Huy Đàn dịch). Truyện này khoảng hơn 250 con chữ. Truyện dài nhất là truyện Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), Truyện này dài do đối thoại nhiều, truyện gần 2 trang sách, khoảng trên 500 con chữ. Những truyện còn lại có dung lượng 1 trang sách, tương đương khoảng từ hơn 300 đến gần 400 con chữ.
2.3.2. Kết cấu truyện
Ket cấu truyện được hiếu là sự sắp xếp gắn kết các sự kiện, các tình tiết, chi tiết trong mạch kế theo một trình tự nhất định nào đó nhằm diên tả trọn vẹn nội dung của truyện, nhằm làm rõ ỳ đồ nghệ thuật của nhà văn.
Có thể thấy, các truyện trong chủ đề thế giới thực vật chính là các sáng
tác đồng thoại dành cho con trẻ.
Vì viết và kể về thế giới thực vật dành cho trẻ mầm non, so với những chủ đề khác, mảng sáng tác này có cách diễn đạt khác hơn đôi chút. Neu như ở các chủ đề khác thường có kết thúc có hậu, thì nhiều truyện trong chủ đề này thường giải thích tên gọi một loài cây, loài hoa nào đó. Ví như vì sao gọi cây là cây thì là (Sự tích rau thì là - Nhược Thủy); Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken - Nguyễn Huy Đàn dịch). Và chúng tôi thấy, những truyện viết về thế giới thực vật cho thiếu nhi có mấy dạng cấu trúc sau đây:
Dạng thứ nhất, cũng mượn cách kế của cố tích: M ở đầu là khung thời
nào đỏ có tên gọi. Cách kể này có ở 5 truyện; Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi), Sự tích hạt thóc (Sưu Tầm), Hoa bìm bìm (Sưu Tầm), Sự tích một loài hoa (Phạm Đức -Phương Ly). Ví dụ truyện Hoa bìm bìm:
Ngày xưa , các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một hôm có một cô Tiên trên trời bay xuống, áo có có dải lụa màu xanh, đỏ , tím, vàng rất đẹp. Bên bờ dậu, Bìm Bìm cố vươn mình đê ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Một cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi: Bìm Bìm ơi ! cháu có thích màu áo của cô không? Bìm Bìm đáp: Cháu thích lắm, nhất là màu tím. Cô Tiên nói: Cô sẽ cho cháu mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà cháu thích. Nói xong cô tiên đưa cho Bìm Bìm bốn viên ngọc lóng lánh rồi bay đi mất. Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, Bìm Bìm liền tung viên ngọc màu vàng vào chùm nụ mưóp. Tức khắc, nụ mưóp nở ra một đám hoa vàng sáng rực cả góc vườn. Viên ngọc thứ hai màu đỏ, Bìm Bìm tặng cho bạn hoa mào gà. Ngay lập tức, những nụ hoa nở thành một chùm hoa hoa đỏ thắm rực rỡ. Viên ngọc màu xanh Bìm Bìm tặng cho những đám mây trắng và tung viên ngọc lên trời. Tức khắc, các đám mây trắng biến thành màu xanh trông thật đẹp. Còn lại viên ngọc màu tím, Bìm Bìm tung viên ngọc tím lên đầu mình. Tức khắc hoa Bìm Bìm chuyển thành màu tím dịu như áo cô tiên.Tất cả đều tấm tắc khen: “Áo Bìm Bìm đẹp quá !”.
Dạng thứ hai, mở đầu là đi thăng vào lý do vì sao loài cây, loài hoa nào
đó có đặc điêm như hiện nay ta thấy chủng và chỉ kế cỏ một sự kiện nào đó. Có
5 truyện kể theo hình thức này: Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga- ken - Nguyễn Huy Đàn dịch), Chuyện trong vườn (Thành Tuấn), Chủ đo con
(Viết Linh), Cây tùng con (N.Uây-lơ - Nguyễn Huy Đàn dịch), Bé hành đi
khám bệnh (Sưu Tầm). Ví dụ truyện Chủ đỗ con của tác giả Viết Linh:
Có một chú Đỗ con nằm ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy, chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti, xôm
xốp. Chọt có tiếng lộp độp bên ngoài. Ai đó, cô đây. Thì ra cô Mưa Xuân đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi: Ai đó. Tiếng thì thầm trả lời chú: “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình, Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo khoác ngoài. Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi: Ai đó? Ông là Mặt Trời đây, cháu dậy thôi, sáng lắm rồi. Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh