THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng là hoạt động Nhà nước giao cho Viện kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội tham nhũng. Cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động này là BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác liên quan đến tội tham nhũng. Cơ sở pháp lý càng hoàn thiện thì hoạt động THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng càng được đảm bảo.
33
BLHS là văn bản pháp luật duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Với nguyên tắc một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ phạm một tội mà BLHS quy định, nên khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đối chiếu với quy định của BLHS, nếu hành vi đó thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS thì mới tiến hành các hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. BLHS năm 1999 quy định 7 tội danh về tham nhũng, đây chính là cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Trước yêu cầu của tình hình mới, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS là yếu tố quan trọng hàng đầu về mặt cơ sở pháp lý cho hoạt động THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng.
Bộ luật TTHS là văn bản pháp luật quy định trình tự, thủ tục để truy cứu, áp dụng và thực thi TNHS đối với người phạm tội trên thực tế. BLTTHS năm 2003 được ban hành trên cơ sở kế thừa, phát triển BLTTHS năm 1988 và thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, nhằm kiện toàn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác điều tra, truy tố, xét xử án hình sự, bảo đảm và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong TTHS. Đây chính là cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát tiến hành hoạt động THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng.
Bên cạnh BLHS và BLTTHS, Nhà nước ta cũng đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật cán bộ, công chức. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS và BLTTHS của các cơ quan Tư pháp ở Trung ương. Tuy là văn bản dưới luật, nhưng những các văn bản này có vai trò quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng. Nhất là thực trạng hiện nay, BLHS và BLTTHS đang còn nhiều điều quy định chưa cụ thể, mang tính nguyên tắc chung rất khó thực hiện.
34