hoạt động của công ty tài chính còn chƣa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ
Tại Việt Nam, khung pháp lý quy định về quản trị công ty bao gồm Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006, Quyết định số 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Thông tư 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 đã tạo một bước tiến lớn thay đổi căn bản quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta, quy định cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành khung quản trị. Quyết định 12/2007/QĐ-BTC quy
45
định cụ thể về các khía cạnh quản trị doanh nghiệp mà các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ để đảm bảo doanh nghiệp có một bộ máy quản trị mạnh, minh bạch và độc lập, còn Quyết định 15/2007/QĐ- BTC quy định về việc thực hiện các quyền của cổ đông và nhà đầu tư trong công ty niêm yết. Thông tư 09/2010/TT-BTC mới ban hành để thay thế cho Thông tư 38/2007/TT-BTC quy định rõ nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của các công ty đại chúng.
Những văn bản pháp lý nêu trên đã bổ sung cho nhau và cùng đưa ra khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị công ty tại nước ta. Tuy nhiên khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam thực chất vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan vẫn đang trong quá trình xây dựng, nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và bộc lộ rõ những hạn chế. Phần lớn các quy định mới chỉ được xây dựng trên cơ sở về mặt nguyên tắc, nên không quy định cụ thể tất cả các tình huống có thể xảy ra và khó đánh giá được mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp.
Do khung pháp lý về quản trị công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ và đồng bộ, nên các công ty đại chúng như PVFC chỉ có thể đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty ở mức độ đảm bảo tuân thủ các quy định sẵn có của pháp luật. Nhiều vấn đề phát sinh trên thực tế trong hoạt động của PVFC đòi hỏi phải được giải quyết như vấn đề về sự tồn tại của thành viên HĐQT độc lập theo yêu cầu của Pháp luật Singapore để PVFC thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore, vấn đề xác định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc để làm cơ sở trả lương, trả thưởng...v.v. do không có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng không rõ ràng đã gây ra những khó khăn nhất định cho PVFC trong quá trình hoạt động của Tổng Công ty.
46
Về khung pháp lý cho hoạt động của Công ty Tài chính, có thể thấy hệ thống quản lý các tổ chức tín dụng được hình thành bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính…v.v. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện và hoạch định các chính sách tài chính tiền tệ vẫn chưa thực sự đồng bộ và còn nhiều lúng túng. Do đó, môi trường pháp lý về hoạt động của các công ty tài chính tại Việt Nam còn thiếu, chưa đồng bộ. Cũng như các công ty tài chính ở Việt Nam hiện nay, PVFC chịu sự điều chỉnh của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng và Nghị định 79/2002/NĐ-CP quy định về mô hình tổ chức và hoạt động của các Công ty Tài chính, Nghị định 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Đây được coi là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động của công ty tài chính nhưng những quy định này vẫn chưa đảm bảo cho hoạt động thực tế của các công ty tài chính như PVFC, nhiều quy định của NHNN điều chỉnh cơ chế và phạm vi hoạt động của Công ty tài chính như các quy định về huy động vốn, sử dụng vốn, về hoạt động ngoại hối, về đầu tư tài chính...v.v còn nhiều bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các Công ty Tài chính nói chung và hoạt động của PVFC nói riêng. Hơn nữa, mặc dù Công ty Tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có quy định về chức năng nhiệm vụ, hoạt động với đặc thù khác biệt so với các ngân hàng thương mại nhưng hiện nay Công ty tài chính vẫn đang áp dụng chung một khung pháp lý với các Ngân hàng thương mại.
Như vậy, do thiếu một khung pháp lý hoàn thiện về quản trị công ty cũng như cho hoạt động của công ty tài chính nên tổ chức và hoạt động của PVFC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo thực hiện trên thực tế các nguyên tắc quản trị công ty của PVFC.
47