Chế độ (c): công suất truyền qua lạ

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 1 đh bách khoa đà nẵng (Trang 74 - 75)

a. Nếu lúc bình thường công suất truyền qua lại bé, thì chức năng MBA là làm dự

trữ qua lại của cả hai hệ thống khi có sự cố trong bất kỳ hệ thống nào. Trong trường hợp này ta có thể đặt một MBA, mà công suất được chọn sao cho trong chế độ làm việc bình thường có thể tải được phụ tải cực đại mà không quá tải chút nào, khi có sự cố trong một hệ thống nào đó thì với khả năng quá tải sự cố cho phép MBA phải chuyển cho hệ thống công suất cần thiết trong tình trạng sự cố.

b. Nếu các MBA mà trong một phần của ngày chuyển một lượng công suất lớn từ hệ thống này sang hệ thống kia và phần còn lại của ngày thì truyền công suất ngược lại:

- Nếu dự trữ quay của cả hai hệ thống đều đủ ta chỉ cần đặt một MBA ,

chọn công suất định mức của máy biến áp theo điều kiện: Sba ≥ Sptmax (

với Sptmax là công suất cực đại truyền qua MBA). Khi máy biến áp sự cố thì bản thân từng hệ thống sẽ huy động dự trữ để cấp cho phụ tải của hệ thống đó.

- Nếu trong một hệ thống không đủ dự trữ quay thì bắt buộc phải đặt hai

MBA , chọn công suất theo điều kiện: 2. Sđmba≥ Sptmax .

Khi sự cố một MBA thì MBA còn lại với khả năng quá tải sự cố cho phép phải đảm bảo tải được công suất mà hệ thống nhận công suất cần sau khi đã huy động dự trữ. Nếu có sự cố trong mạng không đủ dự trữ quay thì cả hai MBA với khả năng quá tải cho phép phải tải được công suất mà hệ thống đó cần khi sự cố.

4.5.3 Chọn MBA cho nhà máy điện cung cấp toàn bộ công suất lên cao áp

Thường ở các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi và thuỷ điện vì điện năng chủ yếu được truyền tải đi xa ở cấp điện áp cao, còn phụ tải địa phương cấp điện áp máy phát thường rất nhỏ (không quá 15% công suất nhà máy) nên người ta thường dùng sơ đồ bộ MF - MBA.

Công suất biến áp được chọn dựa theo công suất định mức của máy phát SFđm như

sau :

Nếu dùng máy biến áp hai cuộn dây hoặc ba cuộn dây:

Sđmba ≥ SFđm

Nếu dùng máy biến áp tự ngẫu, vì cuộn dây hạ áp của máy biến áp tự ngẫu chỉ chế tạo bằng công suất mẫu nên:

Nhóm Nhà máy điện - Bộ môn Hệ thống điện - ĐHBK Đà Nẵng 75 SHđm ≥ SFđm

với SHđm là công suất định mức của cuộn hạ, thông thường bằng công suất mẫu

SHđm = Kcl.Sđm; nên điều kiện chọn công suất định mức của MBATN sẽ là: SđmTN ≥ SFđm / Kcl

Cần chú ý rằng ở đây ta không trừ bớt lượng công suất tự dùng, vì đã kể đến trường hợp điện tự dùng được lấy từ nguồn dự trữ khác, hoặc khi vừa xây xong nhà máy lúc khởi động có thể lấy tự dùng từ nguồn khác.

- Nếu công suất máy phát điện bé thì người ta có thể dùng một máy biến áp nối với nhiều máy phát. Nhưng khi đó yêu cầu tổng công suất của bô phải không được vượt quá

công suất dự trữ nóng của hệ thống ( Sbộ ≤ Sdt); và dòng điện ngắn mạch ở cấp điện áp

máy phát phải không được lớn quá để có thể chọn được thiết bị hạng nhẹ. Có thể dùng

MBA có cuộn dây phân chia ở phía hạ áp để dòng ngắn mạch nhỏ do uN% lớn.

- Nếu nhà máy điện có hai cấp điện áp cao và trung mà công suất phụ tải trung bé thì nên dùng hai MBA hai dây quấn, một cái bên cao áp, một cái bên trung áp và cả hai nối chung vào máy phát điện (xem hình vẽ ) Như vậy sẽ kinh tế hơn nhưng có nhược điểm là

điện áp ngắn mạch UN% khác nhau nên khó hòa đồng bộ .

- Khi công suất phụ tải phía UT lúc cực tiểu lớn hơn công suất một MFĐ thì nên nối

bộ một máy phát vào MBA 2 dây quấn và nối vào thanh góp cấp điện áp trung. Số bộ

tùy ý nhưng phải bảo đảm điều kiện : Σ Sbộ ≤ STmin Nếu ngược lại thì lúc phụ tải

cấp UT cực tiểu công suất còn thừa sẽ truyền sang UC qua hai lần biến áp nên không kinh

tế. Hơn nữa trong những bộ có máy biến áp ba cuộn dây, bình thường cuộn dây cao áp có thể tải đến công suất định mức nên không thể truyền thêm công suất từ trung áp sang cao áp khi cânö huy động.

4.5.4. Chọn MBA ở các nhà máy điện có phát một phần công suất ở cấp điện áp máy phát : máy phát :

Ở những trung tâm nhiệt điện, hoặc một số thủy điện khi phụ tải địa phương chiếm tỉ lệ lớn người ta phải xây dựng thanh góp cấp điện áp MF.

Nếu phụ tải ở cấp điện áp máy phát bé hơn công suất đặt của nhà máy thì số lượng máy

phát máy phát nối vào thanh góp điện áp UF được chọn sao cho khi một máy phát lớn

nhất nghỉ thì các máy phát còn lại phải đảm bảo cung cấp cho phụ tải cấp UF và UT,

cũng như phần tự dùng của nhà máy.

Công suất MBA nối vào thanh góp cấp UF được chọn dựa vào công suất thừa trên

thanh góp UF được tính ở chế độ làm việc định mức của MF.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhà máy điện phần 1 đh bách khoa đà nẵng (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)