Liên hệ thực tiễn hiện nay:

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 (Trang 33 - 35)

Ngày nay, cục diện thế giới đang trải qua những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là CM thông tin, đang tạo ra sự biến đổi về chất chưa từng có trong LLSX, đưa nhân loại từng bước quá độ sang một trình độ văn minh mới – văn minh trí tuệ. Xu thế toàn cầu hóa, lôi cuốn cả hành tinh vào một cơ lốc lớn do một số ít nước phát triển cùng các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối. Trong khi xu thế hòa hoãn, hòa bình hợp tác phản ánh nguyện vọng của loài người tiến bộ đang phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, phức tạp. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn tiếp diễn với cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có về vũ khí công nghệ cao. Và một nghịch lý là trong khi của cải vật chất và tinh thần làm ra ngày càng tăng thì khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng mở rộng, nguy cơ suy thoái về môi trường sinh thái, về tệ nạn xã hội và bệnh tật hiểm nghèo ngày một gia tăng.

Đại hội IX của Đảng ta nhận định: “Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi và tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình hợp tác phát triển là xu thế lớn, phản ảnh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc, cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng XH sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, châu Á-TBD sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.”

Đất nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới, những nhắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập tổ quốc, đã làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Kinh tế tăng trưởng liên tục ở tốc độ cao; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “DBHB” do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Các thế lực thù địch không ngừng chống phá ta bằng những thủ đoạn cực kỳ nham hiểm, đặc biệt ở các vấn đề nhạy cầm như nhân quyền, tôn giáo, dân tộc. Về kinh tế, hiện nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo, lao động và sức cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ còn lạc hậu so với các nước phát triển. Trong lúc các nước tiên tiến trên thế giới đang thực hiện cuộc CM thông tin, thì nước ta mới bước vào thời kỳ CNH.

Đất nước ta đứng trước những vận hội lớn, đồng thời cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới rất quyết liệt. Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng phát triển vững chắc, đúng hướng, trên cơ sở nắm vững lập trường và phương pháp của CN M-L, quán triệt sâu sắc tư tưởng HCM và vận dụng một cách sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới, CNH - HĐH đất nước. Đặc biệt phải giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, trong quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững hai nhiệm vụ chiến

Thứ hai, Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất

cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Thứ ba, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Thứ tư, Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham

nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CN xã hội.

Tóm lại, tư tưởng về con đường đi lên CNXH và quá trình xây dựng XHCN ở Việt Nam là một trong những bộ phận cốt lỏi của hệ thống tư tưởng HCM. Do vậy, Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay, cùng sự nỗ lực chung của tòan Đảng, tòan quân, tòan dân thì sự phấn đấu bền bỉ, kiên cường của những người cộng sản, trước hết là đội ngũ cốt cán, lãnh đạo của Đảng, trở thành nhân tố quyết định hàng đầu để phát huy mọi thuận lợi, vượt qua mọi thách thức – khó khăn, đưa ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH đến thắng lợi cuối cùng như chủ tịch HCM đã từng khẳng định:”Vì CNCS là mục đích cuối cùng của Đảng ta. Đấu tranh cho CNCS là lẽ sống của đảng viên”.

Bài 12: cán bộ và công tác cán bộ 1. Về CÁn bộ:

- về vị trí, vai trò của người cán bộ (NCB): Vấn đè CB quyết định mọi việc. Người coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là cầu nối giữa Đ, Cp với nhân dân. NCB trở thành cầu nối thì phải có đủ phẩm chất đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh, phương pháp và phong cách tức là 1 con người hoàn hảo

- về đức và tài của NCB

+ Yêu cầu về đạo đức của NCB

(+) Vai trò của đạo đức cm: Con người là mục tiêu, dồng thời là nhân tố quyết định thành công của cm. Vì thế Người nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho các tầng lớp nhaandaan, đặc biệt là cán bộ, đảng viên , thanh niên những giá trị đạo đức mới với ý nghĩa là động lực của cm. Theo Người, đạo đức là gốc, là nền tảng của cm. Tóm lại đạo đức là 1 đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN, là thước đo chất cyar mỗi người, là sức mạnh trong sự nghiệp xd, bảo vệ tq, liên quan đén sựu thành bại của cm

(+) yêu cầu đạo đức đối với cb: trung với nước, hiều với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình có nghĩa; tinh thần qt trong sáng

(+) nguyên tắc xd đạo đức mới: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống

+ yêu cầu về năng lực của NCB: Trên nền tảng đạo đức là gốc, NCB phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đ và CP. Xét đến cùng năng lực của NCB là năng lực phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích vật chất và tinh thần tốt nhất cho nhân dân

- về phong cách của NCB

+ quan niệm về phong cách của NCB: Phong các của NCB có quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Phẩm chất đạo đức chung được thể hiện một cách cụ thể qua phong cách khác nhau của từng người

+ NCB tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách HCM: Rèn luyện phong cách tư duy, làm việc, diễn đạt, ứng xử, sinh hoạt

1. về công tác cán bộ (CTCB)

- quan niệm về CTCB và vai trò của CTCB: Thực hiện tốt CTCB là 1 biện pháp tích cực xd đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển. Công tác cm có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào CTCB

- Nội dung về CTCB

+ Khéo dùng CB + Huấn luyện CB

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 (Trang 33 - 35)