Lênin đã từng nêu để giải phóng, giành độc lập dân tộc và đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, CM

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 (Trang 30 - 32)

các nước thuộc địa cần phải có: Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo; Chính quyền nhà nước phải thuộc về nhân dân lao động; Có sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế. Thực tế, HCM và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân từng bước tạo ra và củng cố vững chắc các tiền đề đó. Đồng thời HCM còn phát hiện, bổ sung vào những tiền đề đó, những nhân tố hết sức quan trọng. Đó là: Xây dựng khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo; Từng bước tạo dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật sau khi

nhân dân đã giành được chính quyền. Điều này được thể hiện qua hàng loạt quan điểm tư tưởng chỉ đạo của HCM và Đảng ta kể từ sau CM Tháng 8 (1945) thành công như vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; diệt giặc đói diệt giặc dốt và giặc ngoại xâm ; vừa sản xuất, vừa xây dựng vừa chiến đấu; vừa xây dựng CNXH' vừa ra sức bảo vệ tổ quốc,v.v. . Từ những căn cứ trên đây, có thể nói việc lựa chọn con đường CM VN đi từ đấu tranh giành độc lập dân tộc rồi tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của HCM.

Mục tiêu CM XHCN ở nước ta, theo quan điểm tư tưởng HCM là xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Về chính trị: Xây dựng xã hội XHCN là xây dựng chế độ làm chủ của nhân dân lao động; tiếp tục sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. HCM chỉ rõ: “Nước ta là là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân…”. Phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân lao động và xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề thuộc về bản chất, đồng thời cũng thể hiện được mục tiêu và động lực của chế độ XHCN.

Nhưng muốn phát huy cao hơn nữa sức mạnh của quần chúng nhân dân phải không ngừng củng cố, tăng cường những nhân tố chính trị. Đó là: Vai trò lãnh đạo tòan diện, triệt để, duy nhất của ĐCS VN; Vai trò quản lý nhà nước nhằm thể hiện bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân; Và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Về kinh tế - văn hóa - xã hội: Xây dựng CNXH là xây dựng nền kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa ngày càng cao nhằm thoả mãn những nhu cầu đời sống về vật chất và tinh thần nhân dân lao động. Người đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bực, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Di chúc để lại, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm khộng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá gắn bó hài hòa khăng khít với nhau luôn luôn là những nội dung nhất quán trong tư tưởng HCM.

Nhưng muốn xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, thì đối với bất cứ một quốc gia nào cũng vậy, đặc biệt đối với nước ta, phải tiến hành CNH – HĐH đât nước, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm tạo ra những cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng cao để bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh và vững chắc. Vì vậy, HCM nói "làm cho nước ta có một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, có một nền văn hóa và khoa học tiên tiến”.

Trong tư tưởng HCM, XD XHCN là xây dựng là một XH công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách XH được quan tâm thực hiện; đạo đức lối sống phát triển lành mạnh. Người nói: “Muốn tiến lên CNXH thì phải cải tạo XH cũ thành một XH mới, một XH không chế độ người bóc lột người, một XH bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”. Như vậy, có thể nói mục tiêu bao trùm của CNXH là xây dựng một xã hội tốt đẹp vì hạnh phúc con người. Do đó, nhân tố trung tâm của CM XHCN chính là vai trò của con người. HCM chỉ rõ : “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có những con người XHCN”. Vì vậy HCM đặt lên hàng đầu mục tiêu xây dựng con người. Đó là những con người có lòng yêu nước nồng nàn gắn với yêu CNXH sâu sắc; có phẩm chất đạo đức, nhân cách đúng đắn; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có trình độ năng lực, dám nghĩ, dám làm; có tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế trong sáng; có sức khoẻ tốt và có óc thẩm mỹ, biết yêu chuộng và bảo tồn những cái hay, cái đẹp. Đó là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng thành công CNXH.

- Sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc phải được đặt vững chắc trên nền độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. CNXH còn phải tạo ra thực lực mạnh về mọi mặt: CT, KT, VH, XH, QP, AN… để nước ta có đủ sức bảo vệ vững chắc

những thành quả CM đã giành được, chống lại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch. Đồng thời lại phải biết mở cửa hợp tác, làm bạn với thế giới.

Để hoàn thành được những mục tiêu của CNXH, điều quan trọng theo HCM là phải nhận thức, vận dụng và phát huy

tất cả các động lực của CNXH; và xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng đều phải thông qua con người, trên cả hai bình diện: cộng đồng và cá nhân.

Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các giai tầng trong XH. Chủ tịch HCM chỉ ra rằng: Để xây dựng thành công CNXH phải ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, bởi xây dựng CNXH không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc, có xây dựng thành công CNXH mới tăng cường được sức mạnh dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.

Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của cá nhân. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh của cộng đồng, phải tìm ra các biện pháp, phát huy động lực của mỗi cá nhân. Muốn vậy, trước hết phải tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người. Trong cuộc CM dân tộc dân chủ, CT.HCM đã tập hợp được một lực lượng CM lớn lao, đoàn kết cùng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng tổ quốc, đó là do Người đã khơi dậy được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, CN anh hùng cách mạng; mặt khác Người cũng đã chỉ ra quyền lợi của người dân khi đất nước độc lập, tự do trong chế độ XHCN, mà đầu tiên là cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công đã đem lại ruộng đất, cơm áo và quyền tự do cho tất cả mọi người dân VN. Ngày nay, CM XHCN trong giai đoạn đi vào xây dựng CNXH là đi vào một trận tuyến mới, do đó theo phải biết kích thích những động lực mới, đó là phải từng bước thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần cho mọi cá nhân và cộng đồng trong XH.

Coi trọng động lực của các đòn bẩy kinh tế, nhưng HCM cũng cho thấy có những lĩnh vực hoạt động xã hội, tinh thần đòi hỏi những hy sinh, thiệt thòi mà không lợi ích vật chất nào bù đắp được. Trong những trường hợp đó, cần phải biết phát huy động lực chính trị - tinh thần của cá nhân và tập thể.

Xây dựng CNXH là xây dựng một XH dân chủ, công bằng và bình đẳng. HCM đã thấy do thiếu công bằng và dân chủ mà dẫn tới hậu quả bùng nổ những xung đột xã hội căng thẳng. Vì vậy, Người nhắc nhở: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Nhưng công bằng, theo HCM, không phải là cào bằng một cách bình quân, giỏi kém như nhau, làm triệt tiêu mất động lực kinh tế, xã hội.

Phát huy động lực con người, cần phải quan tâm đến việc phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động CT. HCM thường nhắc nhở, phê bình các cán bộ lãnh đạo "'Cái gì cũng dùng mệnh lệnh, ép dân chúng làm”. Người nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đồng thời với phát huy quyền làm chủ, phải quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ cho người lao động.

Bên cạnh đó, HCM còn sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như: chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật để tác động vào tính tích cực xã hội của con người một cách toàn diện, sâu sắc; Ngày nay, khi nhân loại đang bước vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Do đó phải coi trọng nâng cao trình độ dân trí, phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 (Trang 30 - 32)