Thi công lớp mặt bê tông nhựa

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công sửa chữa tuyến đường Sơn Đồng Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 72)

* Chuẩn bị:

Các loại vật liệu (cốt liệu, cát, bột khoáng, nhựa đường), các thiết bị phục vụ cho thi công lớp mặt bê tông nhựa.

Xác định vệt thi công cho phù hợp. Tiến hành thổi bụi, thi công lớp nhựa dính bám, những vị trí lồi lõm ổ gà phải được sửa chữa kịp thời.

Hỗn hợp bê tông nhựa phải được nhà thầu vận chuyển từ trạm trộn đảm bảo yêu cầu đối với hỗn hợp này và thỏa mãn các yêu cầu trong chỉ dẫn kỹ thuật của công trình.

* Điều kiện thi công

Mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo và nhiệt độ không khí không dưới +5 .

Lớp bê tông nhựa chỉ được thi công lớp nhũ tương thấm trên lớp cấp phối đá đã được 24 giờ.

Việc trộn thử tiến hành tại trạm trộn. Nhà thầu báo với TVGS bằng văn bản trước khi trộn thử về: thành phần cốt liệu, lượng nhựa, nhiệt độ, độ ổn định, độ chảy, tỷ trọng.

Không sản xuất bê tông nhựa trước khi có sự chấp thuận bằng văn bản của TVGS.

* Sản xuất bê tông nhựa: Trộn bê tông tại trạm trộn.

Cốt liệu thô và mịn được cung cấp và đánh đống dự trữ riêng biệt.

Cốt liệu thô và mịn được cung cấp và đánh đống dữ liệu riêng biệt (cốt liệu phải hoàn toàn tơi khô trước khi trộn).

Nhiệt độ đun nóng nhựa đường khi chuyển lên thùng sẽ là 150-160 tùy thuộc vào độ kim lún của nhựa. Nhiệt độ của hỗn hợp ra khỏi trạm trộn không dưới 140 .

Hỗn hợp bê tông nhựa phải được đồng nhất không có những vệt trắng rời rạc hoặc vón cục. Mọi hỗn hợp đun nóng biến thành than, sủi bọt hoặc ẩm ướt đều bị loại bỏ.

* Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa:

Dùng ô tô tự đổ 7 tấn hỗn hợp bê tông nhựa cự ly vận chuyển 11 km, thời gian vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn 120 .

Thùng xe phải kín, sạch, có lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy, thành thùng xe hoặc dầu chống dính bám. Không được dùng dầu mazut phải có bạt che kín để giữ nhiệt, chống mưa.

* Rải hỗn hợp bê tông nhựa:

Công tác rải bê tông nhựa chỉ dùng máy rải 130CV-140CV trừ một số trường hợp đặc biệt máy không rải được- những chỗ hẹp mới dùng thủ công để rải.

Khi rải bằng thủ công ở những chỗ hẹp phải tuân thủ những quy định sau: - Dùng xẻng hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp bị phân tầng.

- Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, bề dày bằng 1.35-1.45 bề dày thiết kế.

- Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung với vệt rải máy bảo đảm không có vệt nối.

Phải thường xuyên kiểm tra bề dày của lớp bê tông nhựa bằng que sắt để kịp điều chỉnh kịp thời bề dày rải.

Máy rải đến đâu, xe lu phải theo sát để lu lèn đến đó để hỗn hợp còn đủ nhiệt độ cần thiết ( hiệu quả 130-140) và tính toán để có thể đạt được tổng số

Sử dụng tổ hợp lu bánh hơi phối hợp với lu bánh cứng. Giai đoạn lu lèn:

- Đầu tiên lu nhẹ 6- 8T, lu lèn 2- 4 lượt/điểm, v=1.5-2 m/h.

- Sau dùng lu lốp 16T lu tới độ chặt yêu cầu (khoảng 15- 20 lượt/điểm. v=2 km/h trong 6- 8 lượt đầu, sau tang lên 3-5 km/h).

- Cuối cùng dùng lu nặng 10T lu khi hãy còn điều kiện là phẳng, xóa vệt trên bề mặt.

Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20 cm. Trường hợp rải theo phương pháp so le, khi lu ở vệt rải thứ nhất cần chừa lại một dải rộng chưng 10cm để sau lu cùng với vệt dải thứ hai, nhằm làm cho khe nối dọc được liền. Khi vệt lu thứ hai dành những lượt lu đầu tiên cho mép nối này.

Trong khi lu lèn, nếu thấy lớp bê tông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để sửa chữa kịp thời.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công sửa chữa tuyến đường Sơn Đồng Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 69 - 72)