Giải pháp và công nghệ thi công 1 Thi công nền đường

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công sửa chữa tuyến đường Sơn Đồng Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 62 - 67)

3.2.2.1. Thi công nền đường

3.2.2.1.1. Chặt cây

• Chuẩn bị:

Khôi phục các cọc mốc và cọc tim; đánh dấu vị trí giới hạn diện tích cần chặt cây rẫy cỏ, đào gốc cây, hót bỏ những mảnh vụn kết cấu.

• Biện pháp thi công:

Dùng máy kết hợp với thủ công thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với hồ sơ thiết kế.

Trình tự đào cây bằng máy ủi như sau: Lưỡi ủi được nâng lên cao và từ từ đẩy vào thân cây, tránh xung kích, khi cây nghiêng và đỗ xuống thì máy ủi lùi lại. Sau đó dùng lưỡi ủi để cắt dễ cây và đẩy sang bên cạnh.

Sau khi hoàn thành xong công việc chặt cây và xới đất bộ phận trắc đạc của nhà thầu sẽ tiến hành khôi phục các cọc tim, cọc mốc để phục vụ cho các công tác thi công nền đường và xây dựng các công trình khác.

3.2.2.1.2. Thi công đào đất nền đường.

• Chuẩn bị :

Khảo sát toàn bộ các công trình kỹ thuật nằm gần khu vực thi công như : cáp quang, đường điện, thông tin, đường nước, các công trình ngầm…để đánh dấu, báo hiệu và bảo vệ trong quá trình thi công.

Dọn quang và xới đất, dọn sạch những vật chướng ngại có ảnh hưởng đến thi công cơ giới.

Kiểm tra điều kiện vận hành của máy, thiết bị thi công, xiết chặt, điều chỉnh các cơ cấu làm việc.

• Đào đất – phương án, trình tự chung.

Việc thi công đào đất nền đường được thực hiện bằng cơ giới, máy xúc đào 1.25 m3 kết hợp với máy ủi và ô tô tự đổ 7T. Chỉ sử dụng nhân công trong những

Dùng máy ủi hoặc máy xúc để đào, vận chuyển ngang hoặc dọc. Máy ủi gom đất lại sau đó dùng máy xúc xúc đất lên ô tô vận chuyển cự ly 5km (vị trí đổ tạm tính đổ ra dải trồng cây xanh đường Láng – Hòa Lạc) và đổ đến bãi thải tại vị trí quy định hoặc tận dụng để dắp nền đường nếu đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Khi sử dụng máy ủi đào nền đường, để tăng năng suất lao động cần chú ý tận dụng các yếu tố như :

+ Lợi dụng các bờ đất để ủi đất. + Vận chuyển đất từ trên dốc xuống.

+ Máy ủi đào đất 3-4 lần và ủi tập trung đất vào một chỗ rồi một lần đẩy đất đến nơi đắp.

• Tận dụng đất :

Nếu đất đào có đủ tiêu chuẩn để đắp sẽ tận dụng để đắp tại vị trí nền đường đắp. Đất thừa và đất không đủ tiêu chuẩn để đắp phải bỏ đi thì sẽ được vận chuyển tới nơi đổ quy định và phải được sự chấp thuận của địa phương.

• Đảm bảo chất lượng khi thi công nền đào : - Công tác thoát nước được ưu tiên hàng đầu.

- Mọi mái taluy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường,… đều phải đúng, chính xác.

- Cao độ trong nền đào phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt dọc.

Tập kết máy móc thiết bị, nhân lực đến công trường thi công và mỏ khai thác đất hoặc phối hợp với dây chuyền điều phối đất đào nền đường dùng để đắp nền đường.

Lên ga cắm cọc, định vị giới hạn thi công. Vét bùn, đánh cấp, dẫy cỏ đúng hồ sơ thiết kế.

• Thi công :

a) Vận chuyển đất đắp.

Đất được vận chuyển từ mỏ về bằng ô tô tự đổ 7tấn đổ thành từng đống sao cho đất được đổ ra đều đặn không phải san ủi nhiều lần và đảm bảo chiều dày lớp đắp không quá dày hay quá mỏng.

b) San ủi.

Dùng máy ủi công suất 110CV- 180 CV, máy san tự hành san vật liệu đắp thành từng lớp trên toàn bộ diện tích cần đắp và đầm lèn sơ bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đắp đất được đắp thành lớp ngang không vượt quá 25cm (ở trạng thái rời). Những chỗ nền được xây dựng theo từng giai đoạn thì giai đoạn thứ hai và các giai đoạn tiếp theo sẽ thi công các lớp dày 20cm. Bốn lớp trên cùng của giai đoạn cuối cùng của nền đắp được đắp với chiều dày mỗi lớp là 15cm.

Tại các vị trí đắp mở rộng, đắp cạp, đắp tại đầu các công trình...có diện tích thi công hẹp, tiến hành công tác san vật liệu bằng thủ công theo từng lớp chiều dày không quá 15 cm sau đó đầm lèn chặt bằng các thiết bị có tải trọng nhỏ như : đầm rung mini 600kg, đầm cóc Mikasa 80kg đảm bảo độ chặt yêu cầu.

Đầm lèn lớp đất đắp K=95 đạt độ chặt yêu cầu. Sau đó tiến hành san gọt và tạo phẳng để thi công các lớp đắp K>98.

Trình tự thi công các lớp đắp K98 như sau:

- Lớp đất đắp K ≥ 98 trên cùng từ đáy móng đường xuống 50cm (đối với nền đắp), 30cm (đối với nền đào và nền không đào, không đắp). Việc thi công lớp đất đắp này được san bằng bằng máy san. Công nghệ thi công đối bới mỗi lớp như sau:

+ Dùng ô tô tự đổ 7 tấn vận chuyển và đổ đất thành từng đống, khoảng cách giữa các đống đất đã được tính toán trước theo khối lượng của ô tô vận chuyển.

+ Dùng máy san tự hành san gạt và tạo độ dốc theo thiết kế. + Việc tiến hành đầm nén được tiến hành theo 3 giai đoạn:

o Giai đoạn 1 : dùng lu tĩnh bánh sắt để lu lèn.

o Giai đoạn 2 : lu chặt bằng lu nặng và lu rung, đầm lèn đến độ chặt yêu cầu.

o Sau cùng dùng lu tĩnh bánh sắt để hoàn thiện. • Đoạn thi công:

Để đảm bảo thi công liên tục và đạt yêu cầu kỹ thuật, khi thi công nền đường bố trí đoạn thi công chênh nhau một công đoạn: Một đoạn đã đầm xong chờ kiểm tra nghiệm thu, đoạn khác tiếp tiếp tục thi công, cứ tuần tự như thế cho suốt tuyến.

Chiều dài mỗi đoạn được tính toán sao cho hợp lý, căn cứ vào năng lực thiết bị thi công đảm bảo việc đổ, san, đầm chặt đất hoàn chỉnh cho mỗi lớp đất đắp được thực hiện trọn vẹn trong mỗi ngày để tránh độ ẩm của đất bị thay đổi trở nên không còn thích hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế thi công sửa chữa tuyến đường Sơn Đồng Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 62 - 67)