Đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm ngoại nhập

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMINAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 86 - 88)

Bên cạnh các doanh nghiệp trong ngành, các loại sản phẩm may mặc ngoại nhập cũng đang làđối thủ cạnh tranh đáng gờm của Công ty may 10.Đối với sản phẩm áo sơmi namcao cấp, cạnh tranh với công ty cổ phần May 10 còn có các sản phẩm cao cấp của Hàn Quốc, Italia……Đó là những sản phẩm có danh tiếng trên thị trường và có khả năng cạnh tranh cao về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu mà chất lượng hàng nội khó có thể cạnh tranh được. Cuối cùng không thể không kểđến các sản phẩm ngoại nhập: Trung Quốc, Thái Lan tràn vào theo đường tiểu ngạch, buôn bán trốn thuế với khối lượng khá lớn. Mặt hàng này rất phong phú về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, kết cấu hợp lý, giá cả lại thấp phù hợp với túi tiền mọi tầng lớp trong xã hội.

Các sản phẩm này vào Việt Nam theo 3 con đường: đường mậu dịch, đường phi mậu dịch vàđường tiểu ngạch. Trong đóđường tiểu ngạch là con đường thâm nhập lớn nhất và thiếu tính hợp pháp nhất của sản phẩm ngoại nhập. Lượng sản phẩm này vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia và qua các cảng sông, cảng biển trên nhiều địa phương. Bên cạnh những sản phẩm còn mới chưa sử dụng,đường tiểu ngạch còn đưa vào Việt Nam một số lượng lớn các sản phẩm may mặc đã qua sử dụng (hàng secondhand,hàng thùng,..). Hàng secondhand kháđa dạng về: chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, cỡ, chất liệu, lứa tuổi sử dụng với giá rất rẻ, chất lượng chấp nhận được và phương thức bán hàng khá cơđộng, gọn nhẹ. Với tổng giá trị bình quân hàng năm khoảng 2700-3000 tỷđồng, hàng nhập khẩu tiểu ngạch thực sự làđối thủđáng quan tâm của May 10 cũng như các doanh nghiệp may mặc trong nước trong cuộc chiến cạnh tranh thị trường nội địa. Bên cạnh đó còn phải kểđến hàng

may mặc cao cấp ngoại nhập mang đậm dấu ấn của thời trang thế giới (mốt) với những phong cách thiết kế hết sức đa dạng, hiện đại, chất liệu phong phú. Có thể kể tên những nhãn hiệu nổi tiếng như: Alain Delon, Chagan, GuylaRoche (Pháp), Gutman,Guess,...(Mỹ), SeidentSticker, Marubeni, Kaneta (Nhật). Hầu hết các sản phẩm cao cấp này đều có bao bìđẹp, sang trọng, kỹ thuật may tốt với những phụ liệu đắt giá.

Ngoài ra May 10 cũng gặp phải những sự cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài 100% đã vàđang phát triển tại các khu công nghiệp và khu chế xuất với lợi thế vốn đầu tư lớn, máy móc thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh và thu hút nhiều lao động giỏi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các đối thủ này với ưu thế là thị trường Việt Nam có sẵn, máy móc đưa vào mới nhất, quản lý giỏi, nhiều kinh nghiệm trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được thành lập chỉđể giải quyết nguồn lao động tại chỗ, không quan tâm đầu tư máy móc thiết bị. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thức thời chuyển đổi tư duy quản lý thì không chỉ thua về giá cả, chất lượng mà còn thua ngay trên sân nhà cả về khâu tiếp thị thị trường, một khâu quan trọng để hàng hoáđến tay người tiêu dùng

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đáng kể nhất đó là hơn 1500 doanhnghiệp may trong cả nước, hiện họđang chú trọng vào thị trường xuất khẩu, trong tương lai khi năng lực thiết kế, công nghệ vàđiều kiện thị trương thuận lợithì sẽ làđộng lực lớn thu hút họ tham gia thị trường nội địa.Đây chính là mối đe doạ cho các doanh nghiệp hiện tại.Đó có thể là những doanh nghiệp trong nước hay cũng có thể là các doanh nghiệp từ nước vốn làđối thủ của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như trong nội địa:các doanh nghiệp của Trung Quốc, nước đứng đầu về

xuất khẩu hàng may mặc hay Mexico, Honduras- nước đứng thứ 2 và 3 trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế nhập khẩu hàng may từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5% nên đây có thể làđối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vìđây là những nước có cơ cấu mặt hàng tương đối giống Việt Nam. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh chính của hàng dệt may Việt Nam không nằm trong khối ASEAN màở Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, ấn Độ. Những nước này sẽ tạo ra sức ép lớn ở thị trường nội địa làm cho cuộc cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thì cạnh tranh càng quyết liệt hơn, chiếc bánh thị trường sẽđược chia nhỏ hơn, lợi nhuận sẽít hơn cùng với sự gia tăng đối thủ tham gia thị trường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp biết cách khai thác thị trường và tìm ra cho mình một giải pháp đúng đắn thì nhất định cũng sẽ có một phần trong chiếc bánh đó.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMINAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w