Chính sách giá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMINAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 108 - 111)

Giá cả là một công cụ marketing rất nhạy bén để tác động đến nhu cầu và khả năng chấp nhận của khách hàng. Vì vậy khi xác định giá cho sản phẩm của mình, công ty cần nghiên cứu xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh. Trên thị

trường nội địa công ty cổ phần May 10 với khách hàng tiêu dùng cuối cùng công ty nên áp dụng chính sách giá hợp lý.

Thứ nhất, tìm biện pháp để hạ giá thành bằng cách đầu tưđổi mới dây chuyền máy móc thiết bịở những công đoạn cần thiết, quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tìm kiếm những nhà cung ứng mới với giá cả hợp lý hơn, quản lý lưu kho hiệu quả, tận dụng tốt các nguyên phụ liệu còn lại khi thực hiện hợp đồng gia công cho khách hàng nước ngoài. Việc hạ giá thành giúp công ty có khả năng hạ giá bán sản phẩm, củng cố lợi thế cạnh tranh, tăng số lượng tiêu thụ, tăng thị phần song vẫn đảm bảo được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

+ Đối với các mặt hàng mà công ty nhập thì công ty phải xây dựng được kế hoạch giảm giá vững chắc. Trong số các nhà cung ứng trên thị trường công ty nên tìm hiểu nghiên cứu nhập hàng của nhà cung ứng nào với giá thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng của sản phẩm.

+ Đối với các mặt hàng mà công ty sản xuất, công ty nên có biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Muốn làm được điều đó, công ty cần áp dụng một số biện pháp như giảm chi phí và nguyên vật liệu, chi phí cốđịnh, sử dụng nguyên vật liệu thay thế nhưng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và chất lượng cũng không thua kém gì chất lượng nguyên liệu chính.

Thứ ba, áp dụng chính sách giá cả nội địa thích hợp.Quần áo may sẵn là những sản phẩm mang tính thời trang, thẩm mỹ cao mà nhu cầu của người tiêu dùng thường thay đổi theo mốt. Do vậy, ở một chừng mực nào đó, Công ty nên áp dụng một chính sách giá cả linh hoạt trong một giới hạn cho phép xung quanh một mức giá thích hợp.

Đối với những sản phẩm hợp thời trang, có khả năng tiêu thụ mạnh thì Công ty có thểđịnh giáở mức cao hơn một chút, còn đối với những sản phẩm lỗi mốt, ứđọng, Công ty có thể giảm giáđể thu hồi vốn càng nhanh càng tốt. Tuy

nhiên, việc tăng hay giảm giá cần được tiến hành thận trọng. Người tiêu dùng thường có những thái độ khách nhau đối với việc thay đổi giá của Công ty. Do vậy, chỉ nên áp dụng tăng giáđối với những sản phẩm độc quyền của Công ty.

Công ty cần thay đổi một số hạn chế về chính sách giáđể chủđộng gắn kết mọi thành phần trong công ty. Cụ thể như sau:

+ Cần có chính sách giá biến đổi với nhiều mức khác nhau theo tình hình thị trường để khai thác mở rộng tối đa thị trường. Ví dụ như trong cùng một mã hàng nên định giá bán ít nhất là 3 loại giá: giá cao, giá trung bình và giá thấp. Hiện nay khi có lô hàng mới tuy có mẫu mã, kiểu dáng như nhau nhưng chất vải không đồng đều, màu sắc, kiểu kẻ (kẻ sọc, kẻô vuông)... khác nhau cho nên có thể có hiện tượng là các cửa hàng tranh nhau màu đẹp, rồi hàng nào đang được thị trường ưa thích thì nâng giá bán, còn những sản phẩm do màu sắc, kiểu kẻ không hợp thị hiếu người tiêu dùng thìđể lại báo công ty xin bán hạ giá. Chính vì thế công ty nên xây dựng 3 giá bán cho cùng một mã sản phẩm. Khi phân giá bán làm 3 loại như trên sẽ có tác dụng:

• Công ty quản lý tốt hơn đối với các cửa hàng.

• Người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm hợp túi tiền.

• Tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ sản phẩm.

• Bán hàng nhanh hơn do đó rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

+ Giá cả phải được tính toán cụ thể theo nhiều chỉ tiêu khác nhau chứ không nên chỉ dựa vào định mức: như cung cầu, giá cả của đối thủ cạnh tranh...

Với sản phẩm áo sơ mi, tiếp tục duy trì giá cạnh tranh, định giá phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng để thu hút khách hàng, khuếch trương thương hiệu của công ty.

Công ty nên thực hiện chính sách giá cao đối với những sản phẩm cao cấp để cùng với chính sách chất lượng sản phẩm tạo hình ảnh “Dẫn đầu thị trường

về chất lượng” đồng thời khẳng định đẳng cấp vượt trội của mình. Đối với đoạn thị trường cao cấp định giá cao cho sản phẩm không phải là mất đi lợi thế cạnh tranh thậm chí còn ngược lại bởi lẽ người mua không chỉ nhận được giá trị sử dụng của sản phẩm (tốt, mặc bền, đẹp, hợp thời trang) mà còn nhận được những lợi ích khác nhau như sự tôn trọng, tự thể hiện mình. Ngược lại với đoạn thị trường hàng trung bình thì giá thấp nhưng ngang bằng với sản phẩm của các cng ty cạnh tranh sẽ làm hài lòng khách hàng bởi chất lượng tốt và kiểu dáng mẫu mã phù hợp .

+ Có chính sách giáđãi ngộ thích hợp đối với khách hàng truyền thống, khách hàng mua lặp lại, khách hàng mua với số lượng lớn.

Công ty cần áp dụng có hiệu quả hơn nữa chính sách chiết giá thương mại cho khách hàng và có phương thức thanh toán linh hoạt bằng chuyển khoản hoặc sử dụng thư tín dụng cho khách hàng trong nước và quốc tế. Điều này cho phép công ty có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn vàđặc biệt là khách hàng mua với số lượng lớn. Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính thời vụ, hơn nữa công ty có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đó là những khách hàng nội địa, quốc tế, công ty, các trung gian thương mại, người bán buôn và người bán lẻ....Vì vậy chính sách giá mà công ty phải thực sự linh hoạt và mềm dẻo, đảm bảo có lãi tuỳ theo sự biến động của các yếu tố, phù hợp với mục tiêu chiến lược của các công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMINAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w