Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 3 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội (KL07323) (Trang 25 - 39)

8. Đóng góp của đề tài

3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Thói quen rửa mặt

Để trẻ thực hiện tốt thói quen rửa mặt, tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

3.3.1.1. Hoạt động học tập

Dựa vào chƣơng trình giáo dục mầm non nói chung và chƣơng trình giáo dục cho trẻ 3 tuổi nói riêng, tôi tiến hành lồng ghép, tích hợp giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ 3 tuổi vào các bộ môn nhƣ: Khám phá khoa học, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và giáo dục thẩm mỹ. Với mỗi bộ môn, ta có thể lồng ghép các thói quen rửa mặt một cách hợp lý, phù hợp mà không làm ảnh hƣởng đến nội dung chính của bài học.

20 *Ví dụ minh họa

Hoạt động phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dạy hát “Rửa mặt nhƣ mèo”

Tôi lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ thông qua hoạt động đàm thoại tìm hiểu nội dung bài hát, khi phân tích nội dung bài hát cần tích hợp nhắc lại thói quen rửa mặt cho trẻ.

Bạn mèo trong bài hát rửa mặt thế nào? Rửa mặt nhƣ thế có đƣợc mẹ yêu không?

Giáo dục: Bạn mèo trong bài hát rửa mặt nhƣ thế là không đúng đâu, vừa không đƣợc mẹ yêu mà lại còn dễ bị đau mắt đấy. Các con không nên học tập bạn mèo, khi rửa mặt phải dùng khăn ẩm, sạch khi rửa xong các con phải giặt lại khăn và phơi khô.

Phần củng cố tri thức: Cho trẻ lên hệ thực tế. Hỏi trẻ xem đã rửa mặt khi nào, tại sao phải rửa mặt và rửa nhƣ thế nào.

3.3.1.2. Hoạt động vui chơi

Hiểu đƣợc hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non là các hoạt động vui chơi. Vì vậy, tôi tích hợp giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ thông các hoạt động vui chơi trong lớp và ngoài lớp học. Ở đây, trẻ có thể tự do bộc lộ những hiểu biết vốn có của mình, đồng thời trẻ cũng thu lƣợm đƣợc những kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên và thoải mái nhất.

Hoạt động vui chơi trong lớp học: Cho trẻ vui chơi tại các góc: Góc phân vai: Cho trẻ chơi đóng vai “Mẹ - con”.

Cô và trẻ đàm thoại về các công việc của mẹ trong gia đình.

Cô hƣớng dẫn trẻ chơi: Cô đóng vai mẹ, búp bê là con. Cô sẽ hƣớng dẫn trẻ cách rửa mặt cho búp bê, sau đó cô cho một hai bạn làm thử.

21

Cô tổ chức cho trẻ chơi, thi xem mẹ nào rửa mặt cho em bé nhanh mà sạch nhất. Cô quan sát, sửa sai giúp trẻ.

Kết thúc trò chơi: Cô nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ. Góc nghệ thuật: Cô cho trẻ tô màu khăn mặt theo ý thích.

Góc sách, truyện: Cô cho trẻ xem tranh về các bƣớc rửa mặt đúng.

Hoạt động vui chơi ngoài trời: Cô cho trẻ đi tham quan bảng tuyên truyền về thói quen rửa mặt trong trƣờng.

3.3.1.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Tôi lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt vào bất kì hoạt động nào trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trƣờng mầm non. Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ bao gồm: Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh; hoạt động học; hoạt động ở các góc; hoạt động ngoài trời; ăn, ngủ, vệ sinh; hoạt động chiều; trả trẻ.

Mỗi buổi sáng, trong giờ đón trẻ, tôi trò chuyện với trẻ về những công việc tự phục vụ bản thân khi trẻ thức dậy đã làm hay phải có sự giúp đỡ của ngƣời lớn:

- Sáng nay con đã rửa mặt chƣa?

- Ở nhà các con có khăn mặt riêng để rửa mặt không? - Con tự rửa mặt hay mẹ rửa cho con?

- Sau khi rửa mặt xong con thấy thế nào? Có thoải mái, sảng khoái không?

Tôi cho trẻ tự do nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao con thích rửa mặt sạch? Vì sao không thích?... Sau đó sẽ trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc rửa mặt.

Hay trong những giờ giải lao để chuyển hoạt động, tôi lồng giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ bằng những câu chuyện, bài thơ gần gũi với trẻ.

22

- Vì sao mèo không rửa mặt bằng khăn mà dùng tay? - Rửa mặt bằng tay có sạch không?

- Các con phải rửa mặt bằng gì?

Qua bài thơ, trẻ hiểu phải sử dụng khăn sạch để rửa mặt, không đƣợc rửa bằng tay, vừa bẩn lại không hợp vệ sinh.

Trong giờ hoạt động ngoài trời nhƣ: Dạo quanh sân trƣờng, chúng tôi cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục thói quen rửa mặt.

Sau khi ăn xong, trẻ phải rửa mặt, lau miệng sạch rồi mới đƣợc đi ngủ. Khi trẻ ngủ dậy, tôi không cho trẻ ngồi ăn ngay mà phải nhắc trẻ đi vệ sinh, rửa mặt cho tỉnh táo rồi mới ngồi vào bàn ăn.

Mỗi buổi chiều nêu gƣơng cuối ngày, tôi tích hợp cho các trẻ bầu chọn những bạn có thói quen rửa mặt tốt đƣợc lên cắm cờ vào bảng bé ngoan.

Tôi đã tạo dựng môi trƣờng nâng cao giáo dục thói quen rửa mặt trong lớp nhƣ: Vẽ các hình ảnh về quy trình rửa mặt, vui vẻ, nghộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân. Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, đẹp đẽ để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu.

3.3.1.4. Phối hợp với gia đình

Qua các giờ đón trả trẻ, tôi trao đổi, trò chuyện về tình hình thói quen rửa mặt của trẻ với phụ huynh dƣới nhiều hình thức: “trẻ không chịu đi rửa mặt, rửa mặt không đúng quy trình... Ở nhà cháu có thế không? Có làm tốt không?”. Qua những lần trao đổi nhƣ vậy, nhận thức của phụ huynh ngày càng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở các cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng đƣợc thiết lập.

Tôi nhấn mạnh vai trò nêu gƣơng của ngƣời lớn trong gia đình với các bậc phụ huynh, góp phần giúp trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.

23

3.3.2. Thói quen rửa tay

Để trẻ thực hiện tốt thói quen rửa tay, tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

3.3.2.1. Hoạt động học tập

Hoạt động phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dạy hát “Chơi ngón tay”

Tôi tiến hành lồng ghép giáo dục thói quen rửa tay cho trẻ sau khi cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát “Chơi ngón tay” và giáo dục: “Các con phải luôn yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình, đặc biệt là đôi bàn tay. Con phải nhớ rửa tay khi bẩn, trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nhƣ thế, chúng ta sẽ luôn có đôi bàn tay thơm tho, sạch sẽ, không bị bệnh”. Sau đó, cô và trẻ cùng thực hiện lại các bƣớc rửa tay cơ bản trên không.

3.3.2.2. Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi trong lớp học: Cho trẻ vui chơi tại các góc: Góc phân vai: Cho trẻ chơi đóng vai “Cô giáo”

Cô cho trẻ hát bài “Tay thơm, tay ngoan” và đàm thoại về bài hát. Cô hƣớng dẫn trẻ chơi: Cô là cô giáo, cô mời một bạn đóng làm học sinh. Cô sẽ hƣớng dẫn trẻ cách rửa tay sạch, sau đó cô cho một hai bạn khác làm thử.

Cô tổ chức cho trẻ chơi, thi xem đội nào có các bạn rửa tay nhanh và sạch nhất. Cô quan sát, sửa sai giúp trẻ.

Kết thúc trò chơi: Cô nhân xét, khen ngợi, động viên trẻ. Góc nghệ thuật: Cô cho trẻ hát những bài hát nói về đôi bàn tay. Góc sách, truyện: Cô cho trẻ xem tranh về các bƣớc rửa tay đúng.

24

Hoạt động vui chơi ngoài trời: Cô cho trẻ đi tham quan bảng tuyên truyền về thói quen rửa tay trong trƣờng. Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trƣờng và giáo dục trẻ phải rửa tay khi tay bị bẩn.

3.3.2.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Trong những giờ giải lao để chuyển hoạt động, tôi lồng giáo dục thói quen rửa tay cho trẻ bằng những câu chuyện, bài thơ gần gũi với trẻ.

Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ: “Cô dạy” - Cô dạy các con phải làm gì?

- Bàn tay mà bị bẩn thì sao? - Ở nhà các con rửa tay khi nào?

- Cô và các con cùng rửa tay trên không nào?

Trong giờ hoạt động ngoài trời nhƣ: Dạo quanh sân trƣờng, chúng tôi cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục thói quen rửa tay (6 bƣớc rửa tay đúng).

Trƣớc giờ ăn, tôi thƣờng xuyên nhắc nhở và cho trẻ đi rửa tay có sự dám sát của cô.

Mỗi buổi chiều nêu gƣơng cuối ngày, chúng tôi tích hợp cho các trẻ bầu chọn những bạn có thói quen rửa tay tốt đƣợc lên cắm cờ vào bảng bé ngoan.

Tôi tạo dựng môi trƣờng nâng cao giáo dục thói quen rửa tay trong lớp nhƣ: Vẽ các hình ảnh về quy trình rửa tay, vui vẻ, nghộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân. Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, đẹp đẽ để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu.

3.3.2.4. Phối hợp với gia đình

Qua các giờ đón trả trẻ, tôi trò chuyện với các phụ huynh về tình hình thói quen rửa tay của trẻ dƣới nhiều hình thức: “Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn... Ở nhà cháu có thế không? Có làm tốt không?”. Qua những lần trao đổi nhƣ vậy, nhận thức của phụ huynh ngày

25

càng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở các cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng đƣợc thiết lập.

Tôi nhấn mạnh vai trò nêu gƣơng của ngƣời lớn trong gia đình, giúp trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.

3.3.3. Thói quen đánh răng

Để trẻ thực hiện tốt thói quen đánh răng, tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

3.3.3.1. Hoạt động học tập

Hoạt động phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Kể chuyện “Gấu con bị đau răng”

Tôi lồng ghép giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ bằng cách đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện:

Các con biết vì sao bạn gấu bị đau răng không?

Để không bị sâu răng nhƣ bạn gấu thì các con sẽ làm gì? Chúng ta phải đánh răng khi nào?

Giáo dục: Để có hàm răng chắc, khỏe và không bị sâu các con nhớ phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trƣớc khi đi ngủ và sau khi thức dậy nhé.

3.3.3.2. Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi trong lớp học: Cho trẻ vui chơi tại các góc: Góc phân vai: Cho trẻ chơi đóng vai “Bác sĩ”

Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề chơi: Hãy kể tên những nghề mà con biết? Sau này lớn lên con thích làm nghề gì?

26

Cô đƣa ra tình huống bạn Mai bị đau răng nên đƣợc mẹ đƣa đến bệnh viện, để hƣớng dẫn trẻ đóng vai bác sĩ.

Các con phải từ tốn, nhẹ nhàng hỏi thăm bệnh nhân: Cháu thấy trong ngƣời thế nào, cháu đau nhiều không?

Cháu có thƣờng xuyên đánh răng trƣớc khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy không?

Bây giờ, bác sẽ kiểm tra răng cho cháu trẻ? Sau đó, bác sĩ dặn dò bệnh nhân trƣớc khi ra về:

Cháu về uống thuốc vào là sẽ không bị đau nữa. Cháu phải nhớ không ăn đồ ngọt trƣớc khi đi ngủ, thƣờng xuyên đánh răng vào buổi tối trƣớc khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Nhƣ thế răng cháu sẽ luôn chắc khỏe và không bị sâu.

Cô tổ chức cho trẻ chơi trên búp bê, sau đó cho các trẻ chơi với nhau. Cô bao quát lớp và hƣớng dẫn trẻ.

Kết thúc trò chơi: Cô nhận xét về những gì trẻ đã làm đƣợc trong trò chơi. Cô khuyến khích những trẻ đã làm tốt và động viên những trẻ chƣa làm đƣợc. Cô dặn dò trẻ thƣờng xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách.

Góc ghệ thuật: Cô cho trẻ hát những bài hát nói về việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Cho trẻ tô màu cốc và bàn chải theo ý thích.

Góc sách, truyện: Cô cho trẻ xem tranh về các bƣớc đánh răng đúng.

Hoạt động vui chơi ngoài trời: Cô cho trẻ đi tham quan bảng tuyên truyền về thói quen đánh răng trong trƣờng.

3.3.3.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Mỗi buổi sáng, trong giờ đón trẻ, chúng tôi trò chuyện với trẻ về những công việc tự phục vụ bản thân khi trẻ thức dậy đã làm hay phải có sự giúp đỡ của ngƣời lớn:

27

- Con chải răng nhƣ thế nào? Mẹ cho con dùng loại kem có cay không?

- Sau khi chải răng con thấy miệng thế nào? Có thoải mái, sảng khoái không?

Tôi cho trẻ tự do nói lên suy nghĩ của mình: Con có thích chải răng không? Vì sao không thích?... Sau đó sẽ trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng.

Trong những giờ giải lao để chuyển hoạt động, tôi lồng giáo dục thói quen đánh răng cho trẻ bằng những câu chuyện, bài thơ gần gũi với trẻ.

Trong giờ hoạt động ngoài trời nhƣ: Dạo quanh sân trƣờng, tôi cho trẻ quan sát các tranh tuyên truyền về giáo dục thói quen đánh răng .

Mỗi buổi chiều nêu gƣơng cuối ngày, tôi tích hợp cho các trẻ bầu chọn những bạn có thói quen đánh răng tốt, có hàm răng đẹp không bị sâu đƣợc lên cắm cờ vào bảng bé ngoan.

Tôi tạo dựng môi trƣờng nâng cao giáo dục thói quen đánh răng trong lớp bằng cách: Vẽ các hình ảnh về quy trình đánh răng, vui vẻ, nghộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân. Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, đẹp đẽ để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu.

3.3.3.4. Phối hợp với gia đình

Qua các giờ đón trả trẻ, chúng tôi trò chuyện với phụ huynh và trao đổi về tình hình vệ sinh răng miệng của trẻ dƣới nhiều hình thức: “Nhiều trẻ ở lớp dạo này hay kêu đau răng và răng bị sâu nhiều... Ở nhà trẻ có thƣờng xuyên đánh răng không? Chị nên nhắc trẻ đi đánh răng để tạo thói quen cho trẻ?”. Qua những lần trao đổi nhƣ vậy, nhận thức của phụ huynh ngày càng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở các cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng đƣợc thiết lập.

28

Nhấn mạnh vai trò nêu gƣơng của ngƣời lớn trong gia đình, giúp trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.

3.3.4. Thói quen chải tóc

Để trẻ thực hiện tốt thói quen chải tóc, tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

3.3.4.1. Hoạt động học tập

Hoạt động tạo hình Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Dán tóc cho bé (Theo mẫu)

Tôi lồng ghép giáo dục thói quen chải tóc cho trẻ thông qua việc đàm thoại để gây hứng thú cho trẻ:

Sáng nay ai buộc tóc cho con mà xinh vậy?

Thế bình thƣờng mẹ chải tóc cho con hay con tự chải? Khi nào các con cần chải tóc?

Chúng ta chải tóc gọn gàng để làm gì?

Giáo dục: Khi ngủ dậy hay khi tóc bị rối thì các con phải chải tóc gọn gàng để tóc không vƣớng vào mặt làm khó chịu, các bạn trai thì cần phải thƣờng xuyên cắt tóc gọn gàng nhất là vào mùa hè, nhƣ thế chúng mình sẽ xinh hơn và đƣợc nhiều ngƣời yêu quý hơn đấy.

3.3.4.2. Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi trong lớp học: Cho trẻ vui chơi tại các góc: Góc phân vai: Cho trẻ chơi “Bé làm chuyên gia tạo mẫu tóc”

Cô cho trẻ quan sát tranh và cùng đàm thoại về một số kiểu tóc: Con thấy có những kiểu tóc nào?

29

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 3 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội (KL07323) (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)