đến tận hộ vay – tạo điều kiện thuận lợi gắn bó với người nông dân theo nghị quyết liên tịch 2038 và 02.
3.1.4 Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng
Thực hiện phương châm “Tăng trưởng phải an toàn, an toàn để tăng trưởng mở rộng đầu tư, tập trung mọi cố gắng giải quyết những tồn đọng làm lành mạnh tình hình Ngân hàng, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn”.
NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc “chất lượng tín dụng hơn mở rộng tín dụng”, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế mà Giám Đốc
Ngân hàng tỉnh đề ra. Cụ thể đối với từng hoàn cảnh, cán bộ tín dụng áp dụng một số biện pháp xử lý như sau:
1, Trường hợp khách hàng trả nợ gốc, lãi hoặc trả nợ thất thường cán bộ tín dụng cần xác định rõ nguyên nhân.
- Nếu khách hàng gặp những khó khăn khách quan (chậm tiêu thụ sản phẩm, phát sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất, ảnh hưởng cục bộ của thiên tai, thời tiết…) Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục gia hạn nợ, giãn nợ, ghi ý kiến đề xuất của mình và trình lãnh đạo phê duyệt.
- Nếu do chủ quan của khách hàng (có thu nhập nhưng không trả) cần phối hợp với tổ trưởng tổ vay vốn, chính quyền xã, thôn để đôn đốc thu hồi nợ.
- Khoản vay không được gia hạn, giãn nợ phải phối hợp với kế toán thực hiện chuyển nợ quá hạn và xử lý các công việc cần thiết (lập thông báo đòi nợ, bám sát các nguồn thu để đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, ngừng cho vay… tùy theo từng điều kiện cụ thể).
- Trong trường hợp cần phải phát mại tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng phải thực hiện các bước công việc theo qui định hiện hành (niêm phong tài sản, hoàn thiện hồ sơ, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…)
2, Trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc xét thấy dự án không phát huy hiệu quả, khách hàng có biểu hiện chây ì, trốn tránh trả nợ; thực hiện việc thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, chấm dứt cho vay.
3, Trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng; có thể cho vay tiếp nhằm giúp khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh (cho vay lưu vụ, đầu tư thêm vốn) hoặc hoàn thiện hồ sơ lập biên bản thiết hại ngay sau khi khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng, hướng dẫn khách hàng làm đơn xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ…
4, Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đã được NHNo&PTNT huyện Sơn Hà thông báo bằng văn bản nhưng không
khắc phục, khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, khách hàng lừa đảo, gian lận cần tiến hành các thủ tục để khởi kiện trước pháp luật.
5, Trường hợp vi phạm quản lý tài sản và sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay: - Một trong những công việc quan trọng của cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra là: Kiểm tra hiện trạng tài sản, bảo đảm tiền vay để xác định có/hay không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Ngoài ra cán bộ tín dụng còn có trách nhiệm tổ chức, duy trì thực hiện tốt lịch thu nợ (tại địa điểm cố định đã được thống nhất với tổ vay vốn); đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện hợp đồng dịch vụ của tổ trưởng tổ vay vốn nhằm hạn chế tình trạng thu nợ, thu lãi không nộp, hoặc nộp chậm.
3.1.5 Tăng cường công tác Marketing (tiếp thị, quảng cáo)
Ngày nay, các định chế Ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến dành giật thị trường diễn ra khốc liệt, điều đó đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp nâng cao vị thế cạnh tranh. Điều này chỉ được thực hiện tốt khi có giải pháp Marketing đúng hướng. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá những hoạt động là một việc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh của ngân hàng nói riêng, nhất là trong tình hình hiện nay trình độ dân trí của người dân nông thôn còn thấp, hiểu biết về hoạt động ngân hàng còn hạn chế. Muốn làm như vậy, hoạt động Marketing Ngân hàng phải làm nhiều biện pháp như sau:
- Tăng cường tiếp thị với khách hàng bằng biện pháp đăng tin trên báo, đài truyền hình, truyền thanh.
- Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tham khảo ý kiến đóng góp của khách hàng.
- Ngân hàng có thể tác động vào tâm lý khách hàng thông qua việc trao đổi quà tặng cho các khách hàng thường xuyên gửi tiền vào ngân hàng hoặc có những lãi suất ưu đãi khi họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
3.1.6 Duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng
Ngân Hàng có thể áp dụng các biện pháp sau đây để duy trì mối quan hệ với khách hàng:
+ Ngân hàng chủ động phối hợp các ngành khác tìm các dự án sản xuất, kinh doanh đưa đến cho khách hàng và trợ giúp vốn cho khách hàng. Ngân hàng giúp khách hàng lập dự án và tính toán khả năng sinh lời của dự án.
+ Ngân hàng phối hợp với các cơ quan khoa học, kỹ thuật để giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh, về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến hợp đồng sản xuất, kinh doanh, về hợp đồng thực hiện dự án khi có nhu cầu.
+ Ngân hàng chủ động phối hợp với các ngành khác tìm thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng.
+ Lãi suất linh hoạt: Ngân hàng đưa ra nhiều mức lãi suất khác nhau ứng với từng mức tiền vay cụ thể, với từng loại hình sản xuất kinh doanh, từng đối tượng khách hàng cụ thể…Khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước tại địa phương.
+ Có chính sách ưu đãi bằng vật chất đối với khách hàng lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trả nợ đúng hạn vừa thu hút được nguồn tiền gửi, vừa thu hút được khách hàng vay vốn, nâng cao uy tín Ngân hàng.
+ Cho vay trả góp: việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn đã không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ, đặc biệt đối với những hộ thu nhập thấp. Vì vậy, Ngân hàng đưa ra phương thức cho vay trả góp, phương thức này cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong kỳ hạn vay. Số lần trả phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập để trả nợ của khách hàng.
3.2.1 Đối với Nhà nước