0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khi đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng nên bổ sung thêm một

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NHNO&PTNT HUYỆN SƠN HÀ – TỈNH QUẢNG NGÃI DOC (Trang 31 -36 )

tiêu thức đó là số lượng người vay do cán bộ tín dụng quản lý. Hiện nay, tiêu thức này đã được chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi áp dụng và

bước đầu đã đem lại động lực để cán bộ tín dụng có trách nhiệm cao hơn trong công việc của mình.

3.1.1.2 Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay:

Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay, mạnh dạn áp dụng các phương thức cho vay mới khi có điều kiện. Hiện nay ngân hàng chủ yếu cho vay theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức này thích hợp với hộ vay vốn không thường xuyên sản xuất theo mùa vụ, chu chuyển vốn chậm. Do thủ tục vay vốn còn phức tạp, cần nhiều giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng thường xuyên. Đối với những khách hàng có vòng quay vốn thường xuyên và quá trình vay trả sòng phẳng, có tín nhiệm trong quan hệ giao dịch ngân hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức này cho phép khách hàng có thể duy trì một hạn mức tín dụng trong thời gian nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn cho vay khách hàng chỉ phải lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí quản lý hồ sơ của ngân hàng.

3.1.1.3 Mở rộng các hình thức và điều kiện vay vốn cho phù hợp với thị trườngnông thôn. nông thôn.

Quy luật mùa vụ nông thôn là nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng đồng vốn của người dân. Chính vì vậy, cần xác định thời hạn linh hoạt hơn, khớp đúng với loại hình cây, con ở mỗi vùng sản xuất cho đến thu hoạch và chuẩn bị cho kỳ sau để phục vụ vốn cho quá trình sản xuất. Trên cơ sở thực tế và tham khảo kinh nghiệm các nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần thực hiện cho vay lưu vụ đối với hộ sản xuất. Theo hình thức này, hộ sản xuất sau một chu kỳ sản xuất chỉ cần trả hết lãi có thể xin vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sau mà không cần phải làm lại thủ tục từ đầu. Cho vay lưu vụ giúp các hộ sản xuất có các điều kiện chủ động về vốn, giảm bớt các điều kiện phiền hà và gắn bó nông dân với các tổ chức tín dụng hơn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn cần phải đa dạng các loại sản phẩm, cũng như các ngành nghề dịch vụ cho nông nghiệp và đời sống nông dân. Do đó các tổ chức tín dụng cần mở rộng hơn nữa các điều kiện vay vốn, không chỉ đầu tư cho sản xuất cây, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ, các sản phẩm lành nghề, cơ khí sửa chữa và nhất là phát triển thương nghiệp ở nông thôn. Rõ ràng là đối tượng tín dụng ở thị trường nông thôn đang được mở rộng, phong phú và đa dạng hơn, các đối tượng đầu tư cũng như đổi mới các điều kiện tín dụng.

3.1.2 Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định tín dụng3.1.2.1 Cho vay tập trung, có trọng điễm: 3.1.2.1 Cho vay tập trung, có trọng điễm:

Đầu tư vốn tập trung, có trọng điễm đối với khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn và triển vọng phát triển bền vững. Ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng cần phải tuân thủ nguyên tắc “tiến hành kinh doanh một cách có thận trọng”, nên cần phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Trước mắt ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào các tiểu ngành hoạt động có hiệu quả là chăn nuôi, trồng keo, trồng mỳ, buôn bán,…Đây là những lĩnh vực thế mạnh của huyện Sơn Hà.

3.1.2.2 Đẩy mạnh cho vay qua các tổ, nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương.

Qua thực tế nhiều năm thấy hiệu quả của hình thức cho vay qua các tổ chức hội ở địa phương, mang lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng là rất lớn. Việc cho vay qua các tổ, đại lý là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất. Vì “không ai hiểu rõ gia đình mình hơn những người hàng xóm của mình”. Các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời…Qua đó ngân hàng giải ngân nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng.

Thông qua các tổ chức tại địa phương đồng vốn của ngân hàng được kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thường xuyên và hiệu quả.

Mặt khác, thông qua các tổ chức hội để các hộ sản xuất có thể tương trợ lẫn nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Việc cho vay qua tổ chức hội, tổ tín chấp địa phương sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn vay của ngân hàng. Vì ở các địa phương, nếu không trả nợ kịp thời vốn vay qua tổ sẽ có nhiều biện pháp, trong đó nhắc nhở qua các cuộc họp, qua hệ thống loa truyền thanh…do tâm lý tập quán tại địa phương, điều này gây tâm lý e ngại…Chính vì vậy, do tâm lý lên người vay luôn thực hiện nghĩa vụ một cách đúng hạn, theo quy định.

Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ đem lại lợi ích cho cả hai phía: hộ vay vốn và Ngân hàng.

Đối với hộ gia đình có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì hiện nay số tiền vay của đa phần các hộ gia đình còn nhỏ nên người dân dể nảy sinh tâm lý ngại đi vay ngân hàng mà đi mượn những người xung quanh, gây tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đối với Ngân hàng, thông qua hình thức tổ, việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay. Kết quả thực hiện tốt hơn, hiệu quả cho vay qua “nhóm” của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà đã cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp (trung bình khoảng 0,23%). Mặt khác, cho vay qua “nhóm” giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng.

Với kinh nghiệm trong những năm qua Ngân hàng có thể áp dụng hình thức này sâu rộng hơn nữa. Tuy nhiên để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và cho vay qua “nhóm” ngày càng có hiệu quả thì Ngân hàng cần được thực hiện một số vấn đề sau:

1, Ngân hàng phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Đây là các tổ chức chính trị hiểu rõ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

2, Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho trưởng nhóm kiến thức cơ bản về quản lý, nghiệp vụ tín dụng…ngoài ra còn kết hợp với địa phương tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền các chính sách của ngân hàng, để khách hàng hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách thức làm việc với ngân hàng.

3, Có hình thức động viên như khen thưởng: Bằng giấy khen, hiện vật, phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương để tuyên dương trước tập thể…

3.1.2.3 Thực hiện chấm điểm tín dụng đối với khách hàng vay vốn:

NHNo&PTNT huyện Sơn Hà đã dùng phương pháp cho điểm tín dụng. Phương pháp này nhằm xác định rủi ro tín dụng theo những khía cạnh đánh giá khác nhau. Từ đó, tránh được tình trạng bỏ lỡ cơ hội từ chối cho vay đối với những khách hàng tốt, và cho vay đối với những khách hàng có rủi ro. Phương pháp này sử dụng 3 tiêu thức cơ bản về người vay để đánh giá là: tư cách, năng lực, vốn (hay khả năng tài chính). 1. Tư cách + Năng lực + Vốn = Điểm rủi ro tín dụng tốt 2. Tư cách + Năng lực + Vốn thiếu = Điểm khá 3. Tư cách + Năng lực thiếu + Vốn = Điểm khá 4. Tư cách khiếm khuyết + Năng lực + Vốn = Điểm nghi ngờ 5. Tư cách + Năng lực - Vốn = Điểm hạn chế

6. Tư cách - Năng lực

+ Vốn = Điểm kém

7. Năng lực

+ Vốn - Tư cách = Điểm nguy hiểm

8. Vốn - Tư cách - Năng lực = Điểm đặc biết xấu 9. Tư cách - Năng

lực

- Vốn = Điểm kém

10. Năng lực

- Tư cách - Vốn = Tín dụng lừa đảo

Ngoài các biện pháp trên, Ngân hàng còn phải áp dụng các biện pháp tổ chức và thỏa thuận hợp đồng tín dụng.

3.1.2.4 Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NHNO&PTNT HUYỆN SƠN HÀ – TỈNH QUẢNG NGÃI DOC (Trang 31 -36 )

×