VIII. ĐIỀU KHOẢN PHÁP LÝ.
e. Kiểm tra hàng hoá.
Tất cả các hợp đồng ngũ cốc đều quy định việc kiểm tra phẩm chất bằng cách chọn mẫu và phân tích mẫu. Các hợp đồng mẫu của Anh thường quy định việc chọn mẫu tại cảng dỡ hàng, trong thời gian dỡ hàng, hợp đồng FOB bán ngũ cốc của Paris lại quy định chọn mẫu trước khi bốc hàng. Có lẽ đây là một ngoại lệ trong buôn bán ngũ cốc. Nhưng ngoại lệ này có lợi cho người bán.
Phương pháp chọn mẫu phải bảo đảm cho mẫu đó đại diện được cho phẩm chất bình quân của lô hàng. Nhưng cách chọn mẫu cũng có thể đem lại cái lợi cho người bán hoặc người mua.
Theo hợp đồng xuất khẩu ngũ cốc từ Ấn độ đi Anh, người mua có quyền yêu cầu lấy mẫu khi dỡ hàng theo cách sau đây: cứ 5 bao thì lấy mẫu ở 1 bao và số bao mẫu nhiều nhất là 60 bao, không kể số hàng để lại coi như không bán. Người mua (ở Anh) sẽ chọn mẫu cuối cùng ở các bao này.
Các hợp đồng Đức Hà Lan lại chỉ rõ: Nếu hang giao bằng Si-lô thì sẽ không chọn mẫu ở trên tàu. Người ta bắt đầu lấy mẫu từ tấn thứ 7 và sau đó cứ 5 tấn lấy một mẫu. Mẫu được để vào trong bao nhỏ, có dung tích ít nhất là 1 lít. Trên bao phải ghi rõ tên tàu, lô hàng đã dỡ, ngày dỡ hàng, tên người giao hàng và tên người nhận hàng.
Theo các mẫu hợp đồng của Italia, các mẫu dùng để kiểm tra phẩm chất hàng phải cân được 2kg và tổng số phải ước lượng 100kg. Các hợp đồng của Paris thường hạn chế mẫu là 1kg.
Chi phí kiểm tra theo hợp đồng của London mua ngũ cốc từ Ấn độ, là do người bán chịu. Nhưng các hợp đồng khác quy định chia đều chi phí kiểm tra cho cả hai bên. Vì có hợp đồng lại quy định “không ai chịu thay cho người khác”, nghĩa là nếu kiểm tra ở cảng đi thì do người bán chịu, nếu kiểm tra ở cảng đến thì do người mua chịu.
Đa số hợp đồng ngũ cốc là hợp đồng CIF. Về cơ bản, đây là hợp đồng giao hàng ở cảng đi (shipment contract). Do đó rủi ro và tổn thất về hàng hoá di chuyển từ người bán sang người mua từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng đi.
Tuy nhiên không ít hợp đồng mẫu nhập khẩu ngũ cốc từ nước đang phát triển vào nước phát triển lại có những quy định bất lợi cho người bán. Ví dụ họ trút những rủi ro đường biến lên đầu người bán, họ quy định lấy số lượng và/ hoặc phẩm chất ở cảng dỡ hàng làm căn cứ để thanh toán. Như vậy trong những trường hợp này, điều kiện CIF, FOB, CFR chỉ còn là điều kiện về giá cả.
Sau khi hàng được bốc lên tàu, người bán phải thông báo việc đã giao hàng lên tàu.Người ta coi thông báo này như một thông báo về sự cá biệt hoá hàng hoá (notice of appropriation). Thời hạn thông báo này được quy định ở mỗi hợp đồng một khác.
Đa số hợp đồng ngũ cốc quy định việc thanh toán tiền hàng trên cơ sở người bán xuất trình chứng từ (cash against documents). Nhưng một hợp đồng của London lại quy định “trả tiền khi giao hàng” (cash on delivery). Song, nếu người bán trả tiền hàng sớm thì được hưởng giảm giá trả sớm” (cash discount). Theo hợp đồng của Italia, nếu chậm trả tiền hàng, người bán phải trả thêm tiền lợi tức theo lãi suất của ngân hàng Italia cộng (+) với 2% tiền phạt và / hoặc bồi thường thiệt hại do việc chậm trả đó gây nên.
Trong buôn bán ngũ cốc, hàng có thể được chở bằng tàu chợ hoặc tàu chuyến, tiền cước và chi phí bốc và/ hoặc dỡ hàng là những khoản chi phí khá lớn. Vì vậy, trong nhiều hợp đồng người ta quy định cả điều kiện thuê tàu (mớn nước cẩu con tàu, cờ phương tiện, phương tiện bốc dỡ của nó), mức bốc/ dỡ, thưởng phạt bốc / dỡ…
Hợp đồng bán ngũ cốc cảng Đan mạch quy định rằng tàu của người mua đưa đến phải có mớn nước thích hợp sao cho luôn luôn nổi (always afloat). Nếu người mua thuê tàu quá lớn thì người mua phải chịu chi phí lõng hàng (lighterage)
Về bảo hiểm, đa số hợp đồng quy định phải bảo hiểm FPA (điều kiện C) hoặc WA (điều kiện B). Hợp đồng Đức Hà Lan lại dành vấn đề này cho các đương sự thoả thuận.