Tăng giá và hạ giá.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở việt nam (Trang 49 - 50)

VIII. ĐIỀU KHOẢN PHÁP LÝ.

c. Tăng giá và hạ giá.

Trong các hợp đồng mẫu vê ngũ cốc thường đặt vấn đề tăng giá và hạ giá. Có những hợp đồng đặt vấn đề này ra nhưng không quy định mức tăng và mức hạ giá là bao nhiêu.

Hạ giá thường xẩy ra khi phẩm chất sút kém so với mẫu hàng, hoặc so với chỉ tiêu FAQ, hoặc khi trạng thái của hàng xấu đi so với các điều quy định trong hợp đồng ( ví dụ khi hợp đồng có điều khoản liên quan như Rye terms). Trong nhiều hợp đồng của London lại có điều khoản “gửi hàng ở cảng đi”

(Shipment clause) quy định như sau: “nếu ngũ cốc đến nơi trong trạng thái xấu thì phải lưu ý đến phẩm chất khi hàng được bốc lên tàu ở cảng đi. Hiện tượng hàng tới nơi trong trạng thái xấu không nhất thiết có nghĩa là hàng được gửi đi đã xấu”

Khi xảy ra vấn đề hạ giá mà các bên không tự thoả thuận được, họ có thể nhờ trọng tài quyết định. Ngoài ra, các hợp đồng của London còn nói rõ như sau: “nếu hàng đã giao có chênh lệch so với tiêu chuẩn ở mức dưới 0.5% thì không có việc hạ hoặc tăng giá”.

Một số hợp đồng ngũ cốc quy định rất chi tiết về hạ giá khi tăng mức % tạp chất. Ví dụ hợp đồng Đức Hà lan về ngũ cốc quy định mức hạ giá đối với lúa mạch đen như sau: “ Nếu tạp chất vượt quá nhiều % thì hạ giá 0,5% cho các % thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hạ giá 1% cho các tỷ lệ % thứ tư, thứ năm, thứ sáu”.

Đa số hợp đồng của London và Đức Hà lan công nhận rằng nếu hao hụt dưới 1% thì coi đó là hao hụt tự nhiên, không có vấn đề hạ giá.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w