Nội dung về tư tưởng đức trị của Tuân Tử

Một phần của tài liệu tư tưởng đức trị của mạnh tử, tuân tử mặt tích cực và hạn chế (Trang 42 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Nội dung về tư tưởng đức trị của Tuân Tử

Tuân Tử là người theo học thuyết Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ, nhạc chủ trương “chủ nghĩa chính danh”, trọng vương khinh bá, nhưng lại tương phản với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quan lẫn triết học chính trị và xã hội. Và, chính những tư tưởng triết học của ông về vương chế, hành pháp, chính danh, quân đạo…, lại trở thành tiền đề lý luận cho tư tưởng triết học Pháp gia sau này.

Trong cuộc đấu tranh chống lại các học thuyết có tính chất ngụy biện, duy tâm chủ nghĩa, Tuân Tử cũng nghiên cứu logic học và trình bày một cách duy vật quá trình hình thành, công dụng, ý nghĩa của danh từ, khái niệm. Trong quan điểm về “danh” cũng như phái Hậu Mặc, Tuân Tử cho rằng danh từ và khái niệm chính là sự phản ánh đặc tính của sự vật trong thế giới. Sự hình thành khái niệm trước tiên là phải dựa vào cảm giác của con người, sau đó người ta lấy những tính chất chung của sự vật, hiện tượng do các cơ quan cảm giác đem lại để phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, quy nạp thành từng loại, đặt cho nó một tên gọi, do đó đã hình thành nên danh từ hay khái niệm. Tuân Tử định nghĩa danh một cách thật giản dị “cái danh là để trỏ cái thực” nhờ danh mà phân biệt được thực, không lẫn lộn cái này với cái kia. Danh tức là tên gọi hoặc khái niệm. Tuân Tử đã chỉ ra tác dụng của danh và căn cứ chủ yếu để chế danh. Nguyễn Hiến Lê trích dẫn lời Tuân Tử khi bàn về danh như sau: Theo ông: “Danh là để chỉ thực, trên là để làm sáng tỏ sang hèn, dưới là để phân biệt cái giống nhau và khác nhau của thực. Quý tiện đã phân, đồng dị đã biệt, như thế thì cái trí không còn lo không còn hiểu rõ ràng, việc làm không còn lo cái hại khốn phế. Bởi thế mới có danh”[18, tr 162]. Như thế việc tạo danh ở Tuân Tử gắn liền với ý nghĩa đạo đức xã hội. Đó cũng gắn liền với chủ nghĩa chính danh trong triết học Tuân Tử. Nó không chỉ yêu cầu người ta trong nhận thức phải xây dựng được những khái niệm, tên gọi (danh) đúng với sự vật, hiện tượng (thực) được gọi qua danh, mà còn yêu cầu mọi người trong đời sống phải thể hiện đúng chức vụ, địa vị (tức danh phận) của mình.

Về cách phân loại danh Tuân Tử chia ra làm hai loại danh: danh chung và danh riêng, Tuân Tử nói: “Cho nên muôn vật tuy đông, có lúc ta cũng muốn gọi tới cả, nên gọi là “vật”. Vật là danh chung. Suy mà gọi chung, chung càng chung nữa, đến khi hết

chung sau mới dừng. Có lúc ta muốn nói tới một mặt, nên gọi là chim muông. Chim muông là danh riêng. Suy mà phân biệt, biệt càng biệt nữa, sau đó mới dừng” (Tuân Tử, Chính danh). Như thế “danh chung” là kết quả của quá trình suy lý tổng hợp, còn “danh riêng” là kết quả của quá trình suy luận phân tích. Từ đó Tuân Tử khẳng định “cái chung”, “cái toàn bộ” ở trong cái “riêng”, “cái cá biệt”. “Cái chung” chỉ có thể bao hàm “cái riêng” một cách đại khái. “Cái chung” và “cái riêng” tuy khác nhau nhưng không tách biệt nhau.

Tuân Tử cũng cho rằng danh hay khái niệm – cái mà con người dựa vào sự đồng dị của sự vật khách quan để tạo ra, mang tính chất quy ước, được mọi người trong xã hội thừa nhận. Để tránh rối loạn danh và thực, người ta đều phải lấy điều quy

ước chung đó làm chuẩn mực, khuôn mẫu cho mọi hành động, suy nghĩ, ngôn luận của

mình. Nghĩa là một khi danh đã được xác lập áp dụng theo quy ước cho một thực nào thì chỉ có thể được phép áp dụng cho thực ấy, không được tùy ý thay đổi và áp dụng cho những thực khác nữa. Như Tuân Tử đã giải thích danh vốn không có ý nghĩa cố định nào đối với thực. Do ước định mà để gọi thực, ước định quen mà thành, nên gọi là thực danh. Hơn nữa, vua phải dùng thể chế pháp luật và quyền hành của mình để tạo danh, chỉ định ý nghĩa của danh, quy định danh phận cho rõ ràng và thống nhất. Doãn Chính đã có trích một số câu khi bàn về danh của Tuân Tử: “Hết thảy ngôn, nghĩ, kỳ, mệnh, thị phi đều phải lấy bậc thánh vương làm thầy”. “Nhà vua chế danh, danh có định thì thực mới rõ, đạo mới thi hành, thì có thể dắt dẫn dân đến chỗ nhất trí. Cho nên lựa lời làm danh láo để loạn chính danh khiến dân nghi hoặc, nhiều người kiện tụng, ấy gọi là đại gian, tội cũng giống như là tội mạo dấu hiệu đo lường”. [1, tr 319]

Với lý luận logic học độc đáo ấy, Tuân Tử đã phê phán và vạch ra tính chất ngụy biện của các học phái triết học thời đó khi bàn về danh và thực. Thực chất của rối loạn danh và thực mà Tuân Tử phê phán chính là sự phản ánh thực trạng xã hội Trung Hoa đương thời. Do vậy, mong ước có một đấng minh quân để thống nhất nền chính trị, hưng thịnh tư tưởng, đạo đức, chấm dứt mọi sự rối loạn nhiễu nhương trong xã hội, không chỉ là mong ước của Tuân Tử mà còn là khát vọng của nhân dân Trung Hoa thời ấy.

Về quan điểm luận lý đạo đức, Tuân Tử cho rằng bản tính con người ta là tính ác. Sở dĩ ông cho bản tính con người là ác, vì tính theo ông tính là bản năng sinh lý của con người. Sinh ra mà sẵn như thế gọi là tính. Tính là do cái hào khí xung hợp mà

sinh ra. Tính linh hợp với ngoại vật, cảm ứng lẫn nhau, không làm mà tự nhiên gọi là tính. Còn cái yêu, ghét, mừng, giận, buồn, vui gọi là tình. Tình như thế rồi tâm mới chọn lựa gọi là tư lự. Theo bản năng sinh lý ấy thì con người ta sinh ra là có lòng ham muốn, mắt ham muốn màu sắc, tai thích âm thanh, miệng khoái mùi vị, tâm chuộng lợi lộc, xương cốt da thịt thích thú khoái lạc. Tất cả đều nảy sinh từ tính tình của con người. Nếu như phục tùng tính ấy của con người, thuận theo tính ấy của con người, tất nảy sinh sự tranh đoạt, làm hủy hoại lòng nhân nghĩa, đánh mất sự từ nhượng, không còn phân biệt thị phi. Vì thế, Tuân Tử khẳng định rằng bản tính con người ta là ác, thiện là do người làm ra, tức thiện không phải là bản tính vốn có của con người mà là ngụy. Tính là cái bản thủy sẵn có, cái bản năng chất phác; ngụy là cái văn lý long thịnh vậy. Không tính thì không có gì để làm thêm, không làm thêm thì tính không thể tự thành tốt. Ông coi hành động của con người tạo ra tính thiện cũng như: “cây cong phải đợi khuôn uốn, hơ nóng rồi kéo ra, sau mới thẳng được. Đồ kim khí cùn nhụt ắt phải mài dũa rồi sau mới sắc bén được. Cái tính của con người ta cũng vậy, ắt phải có thầy, có phép dạy bảo rồi sau đó mới có lễ nghĩa và mới trị”. [18, tr 45]

Trong học thuyết tính ác, Tuân Tử vạch rõ hành vi đạo đức của con người là do thói quen lâu ngày mà thành. Phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và kết quả của sự học tập, tu dưỡng lâu ngày mà nên. Thực chất của tư tưởng về bản tính con người của Tuân Tử là ở chỗ ông hoàn toàn không thừa nhận quan điểm đạo đức tiên thiên có tính chất duy tâm chủ nghĩa – “thượng trí hạ ngu bất di”, “sinh nhi trí chi”, “lương tri lương năng”, “tiên tri tiên giác” mà Khổng- Mạnh và một số triết gia khác tuyên truyền.

Theo ông, tính người tuy ác, nhưng nếu ra sức tu dưỡng, rèn luyện, học tập thì có thể cải hóa để trở nên thiện được. Bằng sự giáo dục lễ nghĩa, bằng sự tích thiện, thì bất cứ người nào cũng có thể đạt được địa vị của “người quân tử”. Sự phân biệt giữa “quân tử” và “tiểu nhân” cũng như “sĩ, nông, công, thương” không phải do thiên tính của họ quyết định mà là kết quả của sự tích lũy, “thói quen lâu ngày”. Cho nên, ông nói: “Người không có thầy, không có pháp mà biết thì ít đi ăn trộm, dũng mãnh thì tất làm giặc, tài giỏi thì làm loạn, xem xét thì làm những điều quái dị, biện luận thì nói những điều hoang đường. Người có thầy có pháp mà biết thì mau thông, dũng mãnh thì có uy, tài giỏi thì mau thành đạt, xem xét thì hiểu hết đạo lý, biện luận thì nhanh

biết phải trái. Cho nên không có thầy không có pháp là cái họa lớn của người ta, có thầy có pháp là cái tôn quý của người ta vậy” [18, tr 245]

Về chính trị, cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử vẫn theo tư tưởng truyền thống của các tiên vương, vẫn chủ chương vương đạo mà tôn chỉ là: “dĩ thân giáo, dĩ đức hóa”, nghĩa là lấy thân ra làm gương mẫu mà dạy dân, người trên sửa mình để yên trăm họ, kẻ dưới noi theo, sửa mình để thành một dân tốt. Người hay còn thì chính trị hay thi hành được, người mất thì chính trị hay cũng mất theo, cho nên trị nước là xây dựng con người. Vậy tài đức của nhà cầm quyền hay hơn pháp luật, pháp luật dở mà người giỏi thì sẽ sửa được pháp luật, pháp luật hay mà nhà cầm quyền dở thì sẽ bẻ cong hoặc không thi hành pháp luật để mưu lợi riêng cho mình. Đó chính là nền chính trị vương chính theo Nho giáo, một nền chính trị lấy nhân, nghĩa, lễ, nhạc làm gốc.

Trong việc cải biến trật tự xã hội Tuân Tử cũng rất đề cao công dụng của Lễ. Lễ theo quan điểm của Nho gia có ý nghĩa rất rộng, có thể hiểu đó là lễ nghi, nghi điển và quy tắc lề lối ứng xử trong xã hội. Tuân Tử nói: “Lễ là cái cùng cực của đạo. Lễ bất đầu từ đâu? Đáp: Người ta sinh ra là có lòng ham muốn; muốn không được thì không thể không tìm. Tìm mà không có độ lượng phân giới thì không thể không tranh. Tranh thì loạn. Các vua trước ghét loạn nên đặt ra lễ nghĩa để phân chia”.[18, tr 303]. Như vậy, theo Tuân Tử nguyên nhân sinh ra lễ nghĩa chính là bắt nguồn từ lợi ích, ham

muốn và hành động thỏa mãn những ham muốn đó của con người.

Sở dĩ l được Tuân Tử coi rất trọng đối với trị đạo như vậy là vì cái tác dụng “phân” của nó. Phân là phân biệt đẳng cấp, phân định nhiệm vụ và quyền lợi. Tuân Tử cho rằng “tính người vốn ác”, “tính người là muốn nhiều”, vả lại “thiên hạ muốn và ghét những vật giống nhau, muốn thì nhiều mà vật thì ít” cho nên nếu buông thả tính tình thì, cung không đủ cầu, tất sinh tranh giành mà đưa đến rối loạn. Tiên vương sở dĩ chế ra lễ là để tránh sự tranh giành rối loạn đó. “Theo cái dục của người ta thì thế không thể dung nhau, vì vật không thể đủ, cho nên tiên vương xét thấy vậy, mới chế định lễ nghĩa để chia thành trật tự”. [18, tr 83]

“Lễ là lí”, là những quy phạm khách quan và công bằng hợp lí: “Lễ đối với việc

quốc gia như quả cân và cán cân đối với sự nặng nhẹ, như dây và mực đối với đường

cho: “Đức tất xứng với vị, vị tất xứng với lộc, lộc tất xứng với việc giúp được cho đời – Đức tất xứng vị, vị tất xứng lộc, lộc tất xứng dụng” sao cho sang hèn, già trẻ, giàu nghèo, hiền ngu… đều được xứng cái phận của mình. Xứng phận thì an phận, không còn kèn cựa, tranh giành.

Trong triết học Tuân Tử, lễ không chỉ là quy tắc ứng xử trong gia tộc mà còn là nguyên tắc căn bản nhất để trị nước. Ông viết: “Dây là thứ chuẩn mực thẳng nhất, cân là loại chuẩn mực phân chia công bình nhất, quy cũ là công cụ để xác định vẻ vuông tròn chính xác nhất; lễ là nguyên tắc căn bản nhất của việc trị nước. Không tuân theo lễ mà làm, không coi trọng lễ, không gọi là chính trực” [18, tr 308]. Vì thế, có thể nói lễ là khái niệm hạt nhân trong tư tưởng chính trị của Tuân Tử. Ông nói: “Người không có lễ thì không sống, việc không có lễ thì không thành, quốc gia không có lễ thì không minh. – Nhân vô lễ tắc bất sinh, sự vô lễ tất bất hành, quốc gia vô lễ tất bất minh”. Ông cũng đã giải thích rõ “Lễ thì đối với kẻ thì kính, đối với kẻ thì hiếu thảo, đối với kẻ lớn thì thuận, đối với người trẻ thì từ ái, đối với kẻ hèn thì có ân huệ. “Lễ là phải nghiêm cẩn việc trị, sự sinh, sự tử”. Cho nên: “Trời đất là đầu của sự sinh, lễ nghĩa là đầu của sự trị”. [1, tr 324]

Với hiệu dụng định phận, tiết dục và dưỡng dục, lễ chính là trị bài thuốc trị tính ác, là cái thắng bảo đảm cho sự hài hòa và đoàn kết của đời sống tập thể. Lễ chẳng những làm cho nước trị, dân yên mà còn làm cho nước trở nên phú cường, làm cho các vương công lấy được thiên hạ, uy danh lừng lẫy.

Cùng với lễ thì nhạc cũng được Tuân Tử đề cao, đó là phương tiện để điều hòa tính khí, di dưỡng tinh thần, hướng dẫn con người ta tới đạo chân chính. “Nhạc trung bình thì dân hòa thuận, mà không lưu đãng. Nhạc nghiêm trang thì dân tề chỉnh mà không loạn. Dân hòa và tề thì binh mạnh, thành bền… Cho nên, nhạc là để làm cái đạo cho sự vui vầy. Tiếng sắt, đá, ti, trúc cốt là ở đạo đức vậy. Bởi vậy nhạc là cái thịnh đức của việc trị người vậy”. [18, tr 89] Nghe nhạc, tập vũ, không phải chỉ để cảm quan của chúng ta thêm minh mẫn, cho động tác chúng ta thêm hoạt bát, uyển chuyển, nhạc và vũ còn ảnh hưởng đến tư tưởng của ta: nhạc và vũ nhu hòa làm phân phát những tình tự âu yếm, nhạc và vũ hùng tráng làm sôi sục ý chí đấu tranh.

Trong việc giáo hóa con người, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử chủ trương pháp tiên vương, thì Tuân Tử lại cho rằng xưa nay cùng một đạo cùng một lý, nếu theo

phương pháp của các bậc thánh vương thời Tam Đại, Ngũ đế thì quá xa, chẳng có ai chứng thực và không hợp thời. Phương pháp trị nước, giáo hóa dân tốt nhất là pháp hậu vươngbởi nó còn mới, chưa thất thoát. “Luận về vương đạo, thì chế độ của vương giả không dựa theo các đạo đã có từ trước thời Tam đại mà chỉ theo phép tắc của các hậu vương. Dựa theo đạo cũ có từ trước thời Tam đại, gọi là “đãng”, không theo phép tắc của các hậu vương, gọi là “không nhã”. [1, tr 323]

Tuân Tử tuy lấy lễ nghĩa làm gốc trị đạo, nhưng ông không kiêng nói đến việc làm cho nước giàu, binh mạnh. Mục đích tối thượng của trị đạo là “nuôi cái dục của nhân dân và thõa mã nhu cầu của nhân dân”. Mục đích đó không thể đạt nếu tài vật

không đủ dùng. Cho nên làm cho nước giàu là một trong những mối quan tâm chính

yếu của các bậc minh quân. Muốn vậy phải thực hiện tiết chế tiêu xài bằng lễ, đó là việc chung cho cả nhân dân và chính phủ. Nhân dân dè xẻn thì chính phủ cũng không được lãng phí của công. Việc tiết dụng đầu tiên của chính phủ là sa thải những viên chức không thiết dụng hoặc bất lực. “Quá nhiều đại phu thì nước nghèo”. Tiếp theo là làm cho dân dư giả bằng chính sách, Càn làm cho dân dư vì nhiều lẽ: Thứ nhất, để cho dân thỏa mãn được gần hết những nhu cầu chính đáng của họ. Thứ hai, dân có no đủ thì năng suất của họ mới gia tăng, có dư dả mới phấn khởi mà thêm nhiều sáng kiến có lợi cho sự nghiệp phú cường chung của quốc gia: “Dân giàu có thì đất hoang sẽ được khai khẩn, đất hoang được khai khẩn thì thóc gạo sẽ sản xuất được gấp bội” (Tuân Tử,

Một phần của tài liệu tư tưởng đức trị của mạnh tử, tuân tử mặt tích cực và hạn chế (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)