Nội dung về tư tưởng đức trị của Mạnh Tử

Một phần của tài liệu tư tưởng đức trị của mạnh tử, tuân tử mặt tích cực và hạn chế (Trang 34 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1Nội dung về tư tưởng đức trị của Mạnh Tử

Trong quá trình đấu tranh chống lại các trường phái triết học khác thời Chiến quốc nhằm kế thừa và phát triển hơn nữa tư tưởng của Khổng giáo, Mạnh Tử đã dựng lên một hệ thống triết học duy tâm chủ nghĩa của nhà nho. Trên nền tảng của những tư tưởng về “Thiên mệnh”, “sinh nhi tri chi”, “nội tỉnh”, “chính tâm thành ý” của Khổng Tử và các học phái kế tục học thuyết của Khổng Tử như Tử Tư, Tăng Sâm, v.v…, Mạnh Tử đã phát triển thế giới quan duy tâm trong triết học Khổng Tử lên đỉnh cao.

Tư tưởng chủ yếu nhất trong triết học của Mạnh Tử là vấn đề về triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học thuyết về “tính thiện”. Học thuyết này của Mạnh Tử vừa là nền tảng của chính sách trị nước theo chủ nghĩa “nhân chính”, vừa là căn cứ để ông đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng của học thuyết đối lập đương thời. Trong tác phẩm của Doãn chính có đề cập quan điểm của Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện như sau: “… Cái bản tính của người ta vốn thiện cũng như bản tính tự nhiên của nước là chảy xuống chỗ thấp vậy. Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện, cũng như không có một thứ nước nào mà không chảy xuống chỗ thấp… Giá như nay ngươi đánh xuống nước mà làm cho nó vọt lên thì nước có thể lên quá trán, còn như chặn dòng nước lại thì nó có thể vượt lên trên núi. Đó là cái thế bị ép chứ không phải là bản tính của nước. Con người cũng như thế, nếu khiến họ làm điều bất thiện thì cái bản tính vốn thiện của họ sẽ có sức phản phục lại ngay”. Từ đó, Mạnh Tử khẳng định: “Cứ theo bản tính của con người ta thì ai cũng có thể làm thiện, cho nên mới nói tính người vốn thiện. Nếu có làm điều bất thiện, đó không phải do cái lỗi ở tài chất bản tính của người ta”[3, tr 530].

Theo Mạnh Tử, tính thiện của con người ta được thể hiện ở bốn đức lớn là nhân, nghĩa, lễ, tríứng với bốn thịnh đức của trời: Nguyên, hanh, lợi, trinh. Nhưng nếu Khổng Tử coi trọng lễ, trí như nhân thì Mạnh Tử lại ít nhắc đến lễ, trí và ông luôn đề cao đức nhân. “Đức nhân là cái lẽ người ta sở dĩ là người, hợp với cái lẽ ấy với bản

thân con người mà nói, thì tức là con đường nghĩa lý phải noi theo vậy- Nhân dã giả nhân dã, hợp nhi ngôn chi, đạo dã”. [5, tr 265]

Trong bối cảnh xã hội thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã làm rõ và phát triển hơn nữa nội dung nhân của Khổng Tử. Theo ông, đầu mối của nhân là “lòng trắc ẩn”, nhân đứng đầu trong tứ thiện đức và là đỉnh cao của tháp ngà đạo đức con người, từ đó làm nảy sinh các đức tính khác. Nhân hay nhân tâm là thiên bẩm, là biểu lộ đầu tiên của tính thiện sơ khai, là tình cảm triều mến âu yếm của mỗi người với cha mẹ…, là lòng trắc ẩn tự nhiên của ta khi nhìn thấy đứa bé ngã xuống giếng. Theo ông điều nhân thắng điều bất nhân, cũng như nước thắng lửa, ông còn tin vào sự chiến thắng của đức nhân đối với sự bất nhân ngay trong tâm mỗi người cũng như trong một nước và trong cả thiên hạ. Trong suy nghĩ của ông, sự hiện hữu và tỏa sáng của đức nhân sẽ chi phối mọi suy nghĩ, hành vi của con người, cũng giống như dòng sữa mẹ nuôi ta khôn lớn.

Mạnh Tử quan tâm đến nghĩa và đề cao nghĩa nhằm thi hành đức nhân. Theo

ông, lòng hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa. Nghĩa là điều nên nói, là việc nên làm. Nói việc gì đó, làm việc gì đó mà lương tâm không cắn rức thì điều nói, việc làm đó là điều nghĩa và ngược lại. Như vậy, nghĩa được hiểu là những gì hợp với đạo lý mà con người phải làm, cho dù điều đó có hay không đem lại lợi ích cho người thực hiện. Từ đó cho thấy, nghĩa không chỉ là đức tính cá nhân, mà còn là một đức tính xã hội. Với tư cách đức tính cá nhân, nghĩa bao hàm tình cảm và phẩm chất cá nhân, nhờ đó người ta biết tự hổ thẹn khi làm việc bất thiện. Còn với tư cách đức tính xã hội, nghĩa còn là

con đường ngay thẳng mà mỗi người cần phải đi theo nhằm tránh đau khổ cho đồng

loại.

Ông coi đức nhân nghĩa là cái đức cao cả của người quân tử và của bậc thánh nhân. Cho nên các vua đời trước đã đem lòng nhân đó ra ứng dụng việc trị nước và trở thành nhân chính, việc đó đối với họ dễ như trở bàn tay vậy. Ông cho rằng có lòng nhân thì yêu người, yêu người thì người sẽ yêu lại, có lễ thì biết kính người, kính người thì người kính lại. Những ông vua như vậy có trong thiên hạ thì không ai sánh bằng, cai trị đất nước thịnh trị. Với Mạnh Tử thì nhân chính là con đường mà mọi người cần phải tuân theo. Tuy cho rằng bản tính thiện của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí nhưng Mạnh Tử chỉ tập trung vào nhân và nghĩa. Theo ông, trên mọi lĩnh vực của đạo làm người cũng như trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, xét tới cùng đều có hai mặt nhân nghĩa. Nhân nghĩa cần thiết cho tất cả mọi người từ quần

chúng nhân dân đến nhà cầm quyền. Khi nhà cầm quyền đem nhân nghĩa ứng dụng vào việc trị nước thì thành nhân chính. Nếu đem lòng nhân mà thi hành nhân chính thì mọi việc sẽ trôi chảy, xã hội sẽ ổn định, thái bình.

Bản tính thiện của con người là do trời phú, theo Mạnh Tử là cái phần cao đại, tôn quý, là tính người bên cạnh cái phần nhỏ nhen, ti tiện, cái bản năng nhục dục tầm thường như cầm thú trong con người. Nó chính là chỗ để phân biệt giữa thiện và bất thiện, giữa con người và cầm thú. Trong tác phẩm của Doãn Chính có trích dẫn một số câu của Mạnh Tử khi bàn về tính thiện “Trong thân thể con người ta có phần cao quý, có phần đê tiện; có phần to lớn, có phần nhỏ nhen. Đừng lấy cái nhỏ nhen hại cái lớn., lấy cái đê tiện hại cái cao quý. Kẻ nào chỉ lo việc ăn uống thì sẽ bị người ta khinh bỉ lo nuôi cái phần nhỏ nhen mà làm mất cái phần to lớn” và “Loài người khác cầm thú chỉ có mảy may đó thôi. Cái mảy may đó, bọn thứ dân thì bỏ mất mà người quân tử thì biết bảo tồn” [1, tr 221]

Như vậy, theo Mạnh Tử bản tính con người ta là thiện, người ta có làm điều bất thiện chẳng qua là do bị vật dục xui khiến và hoàn cảnh tác động, do người ta không biết giữ gìn, nuôi dưỡng cái phần cao đại, tôn quý trong tâm mình, để cho cái thấp hèn, nhỏ nhen trong con người lấn át che lấp. Đó không phải lỗi ở tài chất, bản tính con người. Không những thế, theo Mạnh Tử, bản tính con người là thiện và người ta đều có thể trở thành thánh thiện do người ta vốn là đồng loại, đều có lương tâm và những quan năng trời phú cho để phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau: “Phàm những vật đồng loại đều có bản tính giống nhau. Tại sao về nhân loại người ta lại nghi ngờ về bản tính giống nhau? Bậc thánh nhân với ta đều là một loại, tức đều có tâm tính hết thảy giống nhau”. [1, tr 222]

Mạnh Tử còn cho rằng, tâm là cái chủ thể trong mỗi con người, là cái thần minh có đủ mọi lý, trời phú cho ta để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự. Tính là cái lý hoàn toàn của tâm. Đem cái tâm tính ấy ứng xử với mọi vật bên ngoài là tình, cho nên tâm của người ta với tâm của trời đất là một thể. Tâm là cơ quan để suy nghĩ (tâm chi quan tắc tư). Nhờ có tâm mà ta biết được điều phải trái, nhân nghĩa. Không suy nghĩ thì không thể biết được. Tâm là nguồn gốc của tính thiện trời phú cho con người, vì thế Mạnh Tử mới viết: “trắc ẩn chi tâm”, “tu ố chi tâm”, “từ nhượng chi tâm”, “thị phi tri tâm”. Người ta khi sinh ra ai cũng đều có cái tâm, hay lương tâm trời phú cho như nhau. Cái tâm đã là một thì đạo cũng là một. Cho nên Mạnh Tử mới nói “đạo chỉ có

một mà thôi”. Đạo chỉ có một thì ai cũng có đạo lý, nhân nghĩa ở trong tâm cả, vì ai cũng đều bẩm thụ một lý, một khí, một tâm trời phú cho như nhau. Thánh nhân với người thường chẳng khác gì nhau.

Trong học thuyết về luân lý đạo đức, Mạnh Tử đã cố gắng lý giải, khẳng định bản tính thiện của con người và nhiệt tâm giáo hóa con người, cải biến xã hội cho ngày một tốt đẹp hơn. Đó là thiện chí thể hiện tính nhân bản sâu sắc trong triết học của ông. Với tư tưởng khá phong phú qua các phạm trù đạo đức, tâm lý như tâm, tính, chí, khí, nhân, nghĩa, lương năng, lương tri…. Tuy nhiên, khi Mạnh Tử cho rằng những quy tắc đạo đức xã hội là ý thức và tình cảm “tiên nhiên”, do trời phú cho người thì quan niệm

đạo đức luân lý của ông vẫn hằn sâu dấu ấn giai cấp và mang đậm màu sắc của chủ

nghĩa duy tâm thần bí. Thực chất của những quan điểm ấy chính là nhằm khẳng định nguồn gốc tri thức và hành vi đạo đức của con người là do thần mở đường chỉ bảo. Vì thế, học thuyết đạo đức của ông đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp quý tộc, mưu toan chứng minh rằng giáo điều đạo đức và chế độ phụ quyền gia trưởng của bọn vua chúa thống trị là chân lý phổ biến vĩnh viễn.

Một trong những điểm nổi bật của triết học Mạnh Tử đó là học thuyết về chính trị - xã hội. Ông cho rằng, chính quyền, tài sản, chức tước và sự thay thế các triều đại vua chúa trong lịch sử đều là do số trời đã định sẵn cho con người. Không những thế Mạnh Tử còn đưa ra quan điểm anh hùng, vĩ nhân sáng tạo nên lịch sử có tính chất duy tâm thần bí. Tính chất duy tâm trong học thuyết về chính trị - xã hội của Mạnh Tử còn thể hiện trong quan điểm về sự biến hóa của lịch sử xã hội theo quy luật “nhất trị nhất loạn”, mang tính chất tuần hoàn luận của ông. Ông đã tìm cách gán tính chất thần bí cho học thuyết ngũ hành khi giải thích về sự biến đổi của lịch sử. Ông khẳng định rằng, cứ năm trăm năm, theo chu kỳ vận chuyển tuần hoàn của ngũ hành, nhất định sẽ xuất hiện một đấng vương giả hiền đức để trị vì thiên hạ.

Trong học thuyết về chính trị- xã hội, Mạnh Tử còn đưa ra quan điểm về sự phân chia trật tự đẩng cấp xã hội, rằng theo bản chất của con người thì xã hội được chia ra làm hai hạng người: những người lao tâm và những người lao lực. Hạng người thứ nhất là những quý tộc, vua chúa, tức những hạng người có tài đức, lo việc trị dân và sống dựa vào sức lao động của dân. Hạng người thứ hai, là đại đa số tầng lớp nhân dân lao động, luôn phải phục tùng và chuyên lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi hạng người thứ nhất. Đó là cái lẽ thông thường trong thiên hạ (thiên hạ chi thông

nghĩa dã). Hai dạng người đó, tuy mỗi hạng có bổn phận, nhiệm vụ được phân biệt rạch ròi, nhưng vẫn cùng giúp đỡ nhau để đạt đến mục đích chung là làm cho thiên hạ thái bình, xã hội thịnh trị. Mạnh Tử coi đó là nguyên tắc phân công có tính tự nhiên và là quy luật chung của sự phát triển xã hội. Nguyên tắc phân công lao động và phân chia địa vị đẳng cấp xã hội, theo Mạnh Tử là tự nhiên, nó dựa theo bản tính tự nhiên không đồng đều nhau của vạn vật mà ra. Ông viết: “Bản chất của mọi vật là không đồng đều nhau, có vật đáng giá gấp hai hoặc gấp năm lần vật khác; thậm chí có vật đáng giá gấp trăm gấp ngàn lần vật khác. Muốn cho thiên hạ đồng giá trị với nhau tức là làm loạn thiên hạ…”. [5, tr 163]

Dựa trên học thuyết tính thiện, tiếp tục tư tưởng đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử đã kịch liệt phê phán phương pháp trị nước của các trường phái triết học Mặc gia và Đạo gia, ông đề ra học thuyết “nhân chính” trong đạo trị nước và chủ trương lấy phép tắc, công đức, đạo lý của các thánh vương thời Tam đại, Ngũ đế làm chuẩn mực để giáo hóa dân, bình trị nước, gọi là “pháp tiên vương”. Theo thuyết “nhân chính”, việc trị nước chăn dân của các bậc vương giả là vì nghĩa chứ không phải vì lợi. Trong tác phẩm Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê đã trích dẫn lời đối thoại khi Mạnh Tử sang

nước Lương, Huệ Vương hỏi: “Ông có điều gì làm lợi cho nước Lương chăng?” Mạnh

Tử đáp: “Vua hà tất phải nói đến lợi. Chỉ có nhân nghĩa mà thôi. Nếu ông vua nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, quan đại phu nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta; kẻ trên, người dưới ai nấy đều tranh nhau điều lợi thì nguy vậy” [17, tr 29]. Vì làm vua một nước mà chỉ nghĩ tới cái lợi cho nước mình thì từ các đại thần trở xuống tới người dân thường, ai cũng chỉ nghĩ tới cái lợi cho nhà mình, thân mình như vậy nước sẽ loạn. Vả lại mưu cái lợi cho nước mình thì làm hại nước khác, chính vì nước nào cũng chỉ tính cái lợi riêng cho mình nên mới có chiến tranh mà thời Chiến quốc kéo dài mấy trăm năm. Phải lo cái lợi chung cho thiên hạ kia thì mới hết loạn, mà cái lợi chung đó là nhân với nghĩa.

Trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa và chủ trương “nhân chính”, Mạnh Tử đã đề xuất một quan điểm hết sức độc đáo, đó là quan điểm dân bản. Đây có lẽ là một điểm đặc sắc nhất trong triết học chính trị - xã hội của ông. Với nhãn quan của một nhà chính trị có tầm bao quát, khi xem xét thực trạng của một quốc gia, Mạnh Tử đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân, theo Mạnh Tử thì quần chúng nhân dân lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước.

Thậm chí, ông còn cho rằng, dân còn quý hơn cả vua chúa và xã tắc. Ông cho rằng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Sở dĩ Mạnh Tử quan niệm trong một nước dân là quý nhất, vì, theo ông, dân là gốc của nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua. Vì vậy Mạnh Tử cho rằng có được lòng dân là có thiên hạ. Từ đó, Mạnh Tử chủ trương thi hành một chế độ “bảo dân” và khuyên các bậc vua chúa khi vui cái vui của dân thì dân cũng vui cái vui của mình, còn khi vua mà lo cho lo cái lo của dân thì dân cũng lo cái lo của mình. Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo thì sẽ làm được vương vậy.

Vì thiên hạ, vì dân vua cần phải thi hành phép cai trị nhân đức đối với dân, giảm hình phạt, bớt thuế liễm, khiến dân siêng việc cày sâu cuốc bẫm, làm vườn tược. Khuyến khích những kẻ trai tráng trong những ngày nhàn hạ tự học để điểu hiếu, lễ, trung, tín. Nhờ vậy mà họ biết trọng cha mẹ, khi ra ngoài họ biết kính những người trưởng thượng. Nếu vua chúa không chịu lo cho dân, để dân đói khổ, ngu dốt, làm những điều sai trái rồi mới lấy hình phạt ra mà trừng trị họ, thì đó là hành động giăng bẫy đánh lừa dân. Đối với dân thì có hằng sản mới có hằng tâm thì họ mới quan tâm

Một phần của tài liệu tư tưởng đức trị của mạnh tử, tuân tử mặt tích cực và hạn chế (Trang 34 - 42)