Sự thể hiện ý thức cá nhân mạnh mẽ

Một phần của tài liệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại việt nam (Trang 40 - 48)

Trong văn học thời kỳ này đã xuất hiện bóng dáng cái tôi với tư cách ngang tàng, phóng túng của Phạm Thái, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương…các nhân vật trong “Truyện Kiều”, nàng chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm”.

Cái tôi được hiểu là ý thức, bao hàm đặc tính của cá nhân để từ đó phân biệt với cá nhân khác (theo quan điểm triết học). Theo ngành phân tâm học thì cái tôi là phần cốt lõi của tính cách liên quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Cái tôi được hình thành từ khi con người sinh ra và tiếp xúc với thế giới quan bên ngoài. Trong Phật giáo thì cái tôi hay còn gọi là “ngã” là cái tôi được thiết thuyết với tính thể trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Như vậy, cái tôi là con người tồn tại có ý thức, lập trường về mình. Cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là cái tôi mạnh mẽ, trong “Chinh phụ ngâm” cái tôi gắn liền với nỗi lo, cô đơn, còn cái tôi của Thúy Kiều là cái tôi đau khổ tủi cực cho một kiếp “hồng nhan bạc phận”.

Trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” người chinh phụ hãnh diện trước người chồng đẹp đẽ, uy nghi giữa đoàn quân, là sự choáng ngợp trước vinh hoa công trạng, danh phận mịt mờ, đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua, tồn tại không lâu. Khi cái tôi cá nhân trong con người trỗi dậy, nàng hiểu ra mọi lẽ: có lúc nàng thấy mình sai khi khuyên chồng ra đi, nàng cảm nhận được tuổi trẻ của mình đang tàn phai, nàng thấy xót xa cho số phận lẻ loi, sự chờ đợi trong mỏi mòn. Người chinh phụ cảm nhận được nỗi buồn của sự chia xa, cách trở về không gian địa lí, người ở mặt trận, kẻ ở hậu phương:

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”

Nỗi cô đơn buồn tẻ của người chinh phụ, sự chờ đợi trong nỗi lo cùng theo đó là sự tàn phá tuổi trẻ:

“Khách phong lưu đương chừng niên thiếu Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên

Quan sơn để cách hàm huyên bao đành”

Nàng ý thức được tuổi trẻ của mình và chồng mình trôi đi từng ngày mà không có cách gì níu kéo, để rồi trả lại đó là cuộc sống tẻ nhạt, sợ chia li của cặp vợ chồng. Đã có lúc nàng đã ví mình như ả chức, chị Hằng “Bến Ngân sùi sụt cung trăng dốc mòng” để rồi:

“Võ vàng đối khác dung nhan Khuê li mới biết tân toan dường này

Nếu chua cay mấy tấm long mới tỏ Chua cay này há có vì ai?

Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề”

Càng ý thức về hoàn cảnh người chinh phụ càng thấy đau đớn cho thân phận của mình, để rồi nàng để mặc cho cả dung nhan mình tiều tụy một năm một nhạt mùi phấn sonnhưng nàng cũng luôn ý thức giữ gìn vẻ đẹp và tuổi trẻ của mình để đợi ngày đoàn tụ:

“Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung”

Nhưng lại rồi có lúc nàng giật mình, xót xa rồi tự hỏi chính bản thân mình có bao người ra đi mấy ai trở lại, bởi vì họ “nhẹ xem tính mạng như màu cỏ cây”. Đã có lúc nàng thấy hãnh diện khi chồng mình có được vinh quang nơi trận mạc nhưng giờ đây nàng nhớ tới những ngôi mộ cũ, mộ mới để rồi:

“Hồn sĩ tử gió ù ù thổi Mặt chinh phụ trăng dõi dõi soi”

Để rồi nàng đau đớn, ân hận kêu lên “ trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ”, nàng hiểu ra mọi lẽ, nguyên nhân chia rẽ vợ chồng nàng hay đó chính là bản chất phi nghĩa của chiến tranh, chiến trường biết bao mũi đạn vô tình, liệu chàng có về sum họp cùng nàng hay không? Càng ý thức nàng lại càng sợ, càng đau đớn rồi tự trách móc hối hận:

“Lúc ngoảnh lại màu xanh dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) Nàng hiểu cái công danh kia là sự phù phiếm nó có được xây dựng trên xương máu của con người. Càng hiểu rõ mọi chuyện người chinh phụ càng sáng suốt hơn, suy nghĩ mạnh bạo hơn “sao kiếp người nỡ để lấy đây?” để rồi có lúc nàng đi đến quyết định quyết liệt:

“Đành muôn kiếp chữ tình là vậy Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”

Người chinh phụ ý thức được rằng hạnh phúc gì trong cái đau thương ấy. Con người cá nhân của người chinh phụ thể hiện theo chiều hướng phát triển tích cực: có lúc nàng hãnh diện chồng mình ra trận để rồi nàng phải chịu cảnh cô đơn, sự tàn phai của thời gian để thấy được bộ mặt của chiến tranh, cái hạnh phúc trong đau thương.

Đến với truyện Kiều tác giả đã xây dựng con người cá nhân thong qua việc khẳng định ý thức và tài năng của nhân vật Thúy Kiều:

“Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

“Anh hoa phát tiết ra ngoài

Tiếc công cha mẹ thiệt thòi thông minh”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Khi trong xã hội vị trí của người phụ nữ không được đề cao nhưng Nguyễn Du lại ý thức thể hiện vẻ đẹp phẩm chất và tài năng của nhân vật một cách chân thực. Nhà văn không chỉ phát hiện vẻ đẹp tài năng, vẻ đẹp của nhân vật mà còn để cho nhân vật tự ý thức về mình. Kiều sống thực với bản thận mình, nàng khát vọng có tình yêu tự do, quyền hạnh phúc và sự công bằng. Kiều vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, thứ lễ giáo “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” để rồi tự ý bước chân “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đi theo tiếng gọi của con tim, Kiều ý thức được hạnh phúc phải xây dựng dựa trên một tình yêu đích thực. Thúy Kiều yêu hết mình, yêu chân thật, nói như câu tục ngữ Nga “ăn có thể ăn nửa bữa, ngủ có thể ngủ nửa giấc nhưng không thể đi nửa đường công lí, yêu bằng nửa trái tim”. Kiều đang đi đúng con đường tình yêu chân chính, tình yêu do mình nắm lấy, tình yêu của Kim Kiều là tình yêu trong sáng và luôn giữ trọn tiết hạnh cho nhau. Kiều luôn khao khát một tình yêu chân chính, một bến đỗ của hạnh phúc. Kiều không chỉ ý thức đi kiếm tìm một tình yêu hạnh phúc mà Kiều còn là một người có ý thức sâu sắc về bổn phận. Khi gia đình gặp nạn, là con lớn trong gia đình Kiều đã đứng ra gánh vác để rồi đi đến quyết định đau đớn bán mình chuộc cha và em trai:

“Cớ sao bỏ phí cuộc đời

Đem thân ngà ngọc cho người dày chơi”

Ý thức về bổn phận Kiều đã phải hi sinh bản thân mình và cả cái khao khát tình yêu. Đó cũng là lúc cuộc đời kiều bước sang một cuộc sống đau đớn, ê chề trở thành món hàng trao qua tay người này kẻ kia “giờ lâu ngã giá vàng ngoại bốn

trăm”. Khi đã trở thành món hàng Kiều phải sống trong ngôi nhà chứa bất công phi nghĩa, mua vui cho người với bao cảnh bất công, nhũng nhiễu Kiều không hòa tan vào cảnh sống đó mà Kiều luôn giữ được ý thức và phẩm chất của mình. Sau những “bướm lả, ong lơi”, những “cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm” bắt buộc, Thúy Kiều vẫn “giật mình” tỉnh lại và trở về với phảm chất trong sáng của mình:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Mặc người mưa Sở mây Tần

Riêng mình nào biết có xuân là gì?”

Dẫu cuộc đời chìm tận đáy buồn nhơ, thân thể vùi dập tan tác, nhưng bản thân Thúy Kiều không hề đổi khác. Tuy sống trong cuộc sống như vậy nhưng Kiều không khi nào là thôi không mơ ước trở lại cuộc sống trong sạch, thanh bình, trở về với gia đình.

Đến với nhà thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ thể hiện trực tiếp cái tôi của mình thông qua các tác phẩm văn học của mình. Cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tố cáo xã hội không biết trân trọng người phụ nữ, là sự ý thức về thân phận tà hoa bạc mệnh. Hồ Xuân Hương là con của vợ lẽ đã thấy cảnh san sẻ tình yêu, tranh giành tình cảm vì vậy mà bà hiểu rõ hơn tình cảnh của người phụ nữ, bà xàng ý thức sâu sắc hơn tình cảnh của mình khi phải san sẻ tình yêu

với người con gái khác, càng ý thức bà càng cảm thấy đau đớn, cô đơn, tuyệt vọng để rồi phải thốt lên:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lung Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!

Năm thì mười học nên chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không…

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn, mướn không công! Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong”

(Hồ Xuân Hương)

Cái cảnh phải san sẻ chút tình cảm con con thật đau đớn, xót xa cho cảnh đời. Hồ Xuân Hương cũng vậy sống để khao khát một tình yêu trọn vẹn nhưng rồi lại cũng không tránh khỏi để rồi cảnh đau đớn cho thân phận “tài mệnh tương đối” có tài nhưng cũng phải chịu cảnh làm lẽ. Hồ Xuân Hương thấy cuộc sống lênh đênh trôi nổi của cuộc đời người phụ nữ, cái bản ngã của biết bao cô gái, Hồ Xuân Hương thay mặt cho biết bao cô gái nói lên nỗi xót xa ấy:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm long son”

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Bà ví mình với bánh trôi, bà nói về miếng trầu, bà tự tình, bà khóc cho tình duyên chua cay và quá ngắn ngủi của mình…bà dũng cảm nói thật chứ không

giấu giếm. Đó chính là chỗ phóng túng của lòng bà, nó gần gũi với ca dao và vượt ra khỏi ngoài chế độ phong kiến. Hồ Xuân Hương không chỉ có sức sống mãnh liệt và tha thiết yêu cuộc sống, bà còn truyền sức sống, lòng yêu cuộc sống cho những người phụ nữ. Bà không chỉ thách đố thiên hạ vì bản thân:

“Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom”

Mà cả thách đố cả dư luận cho những người phụ nữ khác, sống trong xã hội phong kiến mà dám công khai chủ động mời gọi tình yêu:

“Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

(Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Đã táo bạo lắm rồi, những cô gái dang dở trong tình yêu để rồi “không chồng mà chửa” bị xã hội chửi rủa thậm tệ, miệt thị, cạo đầu bôi vôi rồi bắt vạ bố mẹ. Họ phải tự tử vì sống không nổi với dư luận. Nhưng Hồ Xuân Hương không để họ chết. Kể làm gì “cái miệng thế gian” nhiều lời “chênh chếch”. Há không nghe dân gian nói sao:

“Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường”

(Không chồng mà chửa – Hồ Xuân Hương) Bà kêu gọi mọi người hãy can đảm sống và phải thấy rằng: “Không có, nhưng mà có, mới ngoan”. Bà trách đàn ông và trách mình cả nể rồi gây ra họa nhưng nàng nguyện mang cái mảnh tình chứ không vứt bỏ, bà là người đa cảm, đa sầu

nhưng cũng rất đa tình, thiết tha yêu cuộc sống và sống mãnh liệt. Không chịu thua cuộc sống bà còn muốn cải tổ số phận, muốn được làm phận trai, được hành động như một trang nam nhi đích thực:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.

Một phần của tài liệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại việt nam (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w