Tâm trạng khát khao tình yêu tuổi trẻ

Một phần của tài liệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại việt nam (Trang 28 - 40)

Đến với thi sĩ Hồ Xuân Hương chúng ta như có một luồng gió mát mới, bởi đó dường như là những lời được thốt ra từ trái tim bà, từ chính cuộc đời của chính nữ sĩ. Về đường tình duyên, Xuân Hương gặp nhiều lận đận. Theo truyền thuyết, bà lấy lễ tri phủ Vĩnh Tường, làm vợ kế Tổng Đốc, từ đó mà có thể trong thâm tâm của bà luôn mong muốn về một mái ấm gia đình hạnh phúc. Người ta nói bà “ chán’’ nhưng chúng ta nên hiểu đằng sau từ đó có nghĩa là gì? Bà chán không phải vì bà buông xuôi mà bà vẫn chờ đợi, chỉ có điều trong thời gian đó bà đã dùng thơ văn của mình để nói lên chuỗi tâm trạng của mình, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. Thơ Hồ Xuân Hương đã táo bạo nói lên khát vọng tình cảm lứa đôi một cách trần tục và nhu cầu bản năng chính đáng của con người mà theo lẽ phải, phải được cất giấu nhưng bị chèn ép, bị bóp nghẹt một cách phi lí cho nên phải được công khai lớn lên tiếng đòi hỏi, đó chính là sự bùng lên của ý thức cá nhân, của t

rào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Cái cảnh “ kẻ đắp chăn bong kẻ lạnh lùng. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung’’ đã làm bà chửi thề văng tục. Những tiếng chửi ấy là tiếng nguyền rủa chất chứa biết bao nhiêu lâu của tâm hồn u uất, là ngọn lửa cháy âm ỉ trong tim bao người phụ nữ chờ dịp cháy là bùng lên. Phải “chém cha” nó thôi, chém cho chết cái nguồn gốc bất công xấu xa, đẻ ra những

tủi hờn cực nhọc của người phụ nữ. Nhát dao ấy thật diệu kỳ khi luồng dao ấy được vung lên từ một trái tim khát khao sống. Đó không phải là tiếng nói riêng của bà mà dường như đó là tiếng nói chung cho thân phận của những người phụ nữ thời bấy giờ.

Cái đặc biệt của Hồ Xuân Hương khi nói về khát khao sống, về tình yêu và mái ấm gia đình đó chính là bà không hoàn toàn lệ thuộc vào nó mà bà đã đứng cao hơn nó, dùng lời thơ của mình bày tỏ khát vọng sống trong những trang thơ mạnh mẽ, đó chính là hình ảnh “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền’’ vậy!

“Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Hay:

“ Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự đời”.

Hãy can đảm sống và hãy thấy rằng điều đó không có gì là xấu hổ cả, bà đã đứng trong tâm lí của một người mẹ, người phụ nữ mới có thể hiểu được tâm trạng của những người phụ nữ thời bấy giờ như thế. Xuân Hương còn truyền cả sức sống mãnh liệt và lòng thiết tha yêu cuộc sống cho cả thiên nhiên, tạo vật. Những cái vô tri vô giác đối với bà cũng như muốn bước qua trang giấy để mà bước vào đời. Trong thơ bà mọi vật đều sống động, sinh sôi nảy nở, cỏ thì “lún phún leo’’, đá cũng “biết xuân tuổi già’’. Qủa thực đến với thi sĩ Hồ Xuân Hương chúng ta được trải nghiệm trong những vần thơ tràn đầy sức sống mạnh mẽ, tình yêu hạnh phúc gia đình nếu không có được trong tầm tay thì hãy đừng buông xuôi mà hãy

sống mạnh mẽ. Đó cũng chính là một hình thức trả đũa cuộc sống. Hãy biết sống ngẩng cao đầu, dường như đó chính là điều mà nữ sĩ muốn nói và dành cho tất cả những người phụ nữ thời bấy giờ.

Cũng giống như nàng Thùy Kiều, Xuân Hương cũng có ý thức bảo vệ nhân phẩm của chính bản thân mình. Trong cuộc đời của chính bản thân mình Xuân Hương vẫn giữ “tấm lòng son’’. Dẫu có những lúc nàng buồn, than thân trách phận nhưng không vì vậy mà nữ sĩ mềm yếu, ủy mị, buông xuôi, nhất là những khi nhìn lại đời mình đôi khi bà đã giật mình “thương mình xót xa’’. Ngay như tiếng cười của bà cũng thấm đẫm nước mắt:

“Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nổi lênh đênh Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng

Nửa mạn phong ba huống bập bềnh’’.

( Tự Tình III- Hồ Xuân Hương )

Như vậy giữa dòng “Ngao ngán” chúng ta có thể thấy được nữ sĩ không bao giờ buông xuôi mà vẫn khẳng khái, hiên ngang đứng trước những thoái mạ của cuộc đời, khẳng định cái tôi cá nhân của chính bản thân mình.Nếu nhà thơ thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân của mình thông qua các tác phẩm văn học của mình. Cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tó cáo xã hội không biết trân trọng người phụ nữ, là sự ý thức về thân phận tài hoa bạc mệnh. Hồ Xuân Hương là con của vợ lẻ, đã thấy cảnh san sẻ tình yêu, tranh giành tình cảm vì vậy mà bà hiểu rõ hơn tình cảnh của người phụ nữ, bà càng ý thức sâu sắc hơn tình cảnh của mình khi phải san sẻ tình yêu với người con gái khác, càng ý thức bà càng thấy đau đớn, cô đơn, tuyệt vọng để rồi phải thốt lên:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!

Năm thì mười họa nên chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không…

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn, mướn không công! Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong’’. ( Hồ Xuân Hương )

Cái cảnh phải san sẻ chút tình cảm con con thật đau đớn, xót xa cho cảnh đời. Hồ Xuân Hương cũng vậy, sống để khao khát một tình yêu trọn vẹn nhưng rồi lại cũng không tránh khỏi để rồi cảnh đau đớn cho thân phận “tài mệnh tương đối’’ có tài nhưng cũng phải chịu cảnh làm lẻ. Hồ Xuân Hương thấy cuộc sống lênh đênh trôi nổi của cuộc đời người phụ nữ, cái bản ngã trong con người Hồ Xuân Hương cũng chính là cái bản ngã của biết bao cô gái, Hồ Xuân Hương thay mặt cho biết bao cô gái nói nỗi xót xa ấy:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son’’

( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Bà ví mình với bánh trôi, bà nói về miếng trầu, bà tự tình, bà khóc cho tình duyên chua cay và quá ngắn ngủi của mình…Bà dũng cảm nói thật chứ không dấu giếm. Đó chính là chỗ phóng túng của lòng bà, nó gần gũi với ca dao và vượt ra khỏi ngoài chế độ phong kiến. Hồ Xuân Hương không chỉ có sức sống

mạnh mẽ và thiết tha yêu cuộc sống, bà còn truyền sức sống, lòng yêu cuộc sống cho những người cùng giới. Bà không chỉ thách đố thiên hạ vì bản thân:

“Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom!”

Mà cả thách đố cả dư luận cho những người phụ nữ khác, sống trong xã hội phong kiến mà dám công khai chủ động mời gọi tình yêu:

“Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi’’

(Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Bà trách đàn ông rồi trách mình cả nên gây họa nhưng nàng nguyện mang cái mảnh tình chứ không vứt bỏ. Bà là người đa cảm, đa sầu nhưng cũng rất đa tình, thiết tha cuộc sống và sống mãnh liệt. Không chịu thua cuộc sống bà còn muốn cải tổ số phận, muốn được làm phận trai, được hành động ở đời như một trang nam nhi đích thực:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu’’.

Người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều ban đầu đặt rất nhiều niềm tin, hy vọng vào “ đấng quân vương”, mơ ước được sống một cuộc sống nhung lụa vàng son theo kiểu “ Một ngày tựa mạn thuyền rồng/ Còn hơn mãn kiếp ngồi trong thuyền chài”. Với nhan sắc tuyệt trần “ Hương trời đắm nguyệt say hoa/ Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”, với tài năng hơn người “ Cờ tiên rượu thánh ai đang/ Lưu Linh, Đế Thích là hàng tri âm”, lại đang

là “ Đóa lê ngon mắt cửu trùng”, nàng mong muốn được sống giàu sang vinh hiển, khát vọng đạt được hạnh phúc tột đỉnh. Đối với nàng, cuộc sống đúng nghĩa phải là cuộc sống nơi lầu vàng gác tía, nàng coi thường cuộc sống thường dân :

“ Lan mấy đóa lạc loài sơn dã

Uổng mùi hương vương giả lắm thay”

Lúc được sủng ái, thậm chí niềm tin, sự hy vọng ấy còn được nâng lên thành những ảo tưởng, ngộ nhận. Nàng nhầm tưởng những cuộc ái ân với nhà vua là một cuộc tình chung thủy:

“ Mây mưa mấy giọt chung tình

Đình trầm hương khóa một cành mẫu đơn”

Sự say mê thoáng chốc của nhà vua khiến nàng ngộ nhận, xem đó là “duyên hương lửa”

“Phải duyên hương lửa cùng nhau

Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào”

Nàng mơ tưởng hão huyền về một tình yêu nồng thắm, vững bền:

“Tranh tỉ dực nhìn ưa chim nọ

Đồ liên chi lần trỏ hoa kia

Mượn điều thất tịch mà thề bách niên”

Có ngờ đâu tình yêu kia chỉ như mây khói, hạnh phúc kia phút chốc vụt bay. Sự sủng ái của nhà vua hóa ra không phải “duyên hương lửa”, không phải “nghĩa trăm năm” mà chỉ là sự đắm say phút chốc khi nàng đang trẻ đẹp.

“Ai ngờ bỗng một năm một nhạt

Nguồn ân kia ai tát mà vơi

Suy đi đâu biết cơ trời

Bỗng không mà hóa ra người vị vong”

Từ chỗ là “Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt/ Lòng quân vương chi chút trên tay”, trong thoáng chốc bỗng biến thành “người vị vong”. Người cung nữ bị thất sủng, phải đối mặt với một thực tại chua xót, bẽ bàng, đối mặt với bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu uất ức. Một khối cô đơn gặm nhấm tâm hồn nàng:

“ Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”

“ Một mình đứng tủi ngồi sầu

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa”

Sống trong tâm trạng ấy, người cung nữ dần dần đánh mất niềm tin vào những thứ trước đây nàng tin tưởng. Giấc mộng lầu son giờ đổ vỡ, mọi ảo tưởng, ngộ

nhận tiêu tan. Nàng rơi vào bi kịch vỡ mộng. Nàng bắt đầu phản tỉnh để nhận thức được rằng hóa ra những thứ mà trước đây nàng cho là tốt đẹp, cao quý lại là những thứ đen tối, xấu xa. Vinh hoa phú quý chỉ như một thứ “ mồi”, thứ “ bả” lừa gạt con người: “ Mồi phú quý dử làng xa mã/ bả vinh hoa lừa gã công khanh”. Đức vua mà nàng đặt tất cả mọi niềm tin, hy vọng thực ra là một tên háo sắc, vô sỉ không hơn, không kém:

“ Vốn đã biết cái thân câu chõ

Cá no mồi cũng khó nhử lên”

“ Đông quân sao khéo bất tình

Cành hoa tàn nguyệt bực mình hoài xuân”

Mất niềm tin vào những giá trị cũ, người cung nữ tìm đến với những giá trị mới. Nàng hiểu ra rằng hạnh phúc không phải được tạo nên từ lầu vàng điện ngọc, từ phù phiếm, xa hoa. Hạnh phúc chỉ đến từ tình yêu chân thành, chung thủy. Cuộc sống êm đẹp nhất là cuộc sống vui vẻ sum vầy, có chồng có vợ.

“ Kìa điểu thú là loài vạn vật

Dẫu vô tư cũng thích đèo bòng

Có âm dương có vợ chồng

Trực tiếp trải nghiệm trong một thực tế phũ phàng, trực tiếp nếm trải bao đắng cay, chua chát, nàng mới cảm thấy thèm cái giản dị nhưng rất đỗi ngọt ngào của “cảnh sống nhà quê” đầm ấm chan hòa

“ Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm

Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon

Cùng nhau một giấc hoành môn

Lau nhau ríu rít cò con chung tình”

Cái “ Cảnh sống nhà quê” mà nàng khao khát ấy không gì khác hơn là cảnh sống “ ngồi trong thuyền chài” mà trước đây nàng khinh rẻ. Đôi khi trong cuộc đời, con người ta phải trải qua trăm đắng nghìn cay mới có thể nhận chân ra giá trị của những thứ bên cạnh mà trước đó mình không hề biết. Người cung nữ trong khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều đã phải đánh đổi hạnh phúc cả đời mình để nhận ra một điều rằng hạnh phúc được vun đắp từ vinh hoa, phú quý là thứ hạnh phúc không vững bền. Hạnh phúc vững bền phải là hạnh phúc được xây đắp từ tình yêu, từ tình chồng vợ . Nàng đã phải trải qua một quá trình tự nhận thức từ chỗ ảo tưởng, ngộ nhận đến sụp đổ niềm tin với những giá trị cũ và tìm đến với những giá trị mới nhân văn, nhân bản hơn. Trong hình ảnh con người sụp đổ niềm tin ấy, dường như phảng phất bóng dáng của Nguyễn Gia Thiều, người trí thức thuộc hàng “danh gia vọng tộc”, có tài, có tâm nhưng đã phải tận mắt chứng kiến biết nhiêu biến động của thời thế, bao nhiêu ngang trái của cuộc đời để rồi ngay cả trong lúc được trọng dụng nhất, ông đã “ chán công danh bỏ khiếm việc binh, về nhàn cư bên Tây Hồ”. Hành động ấy của ông phải chăng cũng là hành động của một con người khủng hoảng niềm tin?

Bản tình ca đầy âm sắc. Với vần trắc của câu thất thứ nhất đã tạo nên một cảm giác rất gay gắt cho người đọc và người nghe. Nhưng câu thất thứ hai với vần bằng đã tạo sự nhẹ nhàng trở lại. Cho đến hai câu lục bát với vần bằng đã tạo nên một cảm giác trầm lắng xuống. Đây là nét độc đáo của bài thơ khi đọc đến hai câu lục bát có sự chùng xuống giống như những nốt trầm của một bài ca buồn. Với thể thơ song thất lục bát đã làm cho nhạc điệu của bài thơ là một câu song thất – lục bát trong bài thơ này ẩn chứ nhiều cung bậc của cảm xúc. Câu thất thứ nhất nói lên sự ai oán, nỗi khát khao đến cháy lòng, câu thất thứ hai dịu hơn một chút vì sự ai oán và nỗi khao khát đã nguội dần, cho đến hai câu lục bát thì chùng hẳn vì biết rằng có mong đợi có ước ao cũng chỉ là tuyệt vọng mà thôi. Vần điệu song thất lục bát được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, phép đối ngẫu được tôn trọng một cách chặt chẽ. Chính vì vậy mà Cung oán ngâm khúc từ khi phôi thai cho đến khi hình thành là dùng để ngâm nga chứ không phải để đọc. Cung oán ngâm khúc là khát vọng muốn đạp đổ tất cả những áp bức bất công của chế độ phong kiến của cung nữ biểu hiện tinh thần phản kháng, căm hận tột cùng của con người trước thực tại buồn đau để có được sự tự do hạnh phúc. Nàng cung nữ mong muốn có được tình yêu thương giống như bao người phụ nữ bình thường khác. Đó là một lý do chính đáng mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng ước mơ. Nhưng đối với nàng là một điều không thể với tới. Qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Ôn Như Hầu đã dùng lời than oán của người cung nữ để bày tỏ tâm sự của một kẻ sĩ đã nhìn thấy cuộc đời đầy tang thương biến đổi với những thăng trầm mà chính ông là người đã sống trong thời đại lịch sử ấy. Tâm sự của Nguyễn Gia Thiều là tấm bi kịch tiềm tàng những mâu thuẫn nghiệt ngã đến nối ông muốn thoát khỏi sự bức bách đó để sống một cuộc đời siêu phàm thoát tục. Tâm sự của ông cũng chính là tâm sự của bao người trong xã hội

đương thời khát khao có được một cuộc sống bình yên. Nhưng xã hội lại bế tắc làm cho bao nhiêu người đau khổ đến nỗi nhân phẩm con người bị chà đạp đến đau lòng. Ước mơ được yêu được sống tự do được hạnh phúc là ước mơ chung của tất cả mọi người nhưng đối với người cung nữ điều đó thật xa vời. Ôn Như Hầu cảm thương cho thân phận người cung nữ cũng như là cảm thương cho thân phận của bao nhiêu người phụ nữ khác và cũng chính là thương cho thân phận

Một phần của tài liệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại việt nam (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w