– Nhóm kết hợp với thụ thể nội bào : o Gồm steroid và hormon tuyến giáp
– Nhóm kết hợp với thụ thể ở màng tế bào : o Gồm peptid và amin tan trong nước.
o Kết hợp với thụ thể ở mặt ngoài tế bào nhận .
o Chia thành các phân nhóm tùy vào chất truyền tin thứ 2 tham gia vào cơ chế tác dụng của hormon.
3. Các chất truyền tin thứ 2
– cAMP: là chất truyền tin thứ 2 của hormone glucagon, epinephrine, ACTH, FSH, LH. cAMP được tạo thành từ ATP là dạng năng lượng hóa học dự trữ của cơ thể
o Cơ chế: cAMP làm thay đổi chuyển hóa ở tế bào đích thông qua việc hoạt hóa protein kinase A . Enzym chịu tác dụng của cAMP gồm 2 phần: phần điều hòa R, phần xúc tác C. Khi không có mặt cAMP thì enzym ở trạng thái không hoạt động R2C2. Khi có tác dụng của hormoneà tăng cAMP, cAMP gắn với tiểu đơn vị R làm tiểu đơn vị R thay đổi cấu hình tách khỏi tiểu phần Cà tiểu phần C trở nên hoạt động, xúc tác phản ứng hóa học tương ứng làm thay đổi chuyển hóa tế bào . o Ví dụ cơ chế tăng đường máu của epinephrine:
+ Epinephrin kích thích sự hoạt động của glycogen phosphorylase thông qua cAMP . Glycogen phosphorylase tăng chuyển hóa glycogen thành glucose-1P, làm tăng tạo glucose.
+ Từ 1 phân tử hormon có thể làm thay đổi hoạt động xúc tác của hàng nghìn phân tử enzym thông qua sự khuếch đại tác dụng hormon gắn với chất thụ thể . – cGMP:
o cGMP là chất truyền tin thứ 2 ở một số tế bào của ruột , tim, mạch máu, não ,ống thu của thận.
o Tác dụng
+ ở thận và ruột: cGMP thay đổi sự vận chuyển ion và sự giữ nước. + ở cơ tim: nó gây giãn cơ
+ ở não: nó tham gia vào sự phát triển não
o Ở động vật có vú : ANF ( Atrial Natriuretic Factor) giải phóng từ tế bào cơ tâm thất của tim tác dụng hoạt hóa enzym GC ( guanylat cyclase) chuyển GTP thành cGMP. Cơ quan đích là tế bào ống thận: làm tăng bài xuất natri, nước ở ống thận.
o Cơ chế : tác dụng của cGMP thông qua protein kinase phụ thuộc cGMP ( gọi là protein kinase G) . Protein kinase G gồm vùng xúc tác C và điều hòa R.
o Một loại GC thứ 2 ( thấy ở mô cơ tim và cơ trơn mạch máu) chứa hem và được hoạt hóa bởi NO . Sự tăng cGMP do NO làm giãn tế bào cơ trơn, giãn mạch. – Dẫn xuất của phosphatidyl inositol biphosphat.
o 1 loại thụ thể gắn với phospholipase C qua protein G. Khi hormon gắn vào thụ thể à Phospholipase C xúc tác chuyển phosphatidyl inositol 4,5diphosphat thành 2 chất thông tin thứ 2 : diacyl glycerol(DAG) và inositol 1,4,5
triphosphat(IP3)
o DAG hoạt hóa proteinkinase C phụ thuộc Ca2+ . Proteinkinase C phosphoryl hóa gốc Ser và Thr của protein ở tế bào nhận làm thay đổi xúc tác của protein này gây ra những biến đổi đáp ứng ở tế bào nhận
o IP3 (inosin triphosphat) khuếch tán tới lưới nội sinh chất và gắn vào thụ thể đặc hiệu làm mở kênh Ca⁺⁺ ở lưới nội sinh chất,làm tăng nồng độ Ca⁺⁺ trong bào tương gấp hàng 100 lần.
o Ví dụ : vasopressin tác dụng lên tế bào gan, TRF ( yếu tố giải phóng thyrotropin) lên tế bào tuyến yên
– Ca⁺⁺:
o Bình thường nồng độ Ca⁺⁺ rất thấp trong nội bào nhờ bơm Ca⁺⁺ trong nội nguyên sinh chất , ty thể và màng tế bào.
o Kích thích của hormone thần kinh làm 1 dòng Ca2⁺từ ngoài màng vào trong tế bào, hoặc giải phóng Ca⁺⁺ từ lưới nội chất và ty thểà tăng nồng độ Ca⁺⁺ trong bào tương à hoạt hóa enzyme phụ thuộc Ca⁺⁺ thông qua calmodulin.
o Calmodulin
+ Là protein có 4 vị trí ái lực với Ca⁺⁺. Sự liên kết giữa
Ca⁺⁺ và calmodulin làm thay đổi cấu trúc của calmodulinà làm calmodulin có khả năng kết hợp với 1 loại protein và điều hòa hoạt động của protein này.
– Thụ thể loại tyrosin kinase.
o Khi Insulin kết hợp với thụ thể tại 2 chuỗi α trên mặt ngoài tế bào gây ra sự tự phosphoryl hóa ở gốc tyrosin của 2 chuỗi β mặt trong tế bàoà làm cho vùng có hoạt tính enzym tyrosinkinase ở chuỗi β hoạt hóa và phosphoryl hóa các enzyme khác có trong bào tương tế bào,bắt đầu dòng thác phản ứng à gây thay đổi ở tế bào đích.
o Hormon tác dụng theo cơ chế này : yếu tố phát triển biểu mô EGF-epidemal growth factor), yếu tố phát triển nguồn gốc tiểu cầu PDGF-platelet derived growth factor)
Chuyên đề 18: Đặc điểm chuyển hóa glucid , lipid , protein và chức năng tạo mật , khử độc của gan
1. Chức năng chuyển hóa glucid
– Gan là kho dự trữ glucid của cơ thể dưới dạng glycogen.
– Khi nồng độ glucose máu tăng trên mức bình thường (VD: sau ăn ) , lượng glucose từ thức ăn qua thành ruột theo tĩnh mạch cửa về gan 1 cách ồ ạt , gan sẽ giữ glucose lại và tăng quá trình tổng hợp glycogen nhờ những enzym ở gan . o Gan có thể tổng hợp glycogen từ các ose khác như : galactose , fructose và mannose từ các hệ enzym chỉ có ở gan .
o Gan cũng tổng hợp glycogen từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian như : lactate, pyruvat, acetyl coA.. nhờ hệ enzym chỉ có ở gan .Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa gan và cơ .Khi cơ hoạt động mạnhà phân hủy glycogen hoặc glucose ở cơ nhằm cung cấp NL nhiều trong thời gian ngắn đồng thời tạo sản phẩm trung gian,chúng sẽ theo dòng máu về gan và gan tân tạo lại glucose và glycogen vì cơ ko có khả năng này
– Khi glucose máu giảm dưới mức bthg ,gan sẽ tăng phân hủy glycogen thành glucose cấp cho máu . Mặc dù cơ và 1 số cơ quan khác cũng có glycogen nhưng glycogen ko thể phân ly cung cấp cho máu vì chỉ ở gan có enzyme glucose 6- photphatase, xúc tác chuyển G6P thành Glucose.
o Glucose được hình thành, qua màng tế bào gan vào máu và đi tới các cơ quan trong cơ thể
– Điều hòa đường máu: do có khả năng tổng hợp mạnh glycogen để dự trữ và phân ly nhiều glucose vào máu mà gan đóng vai trò chủ chốt trong điều hòa đường máu của cơ thể . Toàn bộ hệ thống điều hòa đường máu bằng hormone hoàn toàn phụ thuộc vào sự toàn vẹn chức năng gan
– Ngoài tổng hợp glucose , gan còn tổng hợp Heparin -1 chất chống đông máu, có bản chất polysaccarid và ở gan glucose được chuyển thành acid
2. Chuyển hóa lipid:
– Thoái hóa lipid :
o Quá trình βoxy hóa acid béo xảy ra ở gan tạo các mẩu acety coA. à Một phần nhỏ vào chu trình acid citric để tạo năng lượng. Một phần dùng để tổng hợp
cholesterol, acid mật.Phần lớn dùng để tổng hợp thể ceton. Thể ceton sau khi tổng hợp ở gan được đưa vào máu , tới các tổ chức khác,rồi được chuyển thành acetyl CoA cho các tổ chức sử dụng(đặc biệt não và thận ).Như vậy thể ceton là dạng vận chuyển acetyl CoA trong máu từ gan đến các tổ chức khác và gan nhờ hệ enzyme của nó đã oxy hóa các a.béo “hộ” các tổ chức khác.
– Tổng hợp lipid:
o Nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể có tổng hợp lipid , đặc biệt ở mô mỡ . Tuy nhiên tổng hợp lipid ở gan có ý nghĩa quan trọng . Sau khi lipid được hấp thụ ở ruột dưới dạng glycerol , acid béo , một phần nhỏ được tái tổng hợp thành lipid ở ruột , phần lớn được vận chuyển về gan.
o Ngoài tổng hợp các lipid trung tính và cholesterol , gan còn tổng hợp các phospholipid có cực để tham gia cấu tạo lipoprotein huyết thanh.Nhờ vậy mà vận chuyển lipid trung tính và cholesterol ra khỏi gan , tránh ứ đọng mỡ trong gan . Khi chức năng gan bị suy giảm quá trình tổng hợp và vận chuyển lipid khỏi gan bị rối loạn dẫn tới ứ đọng mỡ trong gan
o Gan tổng hợp phần lớn cholesterol huyết thanh.Quá trình este hóa cholesterol có thể diễn ra ở gan hoặc ở huyết tương nhưng enzyme este hóa cholesterol chỉ do gan sản xuất. Cholesterol este hóa chiếm 60-70% cholesterol toàn phần huyết tương. Khi chức năng gan suy giảmà tỉ lệ cholesterol este hóa/cholesterol toàn phần sẽ giảm.
3. Chuyển hóa protein:
o Gan tổng hợp toàn bộ Albumin và tổng hợp 1 phần globulin; tổng hợp
fibrinogen, ferritin, prothrombin, cũng như phần lớn các protein huyết tương khác. Gan còn tổng hợp rất nhiều aa ko cần thiết từ các a.cetonic để đưa vào máu cung cấp cho các cơ quan khác tổng hợp protein
o Khi chức năng gan suy giảmà tỉ lệ A/G giảm và rối loạn đông máu. – Thoái hóa protein
o Gan có nhiều enzym tham gia thoái hóa aa.Đặc biệt enzym transaminase xúc tác trao đổi amin như AST ( GOT), ALT ( GPT).
o Gan tổn thương dẫn tới phá hủy tế bào ganà giải phóng enzyme transaminase vào máu làm tăng nồng độ của chúng trong máu.
o Tổn thương hủy hoại sâu tế bào ganà1 số enzyme có ở trong ti thể tế bào gan như GLDH( glutamate dehydrogenase ) cũng xuất hiện và tăng cao trong huyết thanh.
– Khử độc
o Tổng hợp Urê từ NH3- ,1 sản phẩm của quá trình thoái hóa aa.
o Enzym tham gia tổng hợp ure ở gan hđ mạnh và gan là nơi duy nhất tổng hợp ure của cơ thể. Khi ¾ gan bị cắt bỏ chức năng tổng hợp ure của gan vẫn bình thường
o Gan tham gia quá trình thoái hóa Hemoglobin tạo bilirubin tự do, đặc biệt là tạo bilirubin liên hợpàthải qua mật, nước tiểu.
4. Tạo mật:gan sản xuất mật liên tục ,dự trữ trong túi mật và bài tiết từng đợt
vào tá tràng. Lượng mật bài tiết trung bình/ngày 1000ml
5. Thành phần hóa học của mật
– Thành phần hóa học chính của mật là muối mật, sắc tố mật, và quan trọng nhất là acid mật (sản phẩm thoái hóa cuối cùng của cholesterol ở gan).
– Có 3 acid mật chính: a.cholic,a.deoxycholic, a.litocholic. Acid mật được liên hợp với glycin, taurin rồi kết hợp Na⁺ hoặcK⁺để tạo muối mật.
– Muối mật kết hợp với 1 số chất hòa tan trong lipid như cholesterol để tạo những phức hợp hòa tan trong nước và được đưa ra khỏi tế bào gan.
– Sắc tố mật:là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin. Sắc tố mật chủ yếu là bilirubin liên hợp và bilivecdin
1. Tác dụng của mật:
– Mật được tạo ở gan , trữ ở túi mật rồi đưa xuống tá tràng . Ruột hấp thụ 80- 90% acid mật và đưa trở lại gan , phần còn lại được bài xuất theo phân ra ngoài . – Tác dụng của muối mật:
o Nhũ tương hóa lipid của thức ăn, làm tăng diện tích tiếp xúc của lipid với enzyme lipase,đồng thời hoạt hóa lipase giúp cho tiêu hóa lipid được dễ dàng. Những hạt nhũ tương lipid nhỏ có thể hấp thu trực tiếp ở ruột.
o Làm tăng nhu động ruột vì lượng mật hàng ngày dược bài xuất xuống ruột rất lớn.
o Ngoài ra , gan còn đào thải nhiều chất độc cũng như chất cặn bã của các quá trình chuyển hóa qua việc bài xuất mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài.
5. Khử độc:
– Các chất độc gồm chất độc nội sinh(H202,bilirubin tự do, NH3…) hoặc chất độc ngoại sinh( alcol, thuốc kháng sinh, thuốc ngủ..)–> gan giữ lại chuyển hóa thành chất không độc , đào thải ra ngoài
1. Khử độc theo cơ chế cố định và thải trừ
– Theo cơ chế này ,chất độc tới gan, được gan giữ lại và đào thải nguyên dạng theo đường mậtà các chất độc được đào thải theo cách này ko bị biến đổi về mặt hóa học .Các chất được gan khử độc theo cách này gồm các muối kim loại nặng (muối Cu, Pb…), một số chất màu
– Thăm dò chức năng gan bằng cách tiêm vào tĩnh mạch một chất màu, sau từng thời gian nhất định, lấy máu và định lượng chất màu.Nếu chức năng gan tốt,hàm lượng chất màu trong máu giảm nhanh chóng theo thời gian.
1. Khử độc theo cơ chế hóa học:Chất độc được biến đổi hóa học thành chất không độc, dễ tan trong nước để đào thải ra ngoài
– Quá trình tạo ure từ NH3: NH3 là 1 sản phẩm thoái hóa của aa hoặc base nito ,đặc biệt độc với não, khi tới gan sẽ được gan tổng hợp thành Ure là một chất không độc , thải ra ngoài nước tiểu.
– Phân hủy H202: là chất độc được sinh ra trong một số phản ứng hóa học, phân hủy bởi catalase hoạt động mạnh ở gan theo phản ứng :
H202 H20 + ½ 02
– Phản ứng oxy hóa
o Phản ứng oxh các chất hóa học hoặc thuốc của gan được thực hiện bởi các enzyme cytochrom P450( flavin monooxygenase, amino oxidase) hoặc
các dehydrogenase
o Oxy hóa C mạch thẳng : alcol ethylic bị oxh dưới tác dụng của alcol dehydrogenase thành aldehyd acetic rồi a.acetic
o Oxy hóa C mạch vòng
o Oxy hóa các hydrocarbon thơm
o Khử amin oxy hóa
o N-oxi hóa
– Phản ứng khử:
o Khử aldehyd, ceton. VD: cloral khử oxy thành tricloethanol o Khử nhóm nitro (+2H)
– Phản ứng liên hợp
o Liên hợp với acid glucuronic: bilirubin tự do , phenol, alcol thơm, a.béo, các steroid …được đào thải =cách liên hợp a.glucuronic .Sự liên hợp này được thực hiện qua các lk osid giữa nhóm OH bán acetal của glucuronic với nhóm phenol , alcol hoặc carboxyl.
o Liên hợp với acid sulfuric: các indol,phenol, h.steroid và dẫn xuất được thải ra dưới dạng liên hợp này
o Liên hợp với acid acetic: đào thải các acid meta- , paraaminobenzoic , sulfamid ..
o Liên hợp với glycin: acid thơm và acid dị vòng liên hợp theo cách này o Lien hợp với glutamine như acid phenyl acetic liên hợp với
glutamineà phenyl-acetyl-glutamin.
– Các phản ứng khử độc của gan thực hiện nhờ 2 hệ thống enzyme
o Hệ thống enzym Oxidase : có chức năng hỗn hợp, là hệ thống enzyme ở lưới nội bào trơn, cần tham gia của cytochrom P450
o Hệ thống các E xúc tác phản ứng liên hợp
o Nhiều chất nội sinh và ngoại sinh làm tăng sinh các enzyme thuộc hai hệ thống trên(hiện tượng cảm ứng tổng hợp) tăng nhanh các phản ứng chuyển hóa của gan đối với chất hóa học.
Cơ chế lọc và tái hấp thu của thận Chức phận nội tiết của thận .Các chất bất thường trong nước tiểu . Vai trò thận trong sự điều hòa thăng bằng a-b của cơ thể
1. Cơ chế lọc của thận
– Sự bài tiết nước tiểu xảy ra ở nephron , đơn vị chức năng của thận . Sự bài tiết nước tiểu gồm 2 quá trình : siêu lọc và tái hấp thu . Siêu lọc là giai đoạn đầu của quá trình tạo nước tiểu , hàng ngày có tới 180 lít nước tiểu đầu được tạo thành . Sự lọc của cầu thận nhờ áp lực hiệu dụng (Pf)
– Mao mạch cầu thận cho nước và phân tử nhỏ qua lại dễ dàng
– Phân tử lớn như protein TLPT 70.000 không quan đượcà nước tiểu ban đầu trong bao Bowman nồng độ các chất như trong huyết tương, trừ protein
– Đo độ thanh thải , kĩ thuật chụp phóng xạ, miễn dịch hóa học,ànhận biết được các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình siêu lọc của các phân tử lớn như protein
– Kích thước các phân tử được lọc:
o TN1: Hb có TLPT 70.000, albumin có TLPT 68000. Khi tiêm tĩnh mạch Hb nhanh chóng bị thải ra nước tiểu trong khi Albumin nhỏ hơn lại không bị thải o TN2: Dựa trên hệ số lọc của inulin =1. Người ta đồng thời xác định hệ số lọc của dextran( đk 20A ) có hệ số lọc =1 và các dextran có kích thươc tăng dần( 20A đến 40A) , với 3 loại dextran: tích điện dương, trung tính, âm. Kết quả clearance giảm dần,với dextran đk 42A hệ số lọc gần như bằng 0 . sơ đồ minh họa
– Tình trạng lưu lượng máu:
o Sự vận chuyển các phân tử lớn qua màng cầu thận liên quan tới thẩm thấu, chức năng này phụ thuộc vào kích thước phân tử và quá trình lọc ,nghĩa là phụ
thuộc lưu lượng máu cầu thận, gradient áp suất chuyển màng, nồng độ protein trong máu cũng như hệ số siêu lọc của cầu thận
o Lưu lượng máu là V máu qua thận theo thời gian.Người lớn 120 ml/ph. Lưu lượng máu qua thận lớn gấp 8 lần qua mạch vành tim, 400 lần qua cơ xương khi nghỉ.
o Sự phân bố lưu lượng máu qua thận không đồng đều, vùng vỏ > tủy