CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của bia hà nội habeco (Trang 33 - 36)

- Kênh phân phối rộng Tiềm lực tài chính

CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:

Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) : Căn cứ vào ma trận của Micheal Potter, ta có

Nguồn của lợi thế cạnh tranh

Chi phí thấp Khác biệt hóa

Phạm vi cạnh tranh

Theo đó có thể thấy Habeco có chiến lược phát triển khá đặc thù: Tập trung khác biệt hóa

-Thị trường trọng điểm: Tận dụng thế manh về thương hiệu truyền thống, Habeco lựa chọn thị trường mục tiêu là các tỉnh phía bắc từ Quảng Trị trở ra để đầu tư tập trung và trọng điểm, tránh đối đầu với các thương hiệu bia khác tại các địa bàn mà đơn vị này chưa có lợi thế.

+ Habeco phục vụ phân khúc thị trường Miền Bắc là chủ yếu như: Hà Nội và một số tỉnh phía bắc(Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định…) với số lượng lớn trong đó riêng thị trường Hà Nội chiếm 42% sản lượng của công ty.

+ Sản phẩm bia của công ty chủ yếu là tiêu thụ trên đoạn thị tường bình dân bởi vì hiện nay đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn thấp, họ không thể

Dẫn đạo về chi

phí Khác biệt hóa

Tập trung dựa vào

chi phí thấp vào khác biệt hóaTập trung dựa

R ộ n g H ẹ p

thường xuyên uống các loại bia đắt tiền mà chất lượng cũng không hơn nhiều so với bia Hà Nội.

-Sản phẩm trọng điểm tạo sự khác biệt: Bia Hà Nội của Habeco thực hiện chiến lược khác biệt hóa đối với các đối thủ cạnh tranh thể hiện trong chất lượng cuẩn phẩm với những đặc trưng riêng biệt không lẫn với sản phẩm khác bằng việc thực hiện đổi mới, đầu tư công nghệ trang thiết bị hiện đại. Habeco không phát triển tràn lan nhiều sản phẩm mà chỉ tập trung vào 4 nhãn hiệu nổi tiếng: bia hơi, biachai, bia lon và bia Premium. Habeco đã thành lập viện nghiên cứu phát triển sản phẩm bia rượu của riêng mình để tạo ra giá trị sản phẩm khác biệt. Habeco phát triển mô hình công ty mẹ con nhằm tập trung năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ và đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng tại tất cả các cơ sở sản xuất bia tức là quản lý sản xuất, tiêu thụ và chất lượng 1 cách tập trung. VD như bia chai 450ml, đây là sản phẩm chủ đạo của thương hiệu Bia Hà Nội với sản lượng sản xuất hàng năm chiếm 70% tổng sản lượng của Bia Hà Nội.Bia chai 450ml có độ cồn > 4,2 %, hương vị đậm đà, có màu vàng mật ong đặc trưng của bia, bọt trắng mịn.

Hiện Habeco đã có trên 300 đại lý phân phối tại hầu hết các tỉnh phía Bắc và có 12 công ty con tại các địa bàn trọng điểm phía bắc (Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Trị) và 9 công ty liên kết. Thị phần Habeco đã chiếm khoảng 40% từ Nghệ An trở ra và kỳ vọng sẽ tăng lên 70% trong vài năm tới.

Việc tránh mở rộng quá sớm thị trường vào các tỉnh p hía nam vốn chưa phải là thế manh của Habeco đã giúp cho Habeco tránh bị phân tán nguồn lực và tiết kiệm được các chi phí tiếp thị và phát triển thị trường.

Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời)

Căn cứ vào mô thức QSPM cho ta thấy hiện tại Habeco đang áp dúng các chiến lược cường độ với sản phẩm bia HN. Cụ thể như sau :

Chiến lược cường độ

Thâm nhập thị trường: Với việc xác định thị trường trọng điểm là khu vực miền Bắc từ Quảng Bình, Quảng Trị trở ra, và mục tiêu đưa Bia Hà Nội đạt thị phần trên 70% tại thị trường Bắc và Bắc Trung bộ, tăng trưởng hàng năm của công ty mẹ từ 20%-25% và đến 2010 có 23 công ty con, liên kết ở nhiều lĩnh vực, bia Hà Nội đã tận dụng thế manh về thương hiệu truyền thống, để đầu tư tập trung và trọng điểm, tránh đối đầu với các thương hiệu bia khác tại các địa bàn mà đơn vị này chưa có lợi thế. Bí quyết lựa chọn nguồn nước và bí quyết công nghệ qua nhiều thế hệ đã làm nên Habeco trong Top 100 thương hiệu mạnh. Người tiêu dùng dù khó tính đến mấy cũng phải thừa nhận bia hơi, bia chai và bia lon Hà nội có chất lượng rất “Hà Nội”. Không “ồn ào” trong tiếp thị, nhưng bia Hà Nội đã được người dân cả nước, đặc biệt các tỉnh miền Bắc, đón nhận và hiện nguồn cung sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng đủ cầu.

Phát triển thị trường: Đầu tư xây dựng nhà máy bia ở các công ty con của Habeco tại Hưng Yên, Vũng Tàu, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị, Thái Bình, các dự án khác ở Kim Bài, Phú Thọ, Nam Định… và nhất là sự kiện đưa vào vận hành Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh để tăng công suất sản xuất và để phục vụ khách hàng ở các địa phương lân cận khác và tận dụng nguồn nguyên liệu ở các địa phương. Bên cạnh đó Habeco đã có hai công ty con trong khu vực miền Trung và Nam là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam, bước đầu tấn công thị trường miền Nam đối trọng với Sabeco-bia Sài Gòn trong đó. Không chỉ dừng chân tại thị trường trong nước, Bia Hà Nội còn mở rộng thị trường ra thế giới như xuất khẩu sang Đài Loan, Lào, Hàn Quốc, Anh, CHLB Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Congo...và đã có được tập khách hàng nhất định ở các quốc gia đó. Các sản phẩm này HABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền .

Phát triển sản phẩm: Với mục tiêu bổ sung thêm một thành viên cao cấp trong chuỗi sản phẩm của mình, Bia Hà Nội đã chọn cách phục dựng thương hiệu truyền thống bên cạnh việc gắn cho nó hình ảnh mới, chai mới cũng với slogan hàng khủng “Trúc Bạch – Kiệt tác Bia”- Chính loại hoa bia Quý tộc này là một trong những bí quyết đem tới vị đắng ngọt êm dịu mà bất cứ người sành bia nào cũng phải tấm tắc khen từ cái nhấp môi đầu tiên và lớp bọt trắng

mịn hấp dẫn vẫn còn lại ngay cả khi thực khách đã thưởng thức tới giọt bia cuối cùng. Bia Trúc Bạch của Habeco là kiệt tác được sinh ra từ sự kết hợp giữa bí quyết sản xuất bia 120 năm nay của Habeco và các nguyên liệu quý hiếm nhập khẩu trên thế giới. Những nguyên liệu thượng hạng hòa quyện với nhau một cách tinh tế dưới bàn tay của những kỹ sư công nghệ, nhờ đó Trúc Bạch có được vị ngon đặc biệt thỏa mãn mọi giác quan để người yêu bia thực sự được uống một kiệt tác. Các nguyên liệu sản xuất chính như đại mạch, hoa bia được lựa chọn và nhập khẩu từ các vùng cung cấp nguyên liệu sản xuất bia tốt nhất thế giới. Đặc biệt, sản phẩm Bia Trúc Bạch với công nghệ cổ truyền của HABECO được nấu từ hoa bia Saaz, một trong bốn loại hoa bia quý tộc của Thế giới, chỉ có duy nhất ở thung lũng Zatec, cộng hòa Czech. Là loại hoa bia có chỉ số vị đắng tuyệt vời và lý tưởng nhất để tạo nên “đẳng cấp ngon và duy nhất” của bia. Một điểm khác biệt so với các loại bia khác là nguồn nước ngầm được sử dụng để chế biến bia Trúc Bạch là nước được khai thác tại khu vực Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Nguồn nước này do người Pháp tìm ra trong quá trình thăm dò tìm các nguồn nước có hàm lượng vi khoáng phù hợp nhất cho lên men bia để đặt nhà máy bia Homel từ năm 1890.

Ngoài ra, bên cạnh thực hiện các chiến lược trên, Habeco cũng triển khai áp dụng thêm 1 số chiến lược khác có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, hợp tác phát triển sản phẩm và thị phần. Cụ thể :

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của bia hà nội habeco (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w