Thời gian đảo tuyến

Một phần của tài liệu giá trị tùy bút kháng chiến của nguyễn tuân sau 1945 (Trang 74 - 76)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.2. Thời gian đảo tuyến

Ngoài trình tự thời gian tuyến tính, tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân còn sử dụng trình tự thời gian đảo tuyến rất hợp lý và điêu luyện. Ở đó, thời gian đảo tuyến được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều chiều nhằm phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm và tư tưởng,...

Ở tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân từ thời gian hiện tại tác giả hồi tưởng về quá khứ. Trước hiện tại đầy biến động, mất mát, hi sinh hồi tưởng về quá khứ như là cách để xoa dịu tinh thần và tạo niềm cảm hứng cho những chặng đường tiếp theo. Thông qua nhân vật xưng "tôi" quá trình hồi tưởng diễn ra từ từ theo mạch cảm xúc và trí nhớ của tác giả. Trong thời điểm hiện tại của cuộc sống kháng chiến tác giả gợi nhớ về quá khứ. Tùy bút Cháy bản thảo khi đang ở hiện tại của

cuộc kháng chiến đầy ác liệt với "khung cảnh biên thùy chỗ để mộ anh Đăng" [13, tr. 305] thì "Tôi nghĩ về cái chết của anh Đăng, tôi nghĩ cả về chiến dịch vừa qua có

anh Đăng dự vào những đợt cuối" [13, tr. 305]. Từ đó, tác giả hồi tưởng về quá khứ

vẻ vang và đầy tự hào của Trần Đăng với những cống hiến cho dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng đất nước "Trần Đăng nhận rõ vấn đề chuẩn bị nói rộng và lại càng thận trọng hơn trong vấn đề chuẩn bị sáng tác. Chúng ta thấy Trần Đăng ở sách, ở báo chưa có mấy. Trái lại chúng ta thấy Trần Đăng rất nhiều ở các mặt trận tức là ở thời kỳ sửa soạn sáng tác. Chiến dịch nào cũng lẽo đẽo hăm hở, mỗi khi có chiến trường mới, anh lại khoái trá nói giống như tất cả cán bộ và đội viên (....) Anh sống với đơn vị, đặt cả bản thân mình vào cái sống cố gắng và đầy tinh thần

khắc phục mọi gian lao của đơn vị tiền tuyến" [13, tr. 308]. Ở đây, những hồi tưởng

của tác giả thật xúc động về những việc làm và hành động của Trần Đăng. Đối với Nguyễn Tuân, Trần Đăng luôn là người bạn thân thiết, một người đồng nghiệp luôn có trách nhiệm cao với nghề và với kháng chiến. Cái chết của Trần Đăng như là niềm động viên và khích lệ cho thế hệ sau tiếp bước truyền thống anh hùng của dân tộc để xứng đáng với những thế hệ đi trước. Ngoài ra, trong tùy bút Một buổi thi

chính trị thời gian hồi tưởng cũng được Nguyễn Tuân sử dụng. Đang ở hiện tại là

"Ngày tuyên bố kết quả các cuộc bắn, chính trị, ném lựu đạn, xung phong, cấp tốc

hành quân, công văn hỏa tốc" [13, tr. 164] tác giả chợt nhận ra người nhận giải là

anh Két và dòng hồi tưởng quá khứ lại ùa về "Xưa kia, nghĩa là trước ngày tác chiến, đã có mấy năm liền anh rót rượu cho tôi uống ở ven hồ Hoàn Kiếm. Anh là

một công nhân tư gia, một người bồi bàn..." [13, tr. 164]. Thời gian hồi tưởng tạo

cho các tùy bút kháng chiến thể hiện hết mạch cảm xúc của tác giả và nhân vật góp phần lớn vào giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Ngoài thời gian hồi tưởng trong tùy bút kháng chiến còn sử dụng thời gian đồng hiện. Trong tùy bút Ải Khẩu - Nam Quan khi hiện tại đang ở Nam Quan "Tôi nhìn kỹ và đoán được những đường nét rất quen thuộc, những công thự và trại lính

của một lối kiến trúc thuộc địa" [13, tr. 329]. Sau đó, tác giả hồi tưởng về quá khứ

"Mấy trăm năm về trước, chắc Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi khóc than và thề thốt ở quanh đâu đây" [13, tr. 330] và từ đó tác giả đã mơ về tương lai "Con đường này nay mai sẽ dẫn chúng ta đi xa lắm. Nơi đây là một triển vọng ngoại giao mở

rộng để đón mãi mãi những luồng gió Bắc đầy sinh khí" [13, tr. 331]. Ngoài ra, khi hiện tại "Tôi tìm về một đại đội bộ, đóng tại một cái miếu hoang, đọc mấy số bích báo vừa xong, mang những cái tên rất khêu gợi. "Vượt đường", (...)" [13, tr. 326] thì nhớ về quá khứ "Thường thường họ vẫn lượn rồng rắn trên những lối mòn kiểm lâm,

trên những đường rậm hẻm vẫn thường mệnh danh là đường buôn lậu" [13, tr. 327].

Sau đó "tôi" nghĩ về tương lai của vùng đất này "Tôi nghĩ đến một ngày không xa lắm, phố Ải Khẩu sẽ là một phố ga. Ga Ải Khẩu nằm trên con đường hỏa xa quốc tế Việt Quế sẽ có những đồng chí xếp ga, một Việt Nam, một Trung Hoa, vé in hai thứ chữ, cùng phất cờ khoa đèn cho những chuyến tốc hành toa nào cũng có cả hành

khách đủ các giống người Đông Nam Á Châu" [13, tr. 328]. Dù đang ở trong cuộc

chiến đầy khó khăn, vất vả nhưng khi đi qua Nam Quan, Ải Khẩu tác giả đã cho độc giả thấy được tình cảm gắn bó, niềm lạc quan và tiềm năng phát triển của nơi đây, vì vậy tác giả đã đưa ra dự cảm tương lai cho con đường này. Ở đây, tác giả khắc họa bằng thời gian đồng hiện đã làm nổi bật lên diễn biến tâm trạng phức tạp, nỗi niềm và lòng yêu quê hương đất nước. Vì vậy, thời gian trong tùy bút kháng chiến vô cùng sinh động, độc đáo và đa dạng.

Nhìn chung, trình tự thời gian đảo tuyến được Nguyễn Tuân khắc họa rất hợp lí và điêu luyện. Qua đó, tác giả thể hiện được chiều dài thời gian của kháng chiến, tâm trạng của nhân vật để từ đó giúp cho người đọc cảm được nhận thời gian trong tác phẩm một cách rõ ràng.

Qua thời gian nghệ thuật trong tùy bút kháng chiến, ta nhận thấy được sự khả năng miêu tả thời gian tài tình, điêu luyện của Nguyễn Tuân. Ở đó, nhà văn đã sử dụng rất nhiều những phương diện về ngôn từ, kiến thức tâm lý học để làm nổi bật thời gian tuyến tính và đảo tuyến. Từ đó, độc giả sẽ hiểu sâu sắc về thời gian, có được lượng thông tin cao và chính xác từ nhiều chiều về kháng chiến góp phần tạo cho các tập tùy bút có giá trị cao về mặt nghệ thuật.

Một phần của tài liệu giá trị tùy bút kháng chiến của nguyễn tuân sau 1945 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)