Thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu giá trị tùy bút kháng chiến của nguyễn tuân sau 1945 (Trang 72 - 74)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.1. Thời gian tuyến tính

Nguyễn Tuân trong quá trình kháng chiến luôn theo sát cuộc chiến và ghi chép cẩn thận những gì đang diễn ra. Chính vì điều đó, trình tự tuyến tính được ông sử dụng khéo léo và nổi bật. Trình tự tuyến tính là thời gian kể của các sự kiện diễn ra, sự kiện nào có trước thì tác giả kể trước còn sự kiện nào sau thì tác giả kể sau. Đặc biệt là nhịp điệu của trình tự tuyến tính nhanh hay chậm tùy thuộc vào cách thể hiện của tác giả. Chính vì vậy, tác phẩm viết theo trình tự tuyến tính bao giờ cũng được kể lại thông qua người kể chuyện. Tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân thông qua người kể là nhân vật xưng "tôi" và cũng có khi là "Nguyễn" tạo nên tính khách quan, chân thực cho các sự kiện.

Tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân được viết từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến hết 1972. Chính vì vậy, trong tác phẩm lượng thông tin ghi chép lại chính xác và cụ thể. Tập tùy bút Đường vui tác giả bắt đầu kể và viết từ "Sau Toàn quốc kháng chiến" [13, tr. 142] cho đến ngày 15-1-1949. Đa số mỗi bài tùy bút trong tập này tác giả cũng cho thấy mốc thời gian cụ thể và cách miêu tả hiện thực rất rõ nét. Điển hình là tùy bút Một buổi thi chính trị tác giả đã viết và ghi lại rất tỉ mỉ và chi tiết về buổi thi này vào ngày 7-5-48 ở chiến khu I, hay Nấm miền xuôi vào hết năm 1948,... Trong tập tùy bút này tác giả còn kể lại những trận đánh, vượt đường và hoạt động của người với thời gian xác định "1946. Trước ngày toàn quốc kháng chiến một tháng. Núi Buôn Ma Thiêng. Thật là một địa danh gợi cảm cho người phương xa và để lại trong lòng người đến đây một vết kỷ niệm khó mà nhòe nhạt" [13, tr. 166], "Người huấn đạo 1947 lại hình như không có tuổi. Xưa kia ông huấn thường là một người đàn ông đạo mạo có tuổi. Bây giờ ông huấn nhiều khi lại

là một thiếu nữ tóc thề hay là trẻ mục đồng ống quần nâu cao thấp..." [13, tr. 203],

hay "Năm 1947. Trung đoàn Thủ đô xơi hai phi cơ của nó ở khoảng đường này đây"

[13, tr. 154]... Qua đây, chúng tôi thấy được Nguyễn Tuân đã miêu tả rất rõ nét, tỉ mỉ để nói về hiện thực kháng chiến. Con người và kháng chiến qua lời kể của Nguyễn Tuân thật sinh động, chân thực. Khiến cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen, bởi đây đều là những con người, hình ảnh thật trong kháng chiến mà Nguyễn Tuân đã mắt thấy và tai nghe.

"Xuân 1950". Cũng như Đường vui ở mỗi tùy bút tác giả cũng cho thấy thời gian cụ thể: Cháy bản thảo là Tết Canh dần, Giữa một thị xã khôi phục là Gốc Thông, 31-8-49... Ngoài ra, trong tập tùy bút này tác giả còn kể và ghi lại nhiều những hình ảnh trong kháng chiến bằng thời gian cụ thể "Đầu năm 1950 này, vào những buổi sớm buổi chiều đau thương, cũng có những tâm hồn sám hối đi tàu điện lên Hồ Tây thèm thuồng nhìn lên sơn hệ Tam Đảo mờ xa..." [13, tr. 275], "Đoán biết là tôi ngạc nhiên, anh đại đội trưởng nói ngay: "Nó đấy!". Nó, nghĩa là cái đồn Đại Bục san

phẳng chiều ngày 19 tháng 5 này đây" [13, tr. 343]. Tình chiến dịch là tập tùy bút

mà nhiều cuộc vượt đường, công đồn diễn ra liên tục và chớp nhoáng. Từ hiện thực đó, tác giả đã ghi lại những gì đang diễn ra một cách tỉ mỉ, chính xác để thể hiện hết không khí của kháng chiến. Nguyễn Tuân ở đây luôn đi theo sát kháng chiến nên thời gian hành quân, vượt đường, công đồn tác giả nắm rất rõ đều này được thể hiện thông qua những trang viết của ông.

Tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi khi đọc chúng tôi cũng bắt gặp thời gian cụ thể và chính xác. Ví dụ: tùy bút ở mặt trận Hà Nội tác giả ghi thời gian là ngày 10-10-1966, tùy bút Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán thời gian kể là bước sang 1970.... Ở tập tùy bút này, tác giả miêu tả, kể lại rất nhiều hình ảnh chiến đấu và con người trong kháng chiến chống Mỹ "trận Hà Nội đánh thắng không quân Hoa kỳ ngày 29-6-1966. Hôm ấy mới thật biết súng và đạn thủ đô ta nhiều thật" [1, tr. 675], tùy bút Nôen Mỹ hình ảnh "Hoa Kỳ lại cuồng loạn tàn bạo ném bom vào Hà Nội (ngày 19-6, 2-12, 13-12, 14-12 năm 1968 vừa rồi) và vẫn như xưa, nhiều con người Hà Nội dân thường đã bị giết hại bởi tên lửa và bom ép Hoa Kỳ"

[1, tr. 710],...

Ngoài ra, tác giả còn kể theo trình tự thời gian của hành trình thâm nhập thực tế kháng chiến của chính mình. Đây được xem như là nét mới cho các sáng tác Nguyễn Tuân sau 1945. Sau toàn quốc kháng chiến Nguyễn Tuân vẫn luôn đi theo sát kháng chiến để xâm nhập và phục vụ sức lực của mình cho Cách mạng "Giữa người bộ hành 1948 và con đường xa thẳm của kháng chiến năm thứ ba (...) Đã có bao nhiêu lần tôi vui với con đường! Trên con đường, trên những con đường khu trong và khu ngoài, tôi đã vui, cố gắng, lấy lại tìm lại sức khỏe. Tôi tin con đường.

một con người ham "xê dịch", vì vậy việc xâm nhập thực tế luôn được ông ghi lại bằng thời gian cụ thể và cho thấy sự chuyển mình của tác giả.

Đến với mỗi vùng đất khác nhau ông đều kể lại rất chi tiết tỉ mỉ, từng sự kiện cụ thể. Đặc biệt là những mốc thời gian trong cuộc hành trình xâm nhập thực tế của mình. Tùy bút Khu Năm - Khu Bốn ông đã kể lại rất nhiều khó khăn và tinh thần đấu tranh của con người khi đặt chân đến đây năm "1946. Trước ngày Toàn quốc

kháng chiến một tháng" [13, tr. 166], hay đến với vùng đất mới tác giả cũng cũng

ghi lại thời gian chính xác "Sắp sang 1949 rồi (...) Sớm 31-12-48, chúng tôi dậy thật sớm, ba lô túi dết đi miết lên trạm liên lạc hỏi đường lên Việt Bắc" [13, tr. 248],

"Những anh đại đội trưởng rất quen thuộc từ chiến dịch Tây Bắc hè 1949 cũ quây lấy, nháy tôi: "Thế nào, cùng đi chứ anh?". (...) tôi gật gật nháy nháy" [13, tr. 267]... Với thời gian chính xác tác giả giúp cho người đọc dễ dàng hiểu được quá trình xâm nhập của Nguyễn Tuân đã đi đến vùng đất nào, đi đến đâu và năm nào. Qua đó, giúp cho độc giả có lượng thông tin về cuộc đời ông và kháng chiến Việt Nam. Từ đó, có những hiểu biết thêm về lịch sử kháng chiến và những bày học bổ ích về cuộc sống.

Có thể thấy, trong các tập tùy bút kháng chiến trình tự thời gian tuyến tính được Nguyễn Tuân thể hiện đa dạng. Những con người, hình ảnh của chiến tranh được Nguyễn Tuân ghi lại bằng cả tình yêu với quê hương đất nước và tâm huyết nghề nghiệp. Từ đó, những trang viết của ông trở thành nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho lịch sử Việt Nam.

Một phần của tài liệu giá trị tùy bút kháng chiến của nguyễn tuân sau 1945 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)