Khiếu kiện và giải quyết quyết định bồi thường

Một phần của tài liệu quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của nhà nước ở nước ta hiện nay thực trạng và hướng đề xuất hoàn thiện (Trang 35)

Cán bộ, công chức bị xử lý trách nhiệm vật chất có quyền khiếu nại về quyết định bồi thường thiệt hại của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.30

Tuy nhiên, theo Luật Khiếu nại năm 2011 thì cán bô, công chức từ vụ trưởng trở xuống thì còn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án đối với quyết định bồi thường của vụ trưởng: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.31

Trong Thông tư liên tịch số 02/2008/ TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2006/NĐ-CP cũng có quy định: “Cán bộ, công chức bị xử lý trách nhiệm vật chất nếu không đồng ý với quyết định bồi thường thiệt hại vật chất của cơ quan, người có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định bồi thường thiệt hại vật chất”.32

28. Khoản 1 Điều 12 Nghị định 118/2006/NĐ - CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức

29. Khoản 2 Điều 12 Nghị định 118/2006/NĐ - CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức

30. Điều 4 Nghị định 118/2006/NĐ - CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức

31. Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011.

32

. Khoản 4 Mục 1 Thông tư liên tịch số 02/2008/ TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.

2.4.5. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền, tài sản bồi thường

Vấn đề này được quy định tại Điều 13 Nghị đinh số 118/2006/NĐ – CP:

“Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại Kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Số tiền hoặc tài sản bồi thường phải thu của cán bộ, công chức để hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được theo dõi, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, Nghị định số 118/2006/NĐ – CP không có quy định về hậu quả pháp lý của việc xử lý oan, sai và các hậu quả pháp lý khác, cũng như về chấm dứt hiệu lực của quyết định xử lý trách nhiệm vật.

Nếu như chúng ta nhìn lại toàn bộ quá trình giải quyết cũng khá chặc chẽ quá trình giải quyết diễn ra liên tục. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn khiến cho việc giải quyết bồi thường không được thõa đáng. Bước đầu của việc xác định thiệt hại là cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại mà theo pháp luật không rõ ai là người xác minh thiệt hại. Do đó, nếu người xác minh thiệt hại là người của cơ quan quản lý cán bộ, công chức gây thiệt hại thì việc xác đinh có đảm bảo tính khách quan và công bằng hay không ? vì không ít những trường hợp bao che cán bộ, công chức gây thiệt hại và có thể xác định thiệt hại không đúng trên thực tế.

Như vậy, để phát huy đúng vai trò, thể hiện một xã hội dân sự, pháp quyền thì chế định về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức cần phải quy định cụ thể hơn, đột phá mạnh dạn hơn nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước hiệu quả hơn.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG - HƢỚNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA

CÁN BÔ, CÔNG CHỨC

3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng vật chất của cán bộ, công chức

Pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Nhà nước ở nước ta hình thành vè phát triển qua các giai đoạn, ngày càng được bổ sung, đổi mới phù hợp với tìNh hành kinh tế, chính trị, xã hội.

Trước đây chế độ trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức Nhà nước được quy định chung bởi Nghị định số 49/CP ngày 09/04/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản Nhà nước. Các nguyên tắc của chế độ trách nhiệm vật chất được quy định tại Nghị định số 217/CP ngày 08/06/1979 ban hành bản Quy chế về trách nhiệm vật chất, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công nhân viên và cơ quan Nhà nước. Những văn bản này không còn phù hợp với thực tiễn lúc bấy giờ, trở nên lạc hậu nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/CP ngày 03/05/1997 về việc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Nhưng Nghị định này không hoàn toàn thay thế được các văn bản nói trên vì nó chỉ cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Điều 623 và 624 Bộ Luật dân sự 1995 tương ứng với khoản 5 Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức ( trường hợp hoàn trả). Nghị định 47/CP mới chỉ quy định trường hợp cơ quan Nhà nước bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và việc những người đó hoàn trả cho cơ quan khoản tiền mà cơ quan đã bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật, còn trường hợp bồi thường quy định tại khoản 4 Điều 39 chưa được cụ thể hóa.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 1995, các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do những hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra trong quá trình thực thi công vụ. Mức độ bồi thường tùy theo tính chất của lỗi khi bị vi phạm. Nếu do vô ý thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó có trách nhiệm liên đới, còn người trực tiếp vi phạm thì chịu một phần bồi thường thiệt hại vật chất. Nếu cố ý vi phạm vì mục đích vụ lợi, tham ô tài sản Nhà nước, công dân hay chiếm đoạt tài sản của công dân thì phải bồi thường toàn bộ. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ, nguy hại cho xã hội của hành vi thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Những quy định của Nghị định 47/CP nói trên về cơ bản không quy định cụ thể hơn những quy định của Bộ luật dân sự, chỉ tương tự như những quy định tại hai Nghị định 49/CP ngày 09 tháng 04 năm 1968 và Nghị định 217/CP ngày 08tháng 6 năm 1979.

Để cụ thể hóa khoản 4 và 5 Điều 39 pháp lệnh cán bộ, công chức, Nghị định số 97/1998/CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức quy đinh:

1. Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế và cần xét đến hoàn cảnh gia đình, nhân thân của công chức gây thiệt hại.

2. Trường hợp gây thiệt hại dưới 5 triệu đồng về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và được trừ dần vào lương tháng nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập và phụ cấp ( nếu có).

Tất cả những quy định này còn quá chung chung, còn nhiều khoảng trống chưa được quy định, chẳng hạn:

Trường hợp vô ý gây thiệt hại trên 5 triệu đồng thì phải bồi thường như thế nào ? Trường hợp do vô ý gây thiệt hại cho người khác mà mức bồi thường không quá 3 tháng lương thì cán bộ, công chức phải bồi thường như thế nào ?

Trường hợp gây thiệt hại cho người khác bởi những hành vi, hành vi hành chính hợp pháp, chẳng hạn trong tình thế cấp thiết, sự việc bất ngờ thì ai phải bồi thường, cơ quan hay cán bộ, công chức; trường hợp nào phải bồi thường và hoàn trả toàn bộ, trường hợp nào phải bồi thường và hoàn trả một phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp cơ quan Nhà nước ra những quyết định trái pháp luật, cán bộ, công chức được hưởng lợi khi phát hiện quyết định đó trái pháp luật thì cán bộ, công chức phải hoàn trả như thế nào cũng không được quy định.

Điều 45 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cụ thể hóa quy định này Nghị định 97/1998 của Chính phủ quy định “công chức được phục hồi về danh dự và bố trí công tác phù hợp, được hưởng mức lương tương ứng với mức lương trước khi bị xử lý, được tính thời gian để nộp bậc lương và đền bù thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 2/5/1997 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra. Nhưng thực tế nghị định này lại không có bất kì một quy định nào về việc Nhà nước phải bồi thường cho công chức, viên chức. Đây là một sự mâu thuẫn khi Nghị định 97 viện dẫn sang Nghị định 47.

Đến năm 2006 khi Nghị định 118/2006 quy định về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức. Nghị định này thay thế chương III Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối

với công chức. Như vậy, quy định trách nhiệm vật trách vật chất của cán bộ, công chức đã được tách riêng, nghị định này quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nghị định này được tách riêng và quy định toàn bộ về chế định trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức nhưng nghị định này vẫn chưa thể hiện được hết tinh thần của của chế định này và chưa sửa được những bất cấp tồn tại của Nghị định số 97/1998/NĐ – CP.

So với Nghị định số 97/1998/NĐ – CP thì Nghị định 118/2006/NĐ - CP có nhiều tiến bộ hơn:

1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức gây ra thiệt hại) phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.

2. Trong trường hợp cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20 % (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền chứ không phải là cán bộ, công chức gây thiệt hại lỗi do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và được trừ dần vào lương hàng tháng nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có). Quy định này nhằm đảm bảo kinh tế cho cán bộ, công chức, nếu như theo quy định của Nghị định 97/1998/NĐ – CP thì cán bộ, công chức gây thiệt hại với lỗi cố ý mà thiệt hại dưới 5 triệu đồng thì không được trừ dần vào lương, trong trường hợp này nếu cán bộ, công chức không có khả năng kinh tế để bồi thường thì sao ra sao ? Theo quy định mới này thì cán bộ, công chức gây thiệt hại với lỗi cố ý hay vô ý; bồi thường một phần hay toàn bộ nếu cán bộ, công chức không có khả năng bồi thường thì cứ trừ dần vào lương cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền. Như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng cho cán bộ, công chức khi bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, nghị định mới này vẫn còn nhiều bất cập:

1. Chưa nêu được căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, đây là một điểm quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý phát sinh mà luật lại bỏ sót nếu một tình huống xảy ra trong thực tế thì gặp khó khăn cho cơ quan giải quyết.

2. Khoản 3 Điều 3 có quy định: “Trường hợp cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc…” nếu cán bộ, công chức gây thiệt hại được cơ

quan thuyên chuyển công tác mà sau đó mới phát hiện hành vi gây thiệt hại thì phải làm sao ? Cơ quan quản lý cán bộ, công chức gây thiệt hại có phải bồi thường hay chờ cán bộ, công chức gây thiệt hại công tác trở về mới xử lý. Còn trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại được thuyển chuyển công tác ở nước ngoài dài hạn thì giải quyết như thế nào ? Ở nghị định này và văn bản hướng dẫn cũng không nhắc tới. 3. Liên quan đến thành phần Hội đồng thì thành phần Hội đồng có 03 hoặc 05 người, nếu trong trường hợp Hội đồng có 03 người thì nghị định đã quy định cụ thể; “Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức làm Chủ tịch Hội đồng; Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị làm ủy viên; Người phụ trách công tác quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị làm ủy viên” . Nếu cán bộ, công chức gây thiệt hại ngoài cơ quan quản lý thì không có gì đáng nói, trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại cho cơ quan quản lý mình thì thành phần Hội đồng là những người trong cơ quan và những người mà cán bộ, công chức gây thiệt hại quen biết như vậy có đảm bảo được tính công bằng, khách quan.

Còn một điều đáng nói nửa là Nghị định 118/2006/NĐ – CP căn cứ trên Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 mà pháp lệnh này đã hết hiệu lực được thay thế bằng Luật cán bộ, công chức có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010 nhưng nghị định này vẫn còn hiệu lực một phần, như vậy sẽ không phù hợp với tình hình thực tế.

Tóm lại, pháp luật về trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất cập. Tất cả những tình huống mà người viết nêu ra ở trên cần được quy định cụ thể

Một phần của tài liệu quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của nhà nước ở nước ta hiện nay thực trạng và hướng đề xuất hoàn thiện (Trang 35)