Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật khi thi hành

Một phần của tài liệu quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của nhà nước ở nước ta hiện nay thực trạng và hướng đề xuất hoàn thiện (Trang 27 - 30)

công vụ

Thực thi công vụ được hiểu là việc cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật phù hợp với chức danh hoặc thực hiện một công vụ được người phụ trách trực tiếp phân công. Công vụ có thể thực thi tại công sở ( ví dụ: người văn thư vào sổ công văn đi, đến) hoặc ngoài công sở ( ví dụ: xe đưa đón thủ trưởng từ nhà riêng đến cơ quan); trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính.

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường ( hoàn trả) cho cơ quan tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật

Pháp luật hiện hành quy định cụ thể vấn để này như sau:

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan tố tụng Theo Điều 619 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: ”Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ”

Và Điều 620 quy định: “Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”.

Đến năm 2009 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ra đời cũng quy định: “Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.17

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này phải căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại kinh tế, hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự. Mức bồi thường do người đứng đầu cơ quan quả lý cán bộ, công chức quyết đinh trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

* Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại. Về nguyên tắc, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.18

Thuật ngữ “cố ý gây thiệt hại” được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặt cho thiệt hại xảy ra. Còn “ vô ý gây thiệt hại” là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể nhận thức được.

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm pháp sinh tranh chấp bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng là lỗi suy đoán, bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Hơn nửa, bản than cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng luôn luôn là người có năng lực hành vi dân sự, tức họ có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, do vậy họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Pháp luật hiện hành có phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ nào mức độ lỗi: “Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng, thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, công chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức và phương thức bồi thường”.19

18. Khoản 1 Điều 604 Bộ Luật dân sự năm 2005.

19. Khoản 5 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ- CP Ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm vật chất của cán bô, công chức.

* Tính chất hành vi gây thiệt hại

Để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần lưu ý là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, tức chủ thể đã thực hiện một hành vi mà lẽ ra không được thực hiện hành vi đó.

Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành động. trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây thiệt hại dưới dạng hành động đã được pháp luật quy định rất rõ rang.

Nhưng vấn đề hành vi trái pháp luật gây thiệt hại dưới dạng không hành động có phải bồi thường thiệt hại không và sẽ áp dụng như thế nào thì hiện nay còn nhiều tranh luận. Có ý kiến cho rằng không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho trường hợp này. Ví dụ, theo Điều 102 Bộ Luật hình sự quy định thì một người không cứu giúp người bị nạn có thể chịu trách nhiệm hình sự, nhưng khó có thể buộc người đó phải bồi thường thiệt hại. Quan điểm khác cho rằng tách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng cho trường hợp hành vi gây thiệt hại dưới dạng không hành động, ví dụ: bác sĩ trong ca trực không cấp cứu bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân chết. Quan điểm của người viết cho rằng, căn cứ vào thiệt hại thực tế, Tòa án sẽ quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho từng trường hợp cụ thể. Nhưng để tránh sự tùy tiện của pháp luật cần có quy định trong một số trường hợp cán bộ, công chức cố tình chậm trễ trong công vụ, hoặc không thực hiện hành vi công vụ gây thiệt hại vật chất cho cá nhân tổ chức thì phải bồi thường. Có như vậy mới nêu cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức.

Trong trường hợp người gây thiệt hại không phải bồi thường theo nguyên tắc là trong trường hợp bất khả kháng và chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên quy định tại Điều 77 Luật cán bộ, công chức năm 2008

* Mức độ thiệt hại thực tế

Thiệt hại là những tốn thất thực tế được tính bằng tiền do xâm phạm tính mạng, sức khõe, danh dự,uy tín, tài sản của cá nhân tổ chức.

Trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại thực tế xảy ra. Về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ. Tuy nhiên người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây hậu quả quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ; nếu thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

* Ngoài ra, việc xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn căn nhắc đến hoàn cảnh gia đình, nhân than và khả năng kinh tế của họ.

 Bồi thường thiệt hại do làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị gây thiệt hai tài sản Nhà nước

Khoản 4 Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức; Điều 4 Nghị định số 97/1998/NĐ – CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức đều quy định: Công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến Luật cán bộ, công chức ra đời thì quy định này đã không còn nửa. Mà quy định trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức chỉ còn quy đinh trong Nghị đinh 118/2006/NĐ – CP. Tuy nhiên, cán bộ, công chức cũng có thể xem xét để miễn giảm trong trường hợp vô ý gây thiệt hại và gây thiệt hại trường trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

Một phần của tài liệu quy định trách nhiệm bồi thường vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại tài sản của nhà nước ở nước ta hiện nay thực trạng và hướng đề xuất hoàn thiện (Trang 27 - 30)