- Hiện tượng: Đóng cầu dao nhưng động cơ không quay
c. Tần số dòng điện (f)
VẤN ĐÁP THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG Câu 1: Nêu tác dụng của rơ le nhiệt?
Từ bản vẽ bên, giới thiệu cấu tạo của rơ le nhiệt sử dụng thanh lưỡng kim? (3 điểm).
Trả lời:
-Tác dụng của rơ le nhiệt: Rơ-le nhiệt là khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp
điểm nhờ sự giãn nở vì nhiệt của thanh kim loại và được sử dụng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện.
-Giới thiệu cấu tạo: Cấu tạo của rơle nhiệt gồm:
1. phần tử sinh nhiệt
2. Thanh lưỡng kim (gồm hai thanh kim loại mỏng có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau được dán sát vào nhau để khi nhiệt độ tăng thì thanh sẽ uốn cong).
3. Đòn quay 4. Trục 5. Lò xo
6. Thanh nối với má động tiếp điểm 7. Tiếp điểm
8. Thanh nối với má tĩnh tiếp điểm
Câu 2: Từ bản vẽ cấu tạo cho trước ở hình bên, trình bày nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt sử dụng thanh lưỡng kim? (3 điểm).
1. phần tử sinh nhiệt; 2. Thanh lưỡng kim ; 3. Đòn quay; 4. Trục; 5. Lò xo; 6. Thanh nối với má động tiếp điểm 7. Tiếp điểm
8. Thanh nối với má tĩnh tiếp điểm
Trả lời:
Phụ tải cần bảo vệ được mắc nối tiếp với phần tử đốt nóng (1) là một điện
trở nhiệt. Thanh lưỡng kim (2) được c ố đ ị n h m ộ t đ ầ u . Nếu dòng điện của tải nhỏ ⇒ dòng điện chạy qua phần tử sinh nhiệt (1) vẫn nhỏ ⇒ nhiệt sinh ra chưa đủ để làm cong thanh lưỡng kim (2) ⇒ đòn quay (3) chưa chuyển động ⇒
tiếp điểm (7) vẫn đóng ⇒ thiết bị điều khiển vẫn có điện.
Nếu dòng điện qua phần tử sinh nhiệt (1) lớn hơn định mức thì thanh lưỡng kim bị biến dạng (giãn nở) tác dụng vào đòn (3) làm cho tiếp điểm (7) tác động đến thiết bị điều khiển và thiết bị điện được bảo vệ.
Câu 3: Nêu cách đo dòng điện chạy qua tải? (3 điểm). Trả lời:
Muốn đo dòng điện chạy qua tải ta dùng đồng hồ Ampe kế mắc nối tiếp với tải theo hình vẽ:
Khi đo dòng điện, phải chọn Am pe kế có cấp điện áp phù hợp (gía trị thang đo lớn nhất phải ước lượng lớn hơn giá trị cần đo).
Nếu đo dòng 1 chiều phải mắc ampe kế 1 chiều như hình vẽ
Câu 4: Nêu cách đo điện áp giữa 2 điểm trong mạch điện? (3 điểm).
Trả lời: Muốn đo điện áp giữa 2 điểm trong 1 mạch điện ta dùng điện áp với giá trị thang đo phù hợp. Cách mắc đồng hồ biểu diễn như hình vẽ
Hình vẽ đo được điên áp của nguồn và điện áp đặt vào thiết bị điện (tải)
Câu 5: Từ bản vẽ bên, giới thiệu cấu tạo và hoạt động của mạch
69
điện chiếu sáng cầu thang dùng 2 công tắc 3 cực? (3 điểm).
Trả lời:
Yêu cầu đối với mạch đèn cầu thang là khi lên bật được đèn sáng, khi lên hết cầu thang phải tắt được đèn và ngược lại.
Để đáp ứng yêu cầu đó đèn chiếu sáng cầu thang được điều khiển bằng công tắc ba cực, một công tắc được lắp ở đầu cầu thang và một công tắc được lắp ở cuối cầu thang.
K1, K2. Công tắc điều khiển Đ. Đèn sợi đốt
Người ở vị trí công tắc nào cũng đều điều khiển được đèn sáng hoặc tắt
Câu 6 Từ sơ đồ dưới đây giới thiệu cấu tạo khởi động từ? (3 điểm).
Trả lời:
Off: Nút ấn thường đóng On: Nút ấn thường mở K: Cuộn dây của công tắc tơ Kc: Hệ tiếp điểm chính Kp: Tiếp điểm phụ
RN: Phần tử đốt nóng ở mạch động lực và tiếp điểm thường đóng ở mạch điều khiển.
Câu 7: Hình bên giới thiệu cấu tạo cho
của khởi động từ trong điều khiển động cơ 3 pha. Trong đó:
Off: Nút ấn thường đóng On: Nút ấn thường mở K: Cuộn dây của công tắc tơ Kc: Hệ tiếp điểm chính Kp: Tiếp điểm phụ
RN. Phần tử đốt nóng ở mạch động lực và tiếp điểm thường đóng ở mạch điều khiển.
M: Động cơ điện 3 pha
Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của khởi động từ đã giới thiệu ở trên? (3
điểm). Trả lời:
- Đóng cầu dao để sẵn sàng cho mạch làm việc.
- Ấn nút ON ⇒ cuộn dây (K) của công tắc tơ có điện ⇒ tiếp điểm chính (Kc) đóng, phụ tải (M) được cấp điện. Đồng thời tiếp điểm phụ (Kp) đóng để duy trì nguồn cấp cho cuộn dây (K).
- Trong quá trình làm việc nếu xảy ra quá tải ⇒ rơ le nhiệt tác động ⇒ tiếp điểm RN ở mạch điều khiển mở ⇒ cuộn dây (K) của công tắc tơ mất điện ⇒ Kc mở ngừng cấp điện cho động cơ; Kp mở để mạch điều khiển trở lại trạng thái ban đầu.
Nhờ khởi động từ, khi quá tải mạch sẽ được bảo vệ
Câu 8: Từ bản vẽ cho trước, nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu đo từ điện? (3 điểm).
Trả lời:
- Phần tĩnh: Gồm nam châm vĩnh cửu 1; mạch từ và cực từ 3 và lõi sắt 6 hình thành mạch kín. Giữa cực từ 3 và lõi sắt 6 có khe hở không khí đều gọi là khe hở làm việc, ở giữa đặt khung quay chuyển động.
- Phần động: gồm khung dây quay 5 được quấn bằng đồng. Khung dây được gắn vào trục quay (hoặc dây căng, dây treo). Trên trục quay có hai lò xo cản 7 mắc ngược nhau, kim chỉ thị 2 và thang đo 8.
Khi có dòng điện chạy qua khung dây 5 ( phần động), dưới tác động của từ trường nam châm vĩnh cửu 1 (phần tĩnh) sinh ra mô men quay Mq làm khung dây lệch khỏi vị trí ban đầu một góc α. Mô men quay được tính theo biểu thức:
Với B: Độ từ cảm của nam châm vĩnh cửu S: Tiết diện khung dây
W: Số vòng dây của khung dây.
Khi khung dây quay thì sức cản do lò xo cũng tăng dần, mô men cản do lò xo tạo ra được tính theo công thức: Mc = k2.α
Tại vị trí cân bằng, mô men quay bằng mô men cản:
Mq= Mc ⇒ k1.I =k2.α ⇒ α = k1/k2.I = S.I (S gọi là độ nhạy của cơ cấu đo)
Câu 9: Từ bản vẽ cho trước, nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu đo điện từ? (3 điểm).
- Phần tĩnh: cuộn dây 1 bên trong có khe hở không khí (khe hở làm việc) - Phần động: lõi thép 2 được gắn lên trục quay 5, lõi thép có thể quay tự do trong khe làm việc của cuộn dây. Trên trục quay có gắn: bộ phận cản dịu không khí 4, kim chỉ 6, đối trọng 7. Ngoài ra còn có lò xo cản 3, bảng khắc độ 8.
Trả lời:
Dòng điện I chạy vào cuộn dây 1(phần tĩnh) tạo thành một nam châm điện hút lõi thép 2 (phần động) vào khe hở không khí với mô men quay:
Mq= k1.I2
Tương tự như cơ cấu đo từ điện, khi lõi thep (2) quay thì mô men cản do lò xo (3) tạo ra tỷ lệ với góc quay α , cụ thể: Mc = k2.α
Tại vị trí cân bằng, mô men quay bằng mô men cản: Mq= Mc ⇒ k1.I2 =k2.α ⇒ α = k1/k2.I2 = S.I2
Với cơ cấu đo dùng kiểu điện từ, thang chia trên đồng hồ không đều như cơ cấu đo từ điện.
Câu 10: Từ sơ đồ cho trước, nêu nguyên lý làm việc của Áptômát bảo vệ quá tải (dòng cực đại)? (3 điểm).
1-Cuộn hút (cuộn dòng) 2-Miếng thép từ
3,8-Lò xo hồi
4,6-Thanh tác động khoá chốt
(Khi đóng áp tô mát, tay sẽ tác động đẩy 6 gài khớp với 4)
5-Chốt
7-Má động gắn với thanh (6)
Trả lời:
- Cấp điện cho tải: Tay tác động vào (6) khớp vào (4) (Lò xo (8) bị kéo căng). Khi đó má động (7) được đóng lại, tải được cấp điện(Như hình vẽ). Cuộn
dòng (1) của áptômát được mắc nối tiếp với tải→ dòng điện chạy qua tải chính là dòng điện chạy qua cuộn dòng (1). Do đó nếu tải giảm hay tăng thì từ trường do cuộn dòng (1) quấn trên lõi thép tạo ra cũng giảm hoặc tăng theo
- Bảo vệ quá tải:
+ Khi tải nhỏ, mạch vẫn hoạt động bình thường (I ≤ Iđm) → lực hút đối với miếng thép (2) còn nhỏ không thắng được sức căng lò xo (3) → (4) và (6) vẫn khớp với nhau → tiếp điểm (7) vẫn đóng và tải tiếp tục được cấp điện.
+ Khi xảy ra hiện tượng quá tải hoặc bị chạm chập, khi đó dòng điện I tăng vượt quá giá trị cho phép → I > Iđm → lực hút đối với miếng thép (2) thắng được sức căng của lò xo (3) → (4) quay theo chiều kim đồng hồ → (6) được giải phóng và nhờ lò xo (8) tiếp điểm (7) bị kéo mở ra → ngắt điện cấp cho tải → tải và mạch được bảo vệ.