XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng mô hình giảng dạy bộ môn vật lý (Trang 26 - 27)

Những lợi ích của một bài giảng điện tử vào lúc này đã không cần phải tranh cãi nữa, các giáo viên và những nhà giáo dục đã nhận thấy rõ đây là một xu hƣớng tất yếu. Điều quan trọng bây giờ là làm cách nào để thiết kế một bài giảng điện tử đạt yêu cầu về mặt hình thức, nội dung và ý nghĩa giáo dục. Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên có thể dùng nhiều phần mềm có tính trình diễn khác nhau. Theo xu hƣớng hiện nay, đa số các giáo viên sử dụng phần mềm Microsoít PowerPoint XP hoặc 2003. Đây là phần mềm tiện ích, dễ sử dụng nhƣng để sử dụng hiệu quả thì vẫn cần phải kết hợp với các phần mềm khác. Ví dụ nhƣ các phần mềm Animation gif, Adobe Photoshop, Adobe ImageReady, Xara 3D, ...

Một giáo án điện tử hiện nay cũng bao gồm ba phần nhƣ giáo án truyền thống: Phần kiềm tra bài cũ và giới thiệu bài học mới; phần nội dung chính và phần củng cố. Khi thiết kế bài giảng điện tử trên PoWerPoint thì chủ yếu thiết kế trên các slide khác nhau, tổng hợp các silde này lại sẽ hình thành một file bài giảng điện tử hoàn chỉnh. Kỹ thuật sử dụng phần mềm PoWerPoint để thiết kế một bài giảng điện tử sẽ gồm các bƣớc cơ bản sau đây:

Bƣớc 1: Khởi động chƣơng trình PowerPoint

Thực hiện lệnh: start/ Program/ Microsoft PowerPoint

Bƣớc 2: Tạo tập tin (file) nếu chƣơng trình chƣa tự động mở một file mới

Thực hiện lệnh: File/ New hoặc nhấn vào biểu tƣợng

Bƣớc 3: Thiết kế nền hoặc áp một mẫu nền sẵn có lên file

Thực hiện lệnh: Format/ Background (nền tự thiết kế)

Hoặc Format /Slide Design/ Design Templates để chọn mẫu nền sẵn.

Bƣớc 4: Lƣu trữ bài giảng đang thiết kế

Thực hiện lệnh: File/ Save as

Bƣớc 5: Nhập nội dung vào các textbox trên các slide. Thông thƣờng trên một slide sẽ có hai dạng textbox, một textbox chính để nhập tiêu đề cùa slide (thông thƣờng là tên của một ý lớn trong bài) và một textbox đã có sẵn các dấu đầu dòng để nhập các ý chính vào trong đó.

Bƣớc 6: Chọn font chữ cho các nội dung vừa nhập

Thực hiện lệnh: Format/ Font

Bƣớc 7: Chèn các hình ảnh động hoặc tĩnh (cần thiết) vào các slide

Thực hiện lệnh: Insert/ Picture

Bƣớc 8: Tạo hiệu ứng cho slide

Thực hiện lệnh: Slide Show/ Slide Transltion

Bƣớc 9: Tạo hiệu ứng cho các đối tƣợng trên slide (nhƣ chữ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, ...)

26 Bƣớc 10: Chèn phim và âm thanh vào các slide

Thực hiện lệnh: Insert/ Movies and Sounds

Bƣớc 11: Trình diễn

Thực hiện lệnh: Slide Show hoặc nhấn F5

Lƣu ý: Các lệnh trên đều nằm trong thanh Menu bar của màn hình PoWerPoint và ngoài ra vẫn có thể sử dụng nhiều cách khác để thực hiện nhƣng trên đây là các cách thực hiện cơ bản. Trong suốt quá trình thiết kế phải luôn bấm vào lệnh Save để lƣu trữ để đảm bảo quá trinh thiết kế đã đƣợc lƣu giữ trong máy.

Khi làm một bài giảng điện tử thì nên chú ý những điều sau:

• Nên sử dụng lƣợng hình ảnh minh họa vừa đủ và có liên quan đến nội dung bài học • Nên tạo một mẫu nền hoặc nhiều nhất là hai mẫu nền trên một bài giảng điện từ • Nên chú ý đến độ tƣơng phản giữa màu nền và màu chữ để phần nội dung đƣợc nổi bậc, dễ theo dõi

• Không nên quá lạm dụng hiệu ứng làm tiết học trở thành một buổi trình diễn nghệ thuật

• Không nên sử dụng nhạc nền trong lúc giảng bài

• Khi đứng giảng bài cần chú ý không đứng trƣớc máy chiếu hoặc đi qua lại trƣớc máy chiếu

• Cần chú ý đến lƣợng ánh sáng trong phòng và đặc biệt không để ánh sáng rọi lên màn chiếu vì nhƣ thế sẽ làm mờ các nội dung đƣợc chiếu lên

• Cần chú ý đến khoảng cách của học sinh ngồi cuối lớp đến màn chiếu để bảo đảm tất cả học sinh trong lớp đều có thể quan sát đƣợc nội dung trên màn hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng mô hình giảng dạy bộ môn vật lý (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)