Chọn cấu tạo chi tiết cho các bộ phận trên tràn

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ chứa nước đa m’bri tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 55)

- Độ dốc của đáy dốc nước: ta chọ ni =25% là độ dốc gần với độ dốc tự nhiên

3.3.4 Chọn cấu tạo chi tiết cho các bộ phận trên tràn

3.3.4.1 Tường hướng dòng và sân trước

a. Tường hướng dòng: Để hướng nước tràn thuận dòng ở phía trước ngưỡng tràn ta bố trí tường hướng dòng. Bên cạnh đó, nhờ có tường hướng dòng mà phần đất phía sau tường được bảo vệ.

- Ta chọn sơ bộ tường hướng dòng theo kiểu tường thẳng có góc mở α =20o

- Vật liệu làm tường là bê tông cốt thép M200. - Chiều dài tường: 30m.

- Chiều dày tường: Chiều dày tường tại vị trí giáp với ngưỡng tràn là 2m và giảm dần về phía thượng lưu, tại vị trí ngoài cùng chiều dày tường là 1,2m. Chiều dày bản đáy lấy sơ bộ là 1m.

b. Sân trước: Vật liệu làm sân trước cũng là bê tông cốt thép M100, chiều dày 1m. Chiều dài sân trước bằng chiều dài tường hướng dòng.

- Cao trình sân trước là 608m.

- Bề rộng sân trước mở rộng theo độ mở rộng của tường bên.

3.3.4.2 Ngưỡng tràn

a. Ngưỡng tràn:

Tràn được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép M200, mặt cắt tràn là mặt cắt thực dụng theo dạng Ôphixêrốp – Cơrighê.

- Chiều dài dọc theo dòng chảy sơ bộ chọn theo tính toán ở trên là Bdọc tràn=23m. b. Cửa van

Chọn hình thức cửa van cung. Số cửa van là 2 tương ứng với 2 khoang tràn. Bề rộng mỗi cửa van bằng bề rộng khoang tràn.

Cao trình đỉnh cửa van khi đóng cao hơn MNDBT một khoảng bằng 0,5m. Các số liệu về cửa van sẽ được tính toán chính xác trong phần thiết kế kĩ thuật. c. Trụ pin

Do có 2 khoang tràn nên chỉ có 1 trụ pin nằm giữa ngưỡng tràn. Trụ pin có dạng lưu tuyến đảm bảo sự thuận dòng.

- Vật liệu làm trụ pin là bê tông cốt thép M200. - Chiều rộng trụ pin là 2m.

- Cao trình đỉnh trụ pin lấy bằng cao trình đáy cầu giao thông. d. Cầu giao thông:

- Cao trình mặt cầu giao thông bằng cao trình đỉnh đập. - Bề rộng cầu giao thông bằng bề rộng đỉnh đập.

3.3.4.3 Sơ bộ chọn cấu tạo các bộ phận của dốc nước

Để tránh hiện tượng lún không đều, ta chia chiều dài dốc nước thành 10 đoạn. Trong các khe lún ở giữa các đoạn, ta bố trí thiết bị chống thấm.

a. Bản đáy dốc nước:

b. Tường bên dốc nước:

- Chiều cao tường bên dốc nước cần đảm bảo an toàn về thủy lực (tránh hiện tượng hàm khí) cũng như ổn định cơ học (chống đỡ áp lực đất và nước từ hai bên)

Ở trong phần này, ta tạm thời chỉ xét sơ bộ chiều cao tường bên dốc nước theo công thức:

htuờng bên dốc nước = hhk + a (m) Trong đó:

hhk là chiều cao nước trên dốc đã tính toán với từng trường hợp Btràn và có kể đến hàm khí.

a: Độ vượt cao an toàn, chọn a = 0,7m

Từ đó, ta lập bảng sơ bộ về chiều cao tường bên dốc nước ứng với từng trường hợp Btràntại mặt cắt đầu dốc và cuối dốc.

Bảng 3-23: Chiều cao tường bên dốc nước

Btràn (m) hđỉnh dốc (m) htường đỉnh dốc (m) hchân dốc (m) htường chân dốc (m)

18 4,760 5,460 2,404 3,104

20 4,468 5,168 2,225 2,925

22 4,444 5,144 2,132 2,832

- Bề rộng đỉnh tường chọn sơ bộ bằng 0,5m, bề rộng chân tường sơ bộ lấy bằng 1,0m

- Tường bên và bản đáy được đổ liền khối.

Kết cấu phần tường bên dốc nước sẽ được làm rõ ở phần tính toán chuyên đề. c. Mũi phun:

- Chiều dài mũi phun Lmũi = 3m.

- Độ dốc mũi phun imũi = 25% nên góc phun α ≈15o

- Cao trình mũi phun

Zmũi = Zchân dốc nước+ Lmũi . sinα =575 + 3. sin 15o = 575,73 (m)

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ chứa nước đa m’bri tỉnh lâm đồng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w