- Độ dốc của đáy dốc nước: ta chọ ni =25% là độ dốc gần với độ dốc tự nhiên
TỔ CHỨC THI CÔNG
7.4 Biện pháp thi công các hạng mục chính
Đào đất đá tuyến đầu mối bao gồm: đập tràn, đập đâng, đê quai, cống dẫn dòng. Đào đất đá tuyến năng lượng bao gồm: cửa lấy nước, hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy và trạm phân phối điện, ngách thi công.
Công tác đào hố móng được thực hiện từ cao xuống thấp. Việc san ủi mặt bằng, bóc bỏ các lớp thực vật ở tất cả các hạng mục công trình được thực hiện chủ yếu bằng máy ủi. Ở các tầng đất sâu hơn 1m chủ yếu được thực hiện bằng các máy xúc có dung tích gàu từ 1,25 đến 2,5 m3.
Công tác đào đá tập trung chủ yếu tại hố móng nhà máy, tại các cửa vào của đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực và các ngách thi công. Đào đá hở
được thực hiện theo dây chuyền: khoan - nổ - xúc. Ô tô vận chuyển cự li bình quân 2km. Dự kiến chiều cao tối đa của mỗi tầng đào là 10m, tại mỗi tầng đào đều có đường thi công rộng 5m. Tại các cơ mái đào đều có bố trí rãnh thoát nước. Công tác thoát nước hố móng thực hiện theo hệ thống thoát nước hở: rãnh thoát nước - hố thu – bơm thoát.
7.4.1.1 Tại khu đầu mối đập.
Do địa hình tuyến xây dựng hẹp, sườn núi dốc nên công tác đào móng tương đối khó khăn nhất là công tác tổ chức các đường đào vận chuyển. Đất đá sau khi đào được xúc và vận chuyển đến các bãi thải – bãi trữ cách tuyến xây dựng khoảng 1-3km.
7.4.1.2 Tại hố móng nhà máy
Do chiều sâu của hố móng lớn (khoảng 20m cách mặt đất tự nhiên) nên công tác đào đá các tầng dưới phải thực hiện theo dây chuyền khoan- nổ - xúc, vận chuyển theo hướng kênh dẫn đưa ra bãi thải.
Tuy nhiên công tác thoát nước gặp khó khăn do các máy bơm hầu như phải hoạt động liên tục. Ngoài ra do mặt bằng hố móng chật hẹp, các mái dốc đứng và cao, để đảm bảo an toàn thi công và bảo vệ mái đào dự kiến 1/3 diện tích mái được gia cố bằng lưới thép có neo an-ke vào sâu trong đá 3m.