Duy trì sự chính trực của nghề luật sư

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy tắc đạo đức nghề luật sư giữa VN và nước ngoài (Trang 27)

- Chương 8 trong bộ quy tắc của Hoa Kỳ là điểm khác biệt nổi bật so với bộ quy tắc của Việt Nam khi đề cập đến tính chính trực, ngay thẳng cần có của một luật sư.

- Các nguyên tắc 8.1, 8.2 và 8.3 yêu cầu luật sư phải có tinh thần, thái độ của một người luật sư gương mẫu, bắt đầu từ việc không được nói sai sự thật, không được tuyên bố sai sự thật hoặc không coi trọng sự thật về sự chính trực, ngay thẳng của một thẩm phán, nhân viên pháp luật hay cần báo các hành vi sai trái của một luật sư khác.

- Nguyên tắc 8.4 xác định những hành vi sai trái của một luật sư, nếu họ vi phạm sẽ chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc 8.5, cơ quan tiến hành việc kỷ luật và việc lựa chọn luật để thi hành.

4.2 Những nguyên tắc/quy tắc nổi bật của V iệt N am :

- Sự khác biệt nổi bật giữa bộ quy tắc Hoa Kỳ và bộ quy tắc của Việt Nam chính là quan hệ với đồng nghiệp. Theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ tinh thần, văn hóa dân tộc cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nghề luật sư nên bộ quy tắc của Việt Nam đã xuất hiện chương này.

- Đầu tiên, đó là luật sư cần bảo vệ, gìn giữ uy tín của luật sư nói chung, quy tắc số 15:

+ Danh dự và uy tín là điều cần có đối với tất cả mọi người, riêng đối với luật sư, việc bảo vệ danh dự, uy tín càng có ý nghĩa quan trọng. Luật sư phải có nghĩa vụ bảo vệ uy tín, danh dự của giới luật sư.

+ Vấn đề đoàn kết nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với người luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp. Đoàn kết nội bộ có tốt thì việc xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch và sự tôn vinh của xã hội mới ngày càng phát triển.

. Hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề và trong cuộc sống là trách nhiệm đạo đức của luật sư. Việc góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ danh dự, uy tín của luật sư.

+ Quy tắc 17:

. Mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức nghề nghiệp luật sư và truyền thống đạo đức của dân tộc. Quy tắc này điều chỉnh hành vi của luật sư trong các tình huống thể hiện tình cảm đồng nghiệp để các luật sư có thái độ ứng xử đúng đắn, thể hiện truyền thống đạo đức của nghề luật sư

. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không để tình đồng nghiệp bị chi phối bởi kết quả công việc hoặc bởi các quan hệ xã hội khác.

- Hai quy tắc tiếp theo lại hướng đến sự cạnh tranh lành mạnh cũng như giải quyết về tranh chấp lợi ích.

+ Quy tắc 18:

. Cạnh tranh nghề nghiệp là sự cạnh tranh giữa các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thể hiện qua các biện pháp, phương thức nhất định.

. Ý nghĩa quan trọng của việc cạnh tranh nghề nghiệp lành mạnh là việc đem lại niềm tin của khách hàng và công chúng đối với giới luật sư.

+ Quy tắc 19:

. Quy tắc này xác định nguyên tắc giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các luật sư đồng nghiệp với nhau xuất phát từ tình đồng nghiệp trong mối quan hệ giữa tư cách thành viên luật sư với Đoàn luật sư, thể hiện tính chất đạo đức của nghề luật sư.

. Quy tắc này quy định trách nhiệm của Ban chủ nhiệm trong việc góp phần giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa các luật sư đồng nghiệp.Cần phân tích, làm rõ vai trò của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư trong việc hòa giải kịp thời giữa các luật sư có tranh chấp.

. Việc tiến hành hòa giải kịp thời giữa các luật sư có tranh chấp của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, củng cố tình đồng nghiệp giữa các luật sư thành viên.

- Đạo đức luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp là phép đối nhân, xử thế giữa luật sư với luật sư mà ở đó, mỗi luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ uy tín danh dự của nhau. Luật sư phải biết coi trọng uy tín và danh dự của đồng nghiệp như của chính mình, chỉ có như vậy, người luật sư và nghề luật sư mới thật sự được xã hội yêu quí và được tôn vinh.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

Ở Việt Nam hiện nay, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam.

Luật sư dù giỏi cỡ mấy mà không có đạo đức thì coi như hỏng. Luật sư là người bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và quyền tự do, dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nếu họ vi phạm đạo đức thì không những không bảo vệ được mà còn tác dụng rất xấu tới dư luận xã hội và uy tín nghề nghiệp.

Việc ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là động thái đầu tiên của Liên đoàn trong việc siết chặt chuyện luật sư vi phạm đạo đức, bởi quy tắc là chuẩn mực để đánh giá, là căn cứ xử lý luật sư, dùng nó để “soi” từng luật sư trên cơ sở phản ánh trực tiếp của người dân và báo cáo của các đoàn luật sư cấp dưới.

Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư. Muốn làm được điều này, những người trong nghề luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Mỗi luật sư ai cũng có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp. Tạo nên hình ảnh tốt đẹp không chỉ trong phạm vi giới luật sư mà còn trong toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:

1. Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

2. Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 3. Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư ở Hoa Kỳ

4. Bộ Quy tắc đạo đức của Pháp

II. Danh mục tài liệu tham khảo từ Internet:

1. Bộ tư pháp: Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?

UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725- 4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-

4bd81e36adc9&ItemID=1707&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6- 64e9cb69ccf3, truy cập ngày 23/09/2017

2. Báo nhân dân:

http://www.nhandan.com.vn/phapluat/cai-cach-tu-phap/item/13217402- %C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%A9c-ngh%E1%BB%81-b %E1%BB%95n-ph%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7a-lu%E1%BA%ADt-s %C6%B0.html 3.http://luatsuphamtuananh.com/dao-duc-nghe-nghiep/dao-duc-luat-su-khong- de-tien-chi-phoi-nghe/ 4. http://legalenglishshare.blogspot.com/2015/06/quy-tac-ao-uc-nghe-nghiep- cua-luat-su.html 5. http://luatkhoa.info/2014/11/luat-su-phan-3-va-het-dao-duc-nghe-luat-su-o- hoa-ky/

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ 1 PHẠM PHÚ QUÝ K155041475 2 VÒNG THÚY VI K155041501 3 INES BOURGEOIS 4 MARIE DE SENTENAC 5 ANTOINE BENAIM

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy tắc đạo đức nghề luật sư giữa VN và nước ngoài (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w