Bài học kinh nghiệ m:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở (Trang 31 - 32)

Để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở lớp 7A1 nói riêng và các lớp thuộc Trường THCS nơi tôi đang công tác cũng như ở các trường THCS khác nói chung theo tôi cả thầy và trò cần rèn luyện cho được những yếu tố sau:

* Với giáo viên chủ nhiệm:

- Người giáo viên chủ nhiệm ngoài năng lực chuyên môn cần có tấm lòng yêu thương học sinh, biết độ lượng, bao dung đồng thời phải giỏi nắm bắt tâm lí lứa tuổi và có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Tìm hiểu đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm để có những biện pháp thích hợp. Không nên áp dụng rập khuôn, máy móc các phương pháp giáo dục. Không nóng vội, cần có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết.

- Phải thực sự thân thiện, gần gũi với các em - nhất là những học sinh chưa ngoan, xem các em như chính con em của mình để yêu thương, động viên, chia sẻ, từ đó sẽ giáo dục tốt đạo đức, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em. Đó chính là phương châm “Lạt mềm buộc chặt” trong cách giáo dục học sinh.

- Người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự mẫu mực từ nhận thức đến hành động, từ lời nói đến cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử hàng ngày. Đây là cách giáo dục “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”

- Biết ứng xử, giải quyết các mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm để xây dựng một tập thể thống nhất.

- Giáo viên chủ nhiệm làm công tác giảng dạy phải tích cực tìm tòi nghiên cứu sách vở, học hỏi đồng nghiệp để linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp góp phần lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn học của mình giảng dạy.

* Với học sinh:

- Học sinh cần có ý thức đạo đức tốt, tự giác, biết nghe lời, chăm chỉ học tập, có tinh thần tập thể cao.

- Mạnh dạn, sôi nổi trong các hoạt động tập thể.

- Thi đua lành mạnh, trong sáng để cùng nhau tiến bộ.

- Biết nhận lỗi và tự giác sửa lỗi. Dám bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình với thầy cô, cha mẹ và với tập thể lớp.

* Với phụ huynh học sinh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w