Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế và thuế suất, phương pháp tính

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng (Trang 39 - 42)

thuế

 Về giá tính thuế

Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng tính trên hàng hóa, dịch vụ do người mua phải trả. Do đó cần quy định giá tính thuế GTGT là giá bán cuối cùng đến tay người mua chưa có thuế GTGT nhưng đã bao gồm các khoản thuế gián thu, phí, phụ thu, trợ giá của Nhà nước khác (nếu có). Nguyên tắc này cũng đã được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT, Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên pháp luật thuế GTGT cần nhất thể hoá giá tính thuế là giá chưa

có thuế GTGT, đồng thời cần quy định rõ nếu giá ghi trên hóa đơn mà nhỏ hơn giá thị trường thì căn cứ vào giá thị trường để tính. Trường hợp bán phá giá để trốn thuế cần có sự can thiệp của nhà nước.

 Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Điều 8 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại.

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 (điểm a khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) thì nội dung cải cách thuế GTGT là “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng

nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một

số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường;

nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất

0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);...”.

Hiện nay Luật Thuế GTGT có hai mức thuế suất 5% và 10% (không kể thuế suất 0%). So với mục tiêu cải cách thuế thì Luật Thuế GTGT năm 2008 đã không hoàn thành. Nguyên nhân là do một số hàng hóa, dịch vụ (sản phẩm thiết yếu, sản phẩm công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ nông nghiệp...) vẫn cần có sự ưu đãi từ phía Nhà nước thông qua việc áp dụng mức thuế suất thấp hơn các hàng hóa, dịch vụ khác. Tuy nhiên, việc quy định cùng lúc nhiều mức thuế suất đã tạo ra sự không công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hơn nữa, việc quy định này lại dựa trên công dụng của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu trong kết cấu nên rất khó xác định thuế suất đối với từng mặt hàng. Trên thực tế, cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều khi cũng không xác định được hàng hóa chịu mức thuế suất là bao nhiêu (5% hay

10%). Ví dụ, Điểm c Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT quy định: Thức ăn gia súc, gia

cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc diện áp dụng thuế suất 5%. Thực tế có những sản phẩm vừa sử dụng với mục đích làm thực phẩm cho con người, vừa làm thức ăn gia súc như ngô mảnh, sắn mảnh thì áp dụng thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%)? Điều này cho thấy, xét về hiệu quả quản lý và cả về mặt lý luận thì xu hướng chuyển dần sang áp dụng một mức thuế suất là phù hợp và cần thiết, hạn chế được những cách hiểu và vận dụng luật không thống nhất, gây bất bình đẳng.

Trong thời gian tới kiến nghị chỉ áp dụng hai mức thuế suất: 0% cho hàng hóa xuất khẩu và 10% cho tất cả hàng hóa dich vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Thuế suất thống nhất sẽ góp phần quản lý thuế dễ dàng và tránh sự lời dụng để áp dụng mức thuế suất thấp hơn khi xác định thuế suất do quy định không rõ ràng.

Bên cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 của Thông tư 219: Các trường

hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao

công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn,

cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn

thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện

thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế

quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh

trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính

phủ; thuốc lá, rượu, bia xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu.

 Về phương pháp tính thuế

Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, việc xác định số thuế qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào NSNN. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần trên lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, khi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hoặc tính trực tiếp trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Pháp luật Thuế GTGT hiện hành quy định hai phương pháp gồm: khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT.

Thông tư 21917 quy định phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng với cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định, cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí nộp thuế do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. Một số đối tượng áp

17

Thông tư số 219/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ- CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

dụng phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp gồm doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu dưới 01 tỷ đồng không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ, còn doanh nghiệp mới thành lập phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bên cạnh đó để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể, cần bổ sung quy định những trường hợp nhà thầu nước ngoài phải tính nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Vì vậy, nên áp dụng một phương pháp khấu trừ thuế, bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm bởi lẽ điều này trái với bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu liên hoàn và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Nếu pháp luật GTGT xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế thì phương pháp tính thuế trực tiếp sẽ không có cơ sở để tồn tại.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)