52 Khoản 1 Điều 186, Bộ, luật hàng hải Việt Nam 2005. 53 Khoản 2 Điều 186, Bộ, luật hàng hải Việt Nam 2005
Nguyên tắc điều hành54:
- Tổng giám đốc trung tâm điều hành tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
- Khi thức hiện tìm kiếm, cứu nạn thì nghe theo sự điều hành của tổng giám đốc trung tâm điều hành cứu hộ hàng hải hoặc người được tổng giám đốc trung tâm giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.
Phối hợp hoạt động trong tìm kiếm cứu nạn55:
Khi nhận được tín hiêu cấp cứu từ tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ đang gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp, trung tâm chỉ đạo các trung tâm khu vực phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực điều động người, phương tiện đi cứu giúp kịp thời. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực phải triển khai kịp thời các phương tiện tìm kiếm cứu hộ. Người phụ trách phương tiện tìm kiếm cứu hộ phải triệt để chấp hành mệnh lệnh của tổng giám đốc trung tâm hoặc người trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm, cứu hộ;
Trong trường hợp khẩn cấp, khi nhận được tín hiệu cấp cứu, giám đốc trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực được quyền điều động phương tiện đi cứu nạn mà không cần phải xin ý kiến tổng giám đốc trung tâm, đồng thời phải báo ngay cho tổng giám đốc trung tâm biết và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc trung tâm về quyết định điều động phương tiện của mình. Trong trường hợp đặc biệt việc tìm kiếm cứu nạn trên biển vượt quá khả năng của trung tâm thì tổng giám đốc trung tâm phải báo cáo khẩn cấp cho cục trưởng cục hàng hải Việt Nam và ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ.
Về phần quy định “trọng trường hợp khẩn cấp” là quy định rất hợp lý và phù hợp với thực tiễn vì nếu khi phát hiện tín hiệu cấp cứu mà phải còn chờ xin ý kiến chỉ đạo thì công việc tìm kiếm cứu nạn sẽ chậm trễ lúc đó thiệt hại về người và tài sản sẽ rất lớn.