Đánh giá cổ phiếu thông qua các chỉ số

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hệ Trợ Giúp Tư Vấn Đầu Tư Chứng Khoán (Trang 27)

Có rất nhiều cách để đánh giá thị trường chứng khoán, trong đó cách đánh giá thông qua các chỉ số phổ biến nhất vì cách này có nhiều ưu điểm:

 Mang tính khách quan cao

 Dễ tính toán

 Chính xác

Dựa vào các tiêu chuẩn phân loại cổ phiếu như đã nói đến ở phần trên, cùng với đánh giá các chỉ số chúng ta sẽ đưa ra những kết luận có lợi cho các nhà đầu tư nhất.

Có 2 nhóm chỉ số là các chỉ số cơ bản và các chỉ số kết hợp được tính dựa trên các chỉ số cơ bản

Hình 2-3 Các chỉ số cơ bản về chứng khoán

2.2.3.1. Cách tính các chỉ số cơ bản: EPS, P, B, SR, Cash, G

 Đây là cách tính đơn giản và nhanh chóng các chỉ số

 P: Giá trị thị trường của cổ phiếu

 E hoặc EPS: Giá trị lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu, được tính tại lần gần ngày chia thưởng nhất. EPS được tính bằng (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận sau thuế cổ phiếu ưu đãi được hưởng)/Tổng số cổ phiếu thường phát hành. EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư cá nhân và thể chế cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu

 B: Giá trị tài sản sổ sách: tài sản của công ty - các khoản nợ khác

 SR: Doanh thu: tổng giá trị bán ra - tổng giá trị nguyên liệu mua vào.

 Cash: Số tiền còn lại của công ty sau khi thanh toán hết các khoản chi phí

 G: Hệ số tăng trưởng, được đánh giá bởi các chuyên gia hoặc định tính của nhà đầu tư

2.2.3.2. Đánh giá thông qua chỉ số PE

 P/E: là tỉ số giữa giá hiện tại và thu nhập trên một cổ phần -> nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đô la ($) lợi nhuận hiện tại. Được tính trong vòng một năm kể lại đây

 Có 2 cách đánh giá là dùng P/E hiện tài và P/E tương lai

 P/E càng thấp càng hấp dẫn P/E <10: nên mua

10 < P/E <12: không nên bán

12 < P/E <18: có thể mua nếu thị trường ổn đinh 18 < P/E: xem xét bán

2.2.3.3. Đánh giá thông qua chỉ số ROE

- ROE: Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu, càng cao càng tốt. Doanh nghiệp sản xuất phải đạt trên 20%,trong lĩnh vực tài chính phải là 15% 2.2.3.4. Đánh giá thông qua chỉ số ROA

- ROA: Hệ số sinh lời (càng cao càng tôt). Nên so sánh giữa các công ty cùng ngành

2.2.3.5. Đánh giá thông qua chỉ số P/B

 Chỉ có ý nghĩa với tài chính sản xuất mà không có ý nghĩa với các hình thức kinh doanh mang tính đột biến

 Đánh giá

+ P/B rơi vào khoảng từ 2-3 là hợp lý + Nếu P/B quá 5 thì không nên đầu tư 2.2.3.6. Đánh giá thông qua các chỉ số khác

 P/SR: Đánh giá hiệu quả đầu tư

 P/Cash: tỉ giá cổ phiếu trên nguồn tiền nhàn rỗi chưa được tái đầu tư của nhà sản xuất

Chương 3. CÁC CÔNG CỤ 3.1. Tổng quan về môi trường lập trình .Net

Trong ngành công nghệ phần mềm hiện nay các lập trình viên có khá nhiều lựa chọn cho môi trường phát triển sản phẩm của mình. Một hướng phát triển rất phổ biến là .Net. .Net không phải là ngôn ngữ lập trình mà nó là một khái niệm nền tảng hơn, đây là một môi trường phát triển thống nhất của nhiều ngôn ngữ lập trình do Microsoft phát triển: C#, VB.Net…Nói một cách khác: .Net là một kiến trúc hạ tầng cung cấp thư viện chung cho nhiều nhóm các lập trình viên, có phong cách lập trình khác nhau nhưng vẫn có thể phát triển trên cùng một hệ thống đồng bộ duy nhất.

.Net được phát triển và bắt đầu công bố tới nhà phát triển phiên bản đầu tiên năm 2000 với một tư tưởng mới mẻ, nhưng thư viện còn sơ sài và nhiều thiếu xót. Tuy nhiên trong 10 năm phát triển, .Net thực sự trưởng thành rất mạnh và ngày càng ăn sâu vào trong các môi trường làm việc hiện nay. Phiên bản mới nhất của .Net là 4.0 đã bắt đầu được ứng dụng và phát triển, trong khi đó .Net 3.5 đang là lựa chọn của rất nhiều nhà phát triển hiện tại

Tại sao .Net lại được phổ biến tới vậy? sức mạnh của .Net nằm ở đâu? Đó thực sự là những câu hỏi không dễ trả lời mà ta chỉ có thể đánh giá thông qua số lượng nhà phát triển và số lượng sản phẩm thu được dựa trên nền tảng .Net mà thôi. Với việc phát triển nề tảng duy nhất bởi một nhà phát triển hàng đầu là Microsoft đã tạo ra lợi thế của .Net: tính thống nhât, tính kế thừa, ổn định và phổ biến cùng với nền tảng windows đã quá quen thuộc với đa số người dùng.

Lý do chọn .Net trong đề tài: với nền tảng .Net ta hoàn toàn có thể xây dựng được một hệ thống từ đơn giản tới phức tạp, từ một hệ ứng dụng đến

mọt hệ chuyên gia…Vậy lý do thứ nhất là tính mạnh mẽ của .Net. Lý do thứ 2: tính toàn diện, nhờ sự phát triển đồng bộ của .Net mà ta hoàn toàn có thể xây dựng kết nối hiệu quả giữa: giao diện người dùng, cơ sở dữ liệu và môi trường triển khai. Lý do thứ 3 đến từ tính đơn giản, đó là sự thật vì không quá khó ta cũng có thể học được cơ bản các phần của .Net và hoàn toàn có thể xây dựng được một hệ thống mà ta có thể tưởng tượng được.

3.2. LinQ tương tác với cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên SQL server

Cơ bản về cơ sở dữ liệu: sql gần như là một chuẩn chung của việc lưu trữ cơ sở dữ liệu trong các hệ thống tin học không chỉ trong .Net, Java mà hầy như là toàn bộ các môi trường còn lại. Tuy nhiên sql chỉ phù hợp với cách lưu trữ dữ liệu kiểu bảng. Ngày nay với nhu cầu phát triển của các ứng dụng mà dữ liệu còn được tổ chức dưới rất nhiều dạng khác nhau phù hợp với ứng dụng đó, điển hình là phương pháp lưu trữ thông qua XML, không quá mới nhưng rất mạnh mẽ.

Các mô hình truy cập dữ liệu hiện tại. Ứng dụng tin học hiện tại đã vượt xa tính toán của hơn 30 năm về trước và tổ chức dữ liệu là một kĩ thuật được thay đổi nhiều nhất. Truy xuất dữ liệu không chỉ tác động tới một hai bảng như trước nữa mà nó càng ngày càng phức tạp đòi hỏi công việc trích rút dữ liệu phải thông minh hơn ít thủ công hơn. Thứ nữa, với việc phát triển của một số kĩ thuật lưu trữ dữ liệu kiểu mới thì việc xây dựng một hệ thống tương tác dữ liệu hiệu quả, thông minh, mạnh mẽ hơn là một nhu cầu thiết yếu

LinQ ( Language Integrated Query ) và cách nhìn mới trong .Net. Phiên bản .Net 3.5 đã có những thành công như mong đợi của những nhà phát triển .Net. Một trong những thay đổi giúp thế hệ .Net mới này có được thành công đến vậy là việc xây dựng kĩ thuật truy xuất dữ liệu thông minh: LinQ. Với cách làm này không chỉ giúp tương tác dữ liệu một cách tốt hơn:

- Nhanh, hiệu quả

- Tiện dụng ( có thể tương tác với nhiều kiểu dữ liệu không chỉ còn sql như trước nữa)

LinQ rất hiệu quả và mạnh mẽ, tận dụng tối đa tốc độ, tối thiểu bộ nhớ để có thể có những kết quả truy vấn: từ SQL server, XML, các vòng lặp for… và cả cách tổ chức dữ liệu kiểu hiện đại như SPList trong Sharepoint (tổ chức dữ liệu theo kiểu lớp, thực thể liên kết, có kế thừa và mở rộng..)

3.3. Xây dựng website trên nền tảng ASP.Net 3.5

Môi trường lập trình web: là môi trường phát triển dựa trên đường truyền Internet. Để có cái nhìn rõ hơn ta có thể so sánh với môi trường máy tính cá nhân. Về mặt nội dung: môi trường web có ưu điểm khá rõ là tận dụng được nhiều tài nguyên hơn là chỉ trong máy cục bộ. Về mặt công nghệ thì có thể môi trường web còn nhiều ngược điểm: tốc độ, tính mềm dẻo.. nhưng với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay thì khoảng cách đó nhỏ lại rất nhiều và gần như không còn danh giới nữa. Vì vậy môi trường web luôn là lựa chọn phát triển hàng đầu hiện nay.

Lý do đưa lên web:

- Thể hiện tính xã hội hóa của ứng dụng

- Phù hợp nhu cầu và định hướng phát triển trong tương lai - Tận dụng tri thức nhân loại để phát triển ứng dụng

Asp.Net 3.5 chỉ là một trong những công nghệ web hiện tại, nó được phát triển trên nền tảng .Net và tận dụng được rất nhiều ưu thế của .Net và là một lựa chọn hàng đầu cho những nhà phát triển nội dung web hiện nay.

Chương 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Đây là hệ tư vấn chứng khoán có rất nhiều điểm khác biệt so quá trình phát triển nói chung của các chương trình phần mềm khác. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp thiết kế phổ biến cho hệ thống này. Một trong những phương pháp mạnh và hiệu quả là thiết kế hướng đối tượng sử dụng mô hình dùng UML.

Mô hình UML là một phương pháp thiết kế phần mềm rất mạnh. Trong mô hình này ta thấy được rõ yêu cầu khách hàng, phân rã đầy đủ các chức năng cần có của hệ thống. Ngoài các yêu cầu chức năng qua mô hình ta cũng có thể lưu trữ được cả các yêu cầu phi chức năng. Về tư tưởng cơ bản của UML là thiết kế dựa trên các đối tượng, mối liên hệ giữa các đối tượng, hành vi của chúng trong hệ thống thông qua các mô hình Actor, UserCase và các biểu đồ như Activity Diagram, Sequence Diagram….

Để thiết kế được mô hình UML ta lần lượt đi từ việc nhìn nhận toàn bộ hệ thống, đặt ra các yêu cầu, xây dựng các đối tượng và ghép nối chúng với nhau, cách làm này phù hợp với cả các hệ thống có nhiều thay đổi trong tương lai, đặc biệt hữu ích khi hệ thống trở lên lớn và khó kiểm soát hơn, bất kể việc xây dựng lại hay xây dựng thêm đều tốn ít công sức hơn.

UML cũng có những điểm không phù hợp với hệ thống này. Đó là do hệ thống sử dụng mô hình chuyên gia, rất quan trọng trong khâu thiết kế và lưu trữ cơ sở dữ liệu, việc phân tách thành các đối tượng không quá khó nhưng việc liên kết và yêu cầu ràng buộc trong dữ liệu là khá phức tạp mà UML khó có thể đạt được hiệu quả cao. Vì vậy trong bản thiết kế này ngoài việc đi vào các mô hình UML bản phân tích còn bổ xung thêm các thiết kế

chi tiết cho từng chức năng, qua đó ta sẽ có thông tin đầy đủ hơn cho cả việc nhìn nhận hệ thống và quá trình cài đặt hệ thống.

4.1. Giới thiệu Module

Về thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia nói chung và một hệ hỗ trợ quyết định nói riêng ta có thể phân rã hệ thống thành 2 phần chủ đạo: Phần mô tơ suy diễn (nặng về mặt thiết kế cơ sở dữ liệu) và phần giao diện làm việc.

Về mô tơ suy diễn bản thể thiết kế bao gồn các biểu đồ(diagram) và kịch bản (scenario) hảnh động của hệ thống

Về giao diện làm việc, đặc thù của hệ tư vấn là luôn có thể phân rã thành 2 nhóm tác nhân là người sử dụng và các chuyên gia (các chuyên gia bao gồm chuyên gia nghiệp vụ và chuyên gia tư vấn). Vì vậy trong mô hình phân rã ta cũng đi theo hành vi của 2 nhóm này.

4.2. Mô hình người dùng

Danh sách người dùng:

Giải thích:

STT Tên người dùng Ghi chú

1 Người sử dụng Là nhà đầu tư chứng khoán muốn được tư vấn

2 Chuyên gia tư vấn chứng khoán

Cung cấp, duyệt và chỉnh sửa tri thức về chứng khoán cho hệ thống

3 Người quản trị hệ thống Cung cấp tài khoản cho chuyên gia. Thực hiện nâng cấp hiệu năng hệ thống.

Bảng 4.5 Chi tiết các tác nhân hệ thống

Cách phân loại trên mang tính chất tương đối, trong quá trình phát triển chương trình ta hoàn toàn có thể thay đổi phân tách và thêm các nhóm người dùng mới phù hợp với các yêu cầu sau này.

4.3. Chức năng các module

4.3.1. Danh sách chức năng

STT Tên chức năng Mô tả chức năng

1 Chức năng tư vấn nhà đầu tư Hệ thống tiếp nhận thông tin từ nhà đầu tư để đưa ra tư vấn.

2 Chức năng quản trị nội dung Bổ xung và tối ưu cơ sở tri thức cho hệ thống

Bảng 4.6 Các chức năng chính của hệ thống

4.3.2. Chức năng tư vấn nhà đầu tư

Với bất kì một hệ thống tin học, ý nghĩa về người dùng luôn được đặt lên hàng đầu. Người sử dụng là người hưởng lợi từ hệ thống cũng là cái đích cuối cùng mà hệ thống phần mềm muốn hướng tới. Việc người dùng cảm thấy hài lòng với sản phẩm là thước đo để đánh giá hiệu quả của hệ thống.

Hệ tư vấn cũng mang những đặc điểm chung của một hệ thống tin học về yêu cầu người sử dụng: tính thân thiện dễ dùng, chức năng đơn giản hiệu quả..ngoài ra nó còn có những yêu cầu riêng. Cụ thể là tính logic, tính thuận tiện. Các suy luận, hỏi đáp phải giúp người dùng cảm thấy thân thiện, liền mạch, các kết luận phải rõ ràng dễ hiểu; người sử dụng cũng cần thường xuyên tra cứu thông tin về khái niệm định nghĩa trong chuyên ngành chứng khoán, lý do tại sao lại cần đến suy luận tiếp theo…nhiệm vụ đó thuộc về hệ giải thích, một thành phần không thể coi nhẹ trong hệ tư vấn.

4.3.2.1. Đặc tả Use cases

4.3.2.1.1 Mô hình use case User case người sử dụng:

4.3.2.1.2 Danh sách các use case

STT Mã Tên Mô tả

1 UC1 Tư vấn dựa vào hiểu biết nhà đầu tư

Người sử dụng nhập tất cả các thông tin mình hiểu biết để hệ thống suy diễn ra kết luận 2 UC2 Tư vấn thông qua hỏi đáp

trực tiếp

Dựa vào kịch bản hỏi đáp có sẵn, giúp nhà đầu tư trả lời lần lượt các câu hỏi dẫn đến kết luận 3 UC3 Giải thích kết quả suy

diễn

Kết thúc một quá trình suy diễn, hệ thống đưa ra các bước suy luận và giải thích kết luận đó. 4 UC4 Giải thích khái niệm, từ

chuyên môn

Khi người dùng gặp một khái niệm mới, hoặc không chắc về khái niệm này, hệ thống đưa ra

những hướng dẫn cụ thể để trợ giúp

Bảng 4.7 Use case chức năng tư vấn đầu tư chứng khoán

4.3.2.1.3 Danh sách các actor

STT Tên actor Mô tả

1 Người sử dụng Là những nhà đầu tư, thực hiện theo những hướng dẫn để thu được tư vấn từ hệ thống.

Bảng 4.8 Mô tả chi tiết người dùng trong Use case tư vấn đầu tư

4.3.2.2. Mô tả chi tiết các use case:

Trên mô hình user case ta thấy người sử dụng tương tác trực tiếp với 2 Usercase lớn là: Tư vấn đầu tư chứng khoán và Hệ giải thích. Tuy nhiên 2 Usercase này khó có thể thể hiện hết các chức năng mà người dùng mong muốn nên trong sơ đồ ta phải phân rã nó ra thành các chức năng nhỏ hơn.

Cụ thể:

+ Tư vấn dựa trên hiểu biết nhà đầu tư + Tư vấn dựa trên trao đổi trực tiếp User case Giải thích:

+ Giải thích khái niệm + Giải thích kết luận

+ Giải thích các bước suy diễn (có trong kết luận hoặc thực hiện trả lời câu hỏi: Tại sao lại hỏi như vậy khi trao đổi trực tiếp với nhà đầu tư)

Hai Use case này cũng có một số liện hệ và gọi đến nhau trong quá trình thực hiện hệ thống.

4.3.2.2.1 Use case tư vấn dựa vào danh sách hiểu biết của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Hệ Trợ Giúp Tư Vấn Đầu Tư Chứng Khoán (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w