d. Câu cảm thán
4.2.1. Tỉnh lược ngữ pháp Contextual ellipsi s
Nếu như hiện tượng đồng tham chiếu, đặc biệt là NP-anaphora không chỉ xảy ra trong hội thoại mà còn xuất hiện rất nhiều trong những đoạn văn chuẩn mực thì hiện tượng tỉnh lược câu lại là hiện tượng đặc thù của hội thoại. Như đã phân tích ở phần trước, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến phần tỉnh lược ngữ pháp (Contextual ellipsis )- phần lược bỏ của câu có thể được khôi phục lại dựa vào ngay câu phía trước, thường phần lược bỏ đó là sự lặp lại của một từ hoặc một cụm từ đứng trước – trong khi tỉnh lược tình huống ( Pragmatic ellipsis) lại yêu cầu có được sự nhận
diện tình huống cụ thể khi xảy ra hội thoại – vấn đề này tạm thời sẽ không xét đến trong đồ án này.
Tỉnh lược ngữ pháp -Contextual ellipsis bao hàm nhiều trường hợp tỉnh lược câu khác. Ranh giới giữa tỉnh lược và VP- anaphora, S – anaphora , one-anaphora chỉ là tương đối. Tuy câu tỉnh lược có nhiều dạng, nhưng trong hội thoại với người hỏi là người sử dụng thì hai loại câu tỉnh lược hay gặp nhất là thuộc tínhvật, vật A vật B với A,B thuộc cùng loại thực thể (A,B có thể đồng nghĩa , hoặc là phân lớp con/cha của nhau)
• Trong trường bạn có bao nhiêu nữ giáo viên có bằng tiến sĩ? 6 người.
(Thế còn) bằng thạc sỹ? 10 người.
• Chiếc xe này giá bao nhiêu? Tầm 20 triệu.
Tốc độ?
Tối đa 200km/h
Một dạng hay gặp nữa của hiện tượng tỉnh lược câu đó là dạng Gapping – tồn tại một khoảng trống ngữ pháp . Ví dụ:
• Hè này tôi nghỉ mát ở Hạ Long. • Tôi thì [- Gapping -] Sầm Sơn.