Là kiểu câu nêu nội dung hoài nghi để được giải đáp nội dung đó bằng một câu trả lời. Ví dụ: Em học lớp mấy? Ai vẽ tranh này?
Câu hỏi được chia thành hai loại lớn: • Hỏi trống
• Hỏi có dự kiến chọn lựa để trả lời. Trong loại này còn có thể chia thành mấy kiểu nhỏ:
Chọn lựa xác định mang tính chất khẳng định hay phủ định Chọn lựa không xác định, tức là chọn từ hàng loạt khả năng
khác nhau
Thực chất việc phân chia này là dựa vào “cái không rõ” nằm ở thành phần nào của câu hỏi tương ứng với câu trả lời. Câu nghi vấn trong tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây :
Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, thế nào, sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ, bao lâu, đâu… Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay
cả khi câu bị tách khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi. Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm.
Vì sao lại thế? Bao giờ anh đi? Cái này là cái gì? Mô hình tổng quát:
• <câu hỏi> = <chủ ngữ> < động từ “là”> <đại từ nghi vấn> ? • <câu hỏi> = <đại từ chỉ định> <động từ “là”> <đại từ nghi vấn> • <câu hỏi> = <đại từ nghi vấn> <vị ngữ> ?
Kết từ “ hay”: Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này còn được gọi là câu nghi vấn lựa chọn.
Mô hình tổng quát:
• <câu hỏi> = <câu> hay <câu> ? Các phụ từ nghi vấn:
Một số cấu trúc thường gặp: 1. có ... không?
• Anh có tìm được cây bút không?
• Có quyển sách nào trong ngăn kéo không? Mô hình tổng quát:
<câu hỏi> = <chủ ngữ> (có*) <vị ngữ> không ?
<câu hỏi> = (có*) <động từ> không? (vd, đi không?) <câu hỏi> = Có <chủ ngữ> <đại từ nghi vấn> <vị ngữ> không ?
2. có phải ... không?
• Có phải anh này không?
Mô hình tổng quát:
<câu hỏi> = Có phải <danh từ/ngữ> <đại từ xác định> không ? <câu hỏi> = Có phải <câu> không ?
3. đã ... chưa?
• Anh hai đã đi chưa? • Con đã làm bài tập chưa?
Mô hình tổng quát:
<câu hỏi> = <chủ ngữ> đã <vị ngữ> chưa ? 4. ... xong ( rồi, xong rồi) chưa?
• Anh làm xong bài tập chưa? Mô hình tổng quát:
<câu hỏi> = <chủ ngữ> <vị ngữ> chưa/xong chưa ?
Các tiểu từ chuyên dụng: câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng nếu không được dùng kèm vói các phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ. Có thể gọi đây là kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm. Một số tiểu từ chuyên dụng là à, đấy à, nhỉ, ư, hả, hở, hử, chăng, không, sao, ...
Mô hình tổng quát:
<câu hỏi> = <câu> <tiểu từ nghi vấn>
Những động từ, tính từ thường có bổ ngữ là câu hỏi là:
• Những động từ có ý nghĩa hỏi han: hỏi, đòi, nhắn, yêu cầu, điều tra, thăm viếng, nói, v.v
• Những động từ có ý nghĩa thông báo: báo, nghe, thấy, thuyết minh, trình bày…
• Những động từ có ý nghĩa trạng thái tinh thần hoặc quá trình nhận thức: quyết tâm, nhận được, gặp gỡ, tuân thủ, hiểu rõ…