KẾT QUẢ PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI LÝ SƠN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN (Trang 48 - 53)

- Đỏ tía 0,0 5Sắc tố của lớp vỏ lụa bên ngoài Có Không 100,00,

27 Màu thịt của tép Trắng

3.3. KẾT QUẢ PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI LÝ SƠN

Vì hệ số nhân của cây tỏi thấp, do vậy đề tài tiến hành cùng lúc 10 điểm phục tráng trên ruộng của nông hộ tại xã An Hải và An Vĩnh, thời gian thực hiện liên tục trong 3 vụ đông xuân sớm 2009 - 2010, 2010 - 2011 và 2011 - 2012 với các hoạt động chi tiết của quá trình phục tráng như sau:

(i) Vụ thứ nhất (G0): Gieo trồng, chọn lọc dòng ưu tú ở ruộng vật liệu khởi đầu

(i.1). Xây dựng ruộng vật liệu khởi đầu:

 Lựa chọn 3.000 củ tỏi giống tỏi Lý Sơn chắc, không bị sâu, bệnh hại tấn công và không giập nát.

 Tách lấy các tép bên ngoài củ (thông thường từ 7 - 10 tép), gieo thành từng hàng liên tiếp nhau theo khoảng cách như trình bày ở mục 2.5, giữa các dòng liên tiếp cách nhau khoảng 20cm để dễ phân biệt khi định vị đánh giá. Gieo 6 hàng trên một rò và giữa các rò cách nhau 40cm để thuận tiện trong việc quan sát và đo đếm.

 Sau khi trồng xong tiến hành vẽ sơ đồ vị trí các dòng trên ruộng vật liệu khởi đầu và bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cho ruộng vật liệu khởi đầu như trình bày ở mục 2.5.

(i.2) Quan sát và đánh giá các dòng ngoài đồng:

 Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và theo dõi các dòng có cá thể lạ, sinh trưởng kém và bị sâu, bệnh hại. Khi phát hiện không được nhổ bỏ và tiến hành đánh dấu trên sơ đồ vị trí để loại bỏ không chọn.

 Khi bộ lá cây tỏi ngừng sinh trưởng và lá bắt đầu chuyển màu (thông thường khi cây tỏi có 10 - 12 lá), tiến hành chọn 500 - 600 dòng sinh trưởng tốt, không có cá thể lạ và không nhiễm sâu bệnh. Các dòng lực chọn được định vị bằng thẻ trên đồng ruộng và làm dấu trên sơ đồ vị trí để tránh nhầm lẫn sau này.

 Sau khi lựa chọn và định vị dòng trên đồng ruộng, trên cơ sở các tính trạng và phương pháp quan sát trình bày ở bảng 2, tiến hành ngay việc quan sát và đo đếm các tính trạng: Thế của bộ lá; mức độ xanh của lá; hình dạng mặt cắt ngang của lá dài nhất; mức độ sáp của lá; số lá trên cây; chiều dài lá dài nhất; cành hoa; sự uống cong của cành hoa; mầm tỏi của cành hoa; mức độ sắc tố anthocyanin của gốc thân giả; chiều dài gốc thân giả. Đối với các tính trạng đo đếm, cần tiến hành đo đếm tất cả các cây trong dòng và số liệu của dòng là số liệu trung bình của các cây.

 Quan sát, đánh giá thời gian sinh trưởng của dòng bằng việc xác định tổng số ngày từ khi trồng đến khi gốc thân giả mềm và cây đổ ngã.

 Thu hoạch các dòng và bảo quản riêng để tiếp tục đánh giá các tính trạng trong phòng.

 Sau khi thu hoạch tiến hành đo đường kính toàn bộ các củ và khối lượng của các củ trong dòng sau đó chia đều lấy giá trị trung bình, sau đó phơi khô để quan sát tất cả các củ về tính trạng về màu sắc vỏ lụa bên ngoài, hình dạng đáy củ và sắc tố anthocyanin ở lớp vỏ lụa bên ngoài củ.

 Lựa chọn 02 củ có kích cỡ trung bình để quan sát các tính trạng tiếp theo. Các củ còn lại được bảo quản riêng để gieo trồng vụ sau khi được chọn.

 Củ thứ nhất được bóc hết vỏ lụa bên ngoài củ để quan sát tính trạng về vị trí của tép ở đỉnh củ, độ chặt của tép trong củ và màu sắc của lớp vỏ bên ngoài tép. Sau đó tiến hành chẻ dọc để quan sát hình dạng mặt cắt dọc của củ tỏi. Củ thứ hai được cắt ngang để quan sát tính trạng về phân bố của tép trong củ, hình dạng mặt cắt ngang củ và màu sắc của thịt tép. Sử dụng 2 củ đã chẻ để xác định số tép bình quân/củ bằng cách đếm số tép của cả 2 hai củ và chia lấy trung bình.

(i.4). Đánh giá và chọn lọc dòng đạt yêu cầu:

 Đối chiếu với bảng mô tả đặc điểm đặc trưng các tính trạng của giống tỏi Lý Sơn (bảng 7), chọn những dòng có các tính trạng về hình thái và màu sắc như bảng mô tả (thế của bộ lá; mức độ xanh của lá; hình dạng mặt cắt ngang của lá dài nhất; mức độ sáp của lá; cành hoa; sự uống cong của cành hoa; mầm tỏi của cành hoa; mức độ sắc tố anthocyanin của gốc thân giả; màu sắc vỏ lụa bên ngoài, hình dạng đáy củ; sắc tố anthocyanin ở lớp vỏ lụa bên ngoài củ; vị trí của tép ở đỉnh củ; độ chặt của tép trong củ; màu sắc của lớp vỏ bên ngoài tép; mặt cắt dọc của củ; hình dạng mặt cắt ngang củ; phân bố của tép trong củ; màu sắc của thịt tép), các dòng có 1 hay nhiều tính trạng trên không đồng nhất với bảng mô tả thì loại.

 Tiến hành tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các dòng đã chọn từ việc so sánh các tính trạng về hình thái và màu sắc.

 Chọn những dòng có giá trị trung bình của tính trạng về chiều dài gốc thân giả và đường kính củ nằm trong khoảng 8,7 ± 1,6 và 3,1 ± 0,4, các dòng có giá trị trung bình nằm ngoài các khoảng trên thì loại bỏ.

 Chọn những dòng có giá trị trung bình của các tính trạng về số lá/cây, chiều dài lá, thời gian sinh trưởng và khối lượng củ nằm trong khoảng Xs.

 Các dòng đã chọn được đánh tên dòng theo thứ tự từ một trở đi.

(ii). Vụ thứ hai (G1): Gieo trồng và đánh giá các dòng chọn được ở G0

(ii.1). Xây dựng ruộng nhân các dòng chọn được ở G0:

 Tách lấy các tép bên ngoài củ của các dòng được chọn ở G0, gieo toàn bộ các tép thành từng hàng liên tiếp nhau theo khoảng cách như trình bày ở mục 2.5 (gieo hết dòng này đến dòng khác), giữa các dòng liên tiếp cách nhau khoảng 20cm để dễ phân biệt khi định vị đánh giá. Gieo 6 hàng trên một rò và giữa các rò cách nhau 40cm để thuận tiện trong việc quan sát và đo đếm.

 Sau khi trồng xong tiến hành vẽ sơ đồ vị trí các dòng trên ruộng và bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cho ruộng vật liệu khởi đầu như trình bày ở mục 2.5.

(ii.2). Quan sát và đánh giá các dòng ngoài đồng:

 Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và theo dõi các dòng có cá thể lạ, sinh trưởng kém và bị sâu, bệnh hại. Khi phát hiện không được nhổ bỏ và tiến hành đánh dấu trên sơ đồ vị trí để loại bỏ không chọn.

 Tiến hành định vị 10 cây liên tiếp ở giữa hàng của các dòng không có cá thể lạ, sinh trưởng tốt và không sâu bệnh để quan sát và đo đếm các tính trạng liên quan.

 Quan sát và đo đếm các tính trạng trong điều kiện ngoài đồng trên 10 cây đã định vị như mục đã trình bày ở mục i.2, chỉ khác nhau là số liệu của các dòng là giá trị trung bình của 10 cây theo dõi.

(ii.3). Quan sát và đánh giá các dòng trong phòng:

 Thu hoạch riêng 10 cây đã định vị để quan sát và đánh giá các tính trạng trong phòng. Các cây còn lại được thu hoạch và bảo quản riêng lẻ theo từng dòng.

 Việc quan sát và đánh giá các dòng trong phòng được tiến hành như đã trình bày ở mục i.3, chỉ khác nhau là số liệu của các dòng là giá trị trung bình của 10 cây theo dõi.

(ii.4). Đánh giá và chọn lọc dòng đạt yêu cầu:

 Việc đánh giá và chọn lọc các dòng đạt yêu cầu được tiến hành như đã trình bày ở mục i.4, chỉ khác nhau là số liệu của các dòng là giá trị trung bình của 10 cây theo dõi.

(iii) Vụ thứ ba (G2): So sánh và nhân các dòng chọn được ở G1

 Tách lấy các tép bên ngoài củ (loại bỏ những tép nhỏ bên trong) của các dòng đã chọn được ở G1 và chia số tép trên thành 2 phần.

 Phần thứ nhất đem bố trí thí nghiệm so sánh với giống tỏi Lý Sơn chưa chọn lọc theo phương thức khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần lặp lại, quy mô 3m2/lặp. Phần thứ hai đem gieo thành từng hàng liên tiếp, giữa các dòng cách nhau 20cm và có thẻ định vị để tránh nhầm lẫn. Khoảng cách gieo trồng như hướng dẫn ở mục 2.5.

 Ruộng so sánh và nhân dòng được bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại như trình bày ở mục 2.5.

 Trên ruộng so sánh, tiến hành định vị 10 cây mẫu giữa ô của các lần lặp lại và tiến hành quan sát, đánh giá các tính trạng liên quan trong điều kiện đồng ruộng như đã trình bày ở mục i.2. Song song với công việc quan sát, đánh giá các tính trạng, tiến hành theo dõi cá thể lạ trong các dòng ở cả 3 lần lặp lại.

 Khi tỏi chín, thu hoạch riêng 10 cây cây mẫu ở các lần lặp lại của các dòng riêng lẻ để quan sát, đánh giá các tính trạng liên quan trong phòng. Các cây còn lại trong dòng được thu và xác định khối lượng riêng cho từng lần lặp lại, sau đó nhập chung các lần lặp lại và bảo quản riêng theo từng dòng. Chú ý, năng suất của các lần lặp lại bao gồm năng suất của 10 cây mẫu và năng suất của các cây còn lại trong ô.

 Số liệu thu thập được xử lý như sau: Đối với chỉ tiêu năng suất, tiến hành phân tích phương sai để xác định hệ số biến động (CV%) và sai số thí nghiệm với mức độ tin cậy 95% (LSD5%); Đối với tính trạng về số lượng (chiều cao thân giả, đường kính củ, số tép/củ, chiều dài lá, thời gian sinh trưởng và khối lượng củ), tiến hành tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các dòng trong thí nghiệm so sánh, lưu ý số liệu của từng dòng là giá trị trung bình của 30 cây theo dõi ở 3 lần lặp lại.

 Sau khi xử lý số liệu, tiến hành lựa chọn các dòng đạt yêu cầu. Các dòng đạt yêu cầu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Các tính trạng về hình thái, màu sắc và mùi vị không có sự sai khác so với bảng mô tả đặc điểm nông sinh học của giống tỏi Lý Sơn (bảng 7);

+ Giá trị trung bình của các tính trạng về chiều cao thân giả, đường kính củ và số tép/củ nằm trong khoảng biến động của bảng mô tả đặc điểm giống tỏi Lý Sơn;

+ Giá trị trung bình của các tính trạng về chiều dài lá, thời gian sinh trưởng và khối lượng củ nằm trong khoảng Xs như đã phân tích ở trên.

 Tiến hành hỗn các dòng đạt yêu cầu, đây chính là lô giống siêu nguyên chủng để phục nhân giống các cấp tiếp theo và duy trì.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)