Sau trồng từ 12 0 140 ngày, lúc lá già gần khô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN (Trang 29 - 33)

lúc lá già gần khô.

Sơ chế và bảo quản. -Phơi khô từ 18 - 20 nắng hoặc sấy, vỏ khô dòn, để củ dịu nhiệt đưa vào bảo quản.

- Phơi khô từ 18-20 nắng, vỏ khô dòn, để củ dịu nhiệt đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Tỏi Lý Sơn có hương vị ít cay, hơi ngọt và thơm (bảng 5), theo nhận định của các lão nông tri điền thì hương vị trên có được là do tính đặc sản của giống và sử dụng cát san hô biển trong canh tác. Chính vì nhận định trên nên kết quả thu thập thông tin đã cho thấy 100% hộ được điều tra đều thay cát hàng năm với lượng bình quân 120m3/ha và chi phí khoảng 18,0 triệu đồng/ha. Nhận định lâu nay của các nhà khoa học, hương vị của một giống cây trồng nói chung thường được quyết định bởi yếu tố di truyền và môi trường canh tác. Theo Farooqui M.A và cộng sự (2009) yếu tố môi trường canh tác ảnh hưởng nhiều đến hương vị của cây tỏi chính là hàm lượng lưu huỳnh sử dụng trong canh tác. Trong khi đó, đặc điểm của cát san hô biển là xốp (do thành phần cơ giới nhẹ), diện tích hấp thu bề mặt lớn (do các mảnh san hô có cấu trúc như tổ ong), canxi (do thành phần của vỏ san hô), silic (có trong cát), natri và clo (do muối). Do vậy, cần xem xét lại tập quán sử dụng cát biển trong sản xuất tỏi ở Lý Sơn, bởi vì ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế do tăng chi phí đầu vào và nguy cơ suy thoái môi trường cũng như nguồn tài nguyên lớn.

Mặc dù tỏi ở Lý Sơn được trồng trong vụ đông xuân sớm (bảng 4) để tận hưởng điều kiện nhiệt độ thấp đầu vụ giúp thân lá phát triển và tranh thủ nước trời, tuy nhiên kết quả điều tra lại cho thấy 72,4% nông hộ phải sử dụng nguồn nước ngầm để tưới thường xuyên cho tỏi. Việc sử dụng nước ngầm để tưới cho tỏi chẳng những phù hợp điều kiện cơ sở hạ tầng về thủy lợi của địa phương và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có. Ngược lại, nếu diện tích tỏi tăng hơn nữa thì nguy cơ suy thoái tài nguyên nước ngầm là rất lớn.

Sử dụng đúng giống tỏi Lý Sơn trong canh tác là điều tất yếu để duy trì phẩm chất đặc sản vốn có, tuy nhiên trên địa bàn huyện chưa có đại lý nào chức năng nhân

và cung cấp giống tỏi phẩm cấp cao (nguyên chủng, xác nhận) cho sản xuất. Do vậy, việc tự để hoặc trao đổi tỏi thương phẩm để làm giống gieo trồng xảy ra ở tất cả các hộ sản xuất tỏi. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất tỏi ở Lý Sơn và kết quả điều tra cũng cho thấy 25,0% nông hộ nhận định năng suất tỏi thấp là do giống gây nên. Bên cạnh hạn chế về giống, diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra cũng được 50,0% nông hộ khẳng định là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất tỏi trong sản xuất (bảng 3).

Một trong những lợi thế trong sản xuất tỏi ở Lý Sơn là lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm. Có đến 75,2% nông hộ sản xuất tỏi bán buôn cho các thương lái, phương thức tiêu thụ sản phẩm như trên tuy có hạn chế là lợi nhuận của người trực tiếp sản xuất bị chia sẻ cho khâu trung gian (thương lái), nhưng sẽ giúp cho người nông dân thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro do bảo quản cũng như biến động bất thường của giá thị trường gây nên. Với năng suất ở ngưỡng thấp là 5,8 tấn/ha và giá bình quân 50.000 đồng/kg, lãi thuần sản xuất tỏi ở Lý Sơn đạt gần 100,0 triệu đồng/ha, thu nhập tính cả công lao động đạt trên 170,0 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt 51,9% (bảng 3 và phụ lục 1). Ngược lại, với chi phí đầu tư (tính cả công lao động) khoảng 190,0 triệu đồng/ha là một trong những khó khăn đối với các nông hộ tham gia sản xuất tỏi.

Về kỹ thuật canh tác, kết quả điều tra đã cho thấy nông hộ tham gia sản xuất thực hiện tương đối đầy đủ theo Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật cánh tác tỏi của Hội sản xuất - kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn, như: lựa chọn đất để trồng; giống sử dụng để sản xuất; thời vụ gieo trồng; mật độ gieo trồng; thay đất và cát giữa các năm sản xuất; đầu tư thâm canh phân bón; phương thức bón phân; tưới nước; phòng trừ sâu, bệnh hại; thu hoạch và bảo quản (bảng 4).

Tuy nhiên so với Sổ tay hướng dẫn, kỹ thuật canh tác của nông hộ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế làm ảnh hưởng đến năng suất. Có đến 64,8% số hộ khộng lựa chọn củ khi gieo trồng và 29,6% số hộ canh tác phụ thuộc vào nước trời. Theo hướng dẫn, lượng phân hữu cơ cần bón là 10 tấn/ha nhưng thực tế các nông hộ chỉ bón được với

lượng bình quân là 3,5 tấn/ha. Sử dụng phân bón mất cân đối giữa đạm, lân và kali, bởi vì lượng phân bón theo hướng dẫn là 278 kg N/ha, 80 kg P2O5/ha và 264 kg K2O/ha nhưng thực tế lại bón 563 kg N/ha, 112 kg P2O5/ha và 150 kg K2O/ha. Đặc biệt, theo hướng dẫn cần sử dụng phân NPK hỗn hợp để cung cấp cho đất khoảng 39 kg S/ha nhưng trong thực tế số hộ sử dụng phân NPK hỗn hợp không đáng kể, do vậy vô tình trong sản xuất không cung cấp lưu huỳnh, trong khi lưu huỳnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của cây tỏi (bảng 4).

Mặc dù Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật cánh tác tỏi của Hội sản xuất - kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn đã là tài liệu pháp lý, nhưng so sánh với các kết quả nghiên cứu trên thế giới và các vùng khác trong nước thì tài liệu cũng có nhứng sai khác cần quan tâm. Đối với mật độ trồng, theo Sổ tay mật độ cần trồng là 1.000.000 - 1.100.000 cây/ha, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Djordje Moravčević (2011) tại Serbia và J.Z. Castellanos (2004) tại Mexico cho thấy mật độ trồng tỏi hợp lý là từ 600.000 - 750.000 cây/ha. Về phân bón, theo Sổ tay lượng phân đạm, lân và kali cần bón là 278 kg N/ha, 80 kg P2O5/ha và 264 kg K2O/ha. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của M.S. Zaman (2006) tại Ấn Độ và A. Ershadi (2009) tại Iran lại cho thấy lượng đạm thích hợp cho cây tỏi từ 150 - 200 kg N/ha, sử dụng phân đạm dạng sunphat amon sẽ cho năng suất và chất lượng tốt hơn phân đạm dạng urê trên cùng mức sử dụng, theo B.S. Thakur (2011) và G.S. Reddy (2000) lượng phân lân hợp lý đối với cây tỏi từ 90 - 110 kg P2O5/ha, kết quả nghiên cứu của R.S. Yadav (2002) và Trường Đại học Nông nghiệp Bangladesh (2006) thì lượng phân kali cho hiệu quả cao nhất đối với cây tỏi là 150 - 210 kg K2O/ha. Do vậy, cần nghiên cứu xác định lại mật độ trồng và bón phân đa lượng cân đối đối với cây tỏi ở Lý Sơn.

Từ kết quả điều tra đánh giá hiện trạng đã cho thấy, bên cạnh những lợi thế như điều kiện tự nhiên, ý thức và tập quán canh tác của nông hộ, lực lượng lao động tại chỗ, thu nhập từ sản xuất tỏi, giá trị gia tăng nhờ đã xây dựng thương hiệu, thu nhập trên đơn vị diện tích,...Trong sản xuất tỏi ở Lý Sơn cũng còn những hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng như sau:

- Giống sử dụng trong sản xuất đã thoái hóa;

- Chất lượng tép giống sử dụng gieo trồng chưa đảm bảo; - Diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu;

- Nguy cơ suy thoái lớn về nguồn tài nguyên cát biển và nước ngầm; - Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt lớn do khai thác cát;

- Lượng phân hữu cơ sẵn có trên đảo chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; - Mật trồng chưa hợp lý và còn quá dày;

- Bón phân mất cân đối giữa đạm, lân và kali;

- Chưa quan tâm đến ảnh hưởng của phân bón lưu huỳnh đến chất lượng tỏi; - Yêu cầu vốn để đầu tư sản xuất lớn.

3.2. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA GIỐNGTỎI LÝ SƠN TỎI LÝ SƠN

Để xây dựng bảng mô tả, đề tài đã tiến hành các bước như trình bày ở mục phương pháp nghiên cứu với số lượng và địa điểm như sau:

- Số lượng phỏng vấn: 30 lão nông nhiều năm kinh nghiệm trong trồng tỏi. - Địa điểm và quy mô vườn xây dựng bảng mô tả: Xã An Vĩnh, quy mô 150m2.

Bảng 5. Nhận định của lão nông tri điền về đặc điểm về hình thái và chất lượng của giống tỏi Lý Sơn

TT Tính trạng điều tra Đặc điểm Tỷ lệ nhận định của lão nông (%)

1 Tư thế của bộ lá - Đứng 66,7 - Đứng 66,7 - Nửa đứng 33,3 - Ngang 0,0 2 Mức độ xanh của lá - Xanh nhạt 6,7 - Xanh 36,7 - Xanh đậm 56,6

3 Hình dạng của đáy củtỏi

- Lõm 0,0

- Bằng phẳng 73,3

- Lồi 26,7

4 Màu của lớp vỏ lụabên ngoài củ tỏi bên ngoài củ tỏi

- Trắng 86,7

- Vàng trắng 13,3

- Đỏ tía 0,05 Sắc tố của lớp vỏ lụabên ngoài - Có- Không 100,00,0

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN (Trang 29 - 33)