Tình hình nợ quá hạn của DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh giai đoạn 2007

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh” potx (Trang 26 - 27)

6 1 Trong đó:Ngắn hạn 8.379 72,1 9.705 9,02 115

2.1.2.2Tình hình nợ quá hạn của DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh giai đoạn 2007

Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2009

Chủ nhân của các món nợ dài hạn này thường là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đạt hiểu quả. Trong hoạt động kinh doanh, ngoài khả năng phấn tích, phán đoán tình hình để ra quyết định còn có các yếu tố may rủi tác động vào nên nợ dài hạn vẫn tồn tại với quá trình hoạt động của Ngân hàng. Điều quan trọng là làm thế nào để giảm chỉ số các món nợ dài hạn xuống mức thấp nhất. Để xem xét hiệu quả của hoạt động cho vay thì nợ quá hạn là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Bảng tình hình nợ quá hạn của các DNNQD đối với NHNo & PTNT Thành phố Vinh sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể hơn qua bảng tình hình nợ quá hạn NHNo & PTNT TP Vinh:

Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn của các DNNQD đối với NHNo & PTNT Thành phố Vinh trong giai đoạn 2007 - 2009

(đơn vị triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng dư nợ 250. 258 220. 366 325. 592 2. Dư nợ quá hạn 426 485 328 3. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,17 % 0,22 % 0,1% Tro ng đó Hộ sản xuất kinh doanh 201 199 118 Hộ gia đình 5 32 15 DNNN 0 0 0 DNNQD 220 254 195

( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2007 - 2008 - 2009)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được DNNN có tính hình hoạt động kinh doanh khá khả quan, trong 3 năm không có nợ quá hạn. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh và DNNQD, còn hộ gia đình có nhưng với tỷ lệ thấp.

Mặc dù đang tồn tại nợ quá hạn nhưng vẫn nằm trong mức cho phép là <1% phản ánh hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với DNNQD tương đối hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú trong thêm nữa các khoản nợ của DNNQD vì nợ dài hạn có ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính của Ngân hàng. Một số nguyên nhân chính để để tồn tại nợ ở DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh là:

- Một số khách hàng kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa nông sản nên khó tránh khỏi thiên tai do thiên nhiên gây ra.

- Do khả năng quản lý còn thấp nên không bắt kịp với các biến động của thị trường gây ra thiệt hại cho cả 2 bên.

- Một số doanh nghiệp muốn trả chậm để tranh thủ xoay vòng vốn hoặc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau nên gây ra nợ quá hạn.

- Công tác thẩm định còn chưa tốt. Có thể do chuyên môn cán bộ của Ngân hàng chưa được đào tạo bài bản hoặc sự không trung thực của khách hàng.

Mặc dù nợ quá hạn của năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng sang năm 2009 thì Ngân hàng đã giảm xuống còn 0,1%. Điều này là do sự nỗ lực và cố gắng của các cán bộ tín dụng trong thời gian qua, họ đã thực hiện tốt hơn các trong các công tách nghiệp vụ của mình và cũng vì các DNNQD hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNQD tại NHNo & PTNT Thành phố Vinh” potx (Trang 26 - 27)