Các biến didactic và biến tình huống:

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về phương trình bậc hai chứa tham số ở lớp 9, 10 (Trang 69 - 70)

II. Mối quan hệ thể chế đối với đối tượng PTBH chứa tham số:

2.4.1.1 Các biến didactic và biến tình huống:

Biến:

V0: Trong yêu cầu có chỉ ra biến nào là tham số hay không V0a: Có

V0b: Không

Biến didactic:

V1: Mật độ xuất hiện của tham số trong phương trình

V1.a: Tham số chỉ xuất hiện ở hệ số c trong phương trình. Giá trị biến này xuất hiện làm thuận lợi cho việc học sinh vận dụng các chiến lược như S1.

V1.b: Tham số xuất hiện hầu hết các hệ số của phương trình. Với giá trị này sẽ gây khó khăn cho việc vận dụng các chiến lược S1.

V2: Dạng của phương trình V2.a: Dạng 2

ax +bx=m. Thuận lợi cho việc vận dụng các chiến lược S1.

V2.b: Các dạng cần phải qua các bước biến đổi để được phương trình dạng trên. Gây khó khăn cho việc vận dụng các chiến lược S1.

V3: Yêu cầu của bài toán

V3a: Yêu cầu sử dụng phương pháp đồ thị. Thuận lợi cho việc sử dụng chiến lược S1.

V3b: Không yêu cầu dùng phương pháp cụ thể nào. Không thuận lợi cho chiến lược S1.

V4: Xuất hiện câu hỏi về vẽ đồ thị của hàm số bậc hai trong bài toán.

V4a: Có xuất hiện, với giá trị biến này tạo thuận lợi cho việc xuất hiện chiến lược S1.

V4b: Không xuất hiện. Với giá trị này không gây thuận lợi cho sự xuất hiện chiến lược S1.

Biến tình huống:

V5: Việc tổ chức thực nghiệm.

Cho học sinh tiến hành qua liên tiếp không phát ra đồng loạt các bài thực nghiệm, vì bài toán 1 nhằm kiểm chứng giả thuyết H nên chúng tôi không muốn học sinh xem trước bài toán 3, vì như thế thực nghiệm bài toán 2, 3 sẽ mất đi tính khách quan.

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về phương trình bậc hai chứa tham số ở lớp 9, 10 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)