Sang Mỹ lần thứ hai (1867)

Một phần của tài liệu vai trò của fukuzawa yukichi đối với lịch sử nhật bản cận đại (Trang 34 - 35)

Dưới áp lực của lực lượng bên trong là những thế lực hùng mạnh ở miền Tây - Nam Nhật Bản nổi bật là hai han Choshu và Satsuma và thế lực bên ngoài là các cường quốc phương Tây, nên những người lãnh đạo trong chính quyền Mạc phủ chủ trương cần phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, nhằm đối phó lại các thế lực này.

Tháng 10 năm 1862, chính quyền Mạc phủ đã đặt đóng tàu chiến từ lãnh sự Mỹ ở Nhật thông qua công sứ Robert Hewson Pryun. Sau nhiều lần giao tiền cho Pryun với số tiền lên đến 80 vạn đôla để mua hai chiếc tàu chiến. Thế nhưng sau đó, do Mạc phủ rơi vào hỗn loạn và phía Mỹ cũng xảy ra nội chiến, còn Pryun cũng trở về Mỹ từ năm 1865, nên từ đó giữa hai bên không có thông tin qua lại, 40 vạn đôla vẫn còn nằm bên Mỹ. Vì vậy, Mạc phủ quyết định cử một đoàn sang Mỹ nhận tàu và mua thêm súng. Ông Ono Yugoro – người giữ chức phó trong Bộ phận tài chính của Mạc phủ được cử làm trưởng đoàn. Fukuzawa được tháp tùng lên đường sang Mỹ [2, tr.235-246].

Đoàn khởi hành vào tháng Giêng năm 1867. Đây cũng là năm đầu tiên tàu chở bưu phẩm giữa Nhật và Mỹ qua biển Thái Bình Dương được khai thông, con tàu cập cảng Nhật đầu tiên là Colorado, con tàu tải trọng 4.000 tấn. Do đó đoàn đã lên con tàu này sang Mỹ. Chỉ trong 22 ngày họ đến San Francisco, sau đó đến Washington. Đến đây phía Nhật nhận thêm con tàu có vỏ bọc bằng sắt mang tên Stone wall. Ngoài ra, đoàn còn mua thêm hàng ngàn khẩu súng tiểu liên.

Trong suốt cuộc hành trình, Fukuzawa đã phát sinh nhiều vấn đề không hài lòng với cấp trên của mình. Mặc dù phục vụ cho Mạc phủ, nhưng ông không có sự đồng cảm với chính quyền và xem chính sách bế quan tỏa cảng và chế độ đẳng cấp là kẻ thù của mình. Trong một lần ông cùng với bạn bè uống rượu vừa bàn tán về chế độ Mạc phủ, Fukurawa

cho rằng ngày tàn Mạc phủ không còn xa nữa. Nhiều người nghe Fukuzawa lập luận như thế cũng ra chiều đồng ý, họ gật gù bảo “đúng thế”.

Câu chuyện này đã đến tai những quan chức sứ đoàn, nên khi trở về Nhật ông đã bị nhắc nhở và bị giam lỏng ở nhà: Fukuzawa có thể đi ra ngoài, chỉ cần ông không đến sở làm việc là được. Hình phạt nhẹ nhàng này làm ông cảm thấy rất thoải mái, vì có thời gian rảnh rỗi hơn.

Một phần của tài liệu vai trò của fukuzawa yukichi đối với lịch sử nhật bản cận đại (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)