0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Phân tích một số chỉ tiêu của Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BÁCH HOÁ HÀ NỘI POTX (Trang 36 -39 )

1. Tỷ suất đầu tư.

Tỷ suất đầu tư được tính theo công thức sau: Tỷ suất đầu tư = Error!

Tình hình tỷ suất đầu tư của Công ty qua hai năm 1998 & 1999 như sau:

Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch

11,15% 5,42% -5,73%

Như vậy tỷ suất đầu tư của Công ty năm 1999 giảm đi so với năm 1998 là 5,73%, tuy nhiên đối với mọi doanh nghiệp thương mại thì mức độ đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho lưu thông hàng hoá với tỷ lệ nhỏ như vậy là tương đối phù hợp.

2. Tỷ suất tài trợ.

Tỷ suất tài trợ có thể được tính theo công thức sau: Tỷ suất tài trợ = Error!

Tỷ suất tài trợ của Công ty qua hai năm 1998 và 1999 như sau:

Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch

35,18% 26,11% -9,07%

Với số liệu trên thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp nên khả năng tự chủ tài chính của Công ty không được tốt. Hơn nữa, tỷ suất tài trợ năm 1999 lại giảm đi so với năm 1998 là 9,07%. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty giảm đi, đó là điều không có lợi cho Công ty.

3. Khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch

Khả năng thanh toán tổng thể 1,75 1,36 -3,09

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,56 2,54 0,98

Qua bảng trên ta thấy, khả năng thanh toán của Công ty là tốt. Mặc dù khả năng thanh toán tổng thể của Công ty năm 1999 giảm đi so với năm 1998, nhưng nó vẫn là một số dương lớn hơn 1, cho thấy Công ty vẫn có khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phải trả của mình. Còn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thì lại tăng lên khá nhiều. Với tỷ lệ 2,54 là rất thuận lợi cho Công ty trong việc thanh toán nợ.

4. Khả năng sinh lời.

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Chênh lệch

Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh 0,062 0,028 -0,034

Khả năng sinh lời của TSLĐ 0,07 0,03 -0,04

Khả năng sinh lời của TSCĐ 0,54 0,48 -0,06

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 0,086 0,077 -0,009

Từ kết quả trên cho ta thấy khả năng sinh lời của Công ty năm 1999 bị giảm đi so với năm 1998. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định cũng như vốn chủ sở hữu đều bị giảm đi. Điều này cho thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm nay là kém hơn so với năm trước. Do đó, Công ty cần phải tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty.

Kết luận

Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta đã trải qua hơn 10 năm và bước đầu đã thu được một số thành tựu quan trọng trên cả lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ. Với vai trò trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, ngành kinh doanh thương mại đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước thông qua việc thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp thương mại phải có sự đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Bách hoá Hà Nội để tìm hiểu thực tế, em nhận thấy:

Công ty Bách hoá Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và tương đối phát triển. Là một Công ty hoạt động trên

quy mô lớn, Công ty đã chọn cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy tài chính kế toán hợp lý.

Tuy còn có những khó khăn nhất định, nhưng Công ty vẫn cố gắng đứng vững và phát triển đi lên trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Công ty đã có những đóng góp không nhỏ vào ngành thương mại Hà Nội nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

Công ty đã đóng góp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, chấp hành đúng chế độ sổ sách, ghi chép theo quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY BÁCH HOÁ HÀ NỘI POTX (Trang 36 -39 )

×