CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH [11]

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng cod trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 35 - 36)

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

4.1CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH [11]

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, nó quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước.

Nhiệt độ của nước khác nhau tuỳ theo mùa và theo nguồn nước, phụ thuộc vào

không khí, giá trị dao động giới hạn rộng 4 - 40 oC và thay đổi theo độ sâu. Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định 17 o

C - 20 oC. Nhiệt độ được xác định bằng nhiệt kế hoặc thiết bị đo nhiệt độ dã ngoại.

4.1.2 Độ màu

Độ màu do các chất humic, các hợp chất keo của sắt, nước thải của một số ngành công nghiệp hay do sự phát triển mạnh của rong tảo trong các nguồn nước thiên nhiên tạo nên.

Các hợp chất humic thường tạo nên màu nâu hoặc vàng cho nước, chúng có thể là

các axit funvic C10H12O5, các axit hymatomelanic C10H12O7, các axit humic

C10H18O10 hoặc các hợp chất humic C10H18O5… có thể giảm nồng độ của các hợp chất humic bằng các chất oxy hóa mạnh như Cl2, O3, KMnO4.

Nếu màu của nước do sắt (thường là màu nâu), mangan (màu đen) hoặc các chất lơ lửng như tảo gây màu xanh lam, xanh lục thì có thể khử bằng làm thoáng và lọc.

Độ màu được xác định bằng phương pháp so màu với dung dịch chuẩn, thường dùng dung dịch K2PtCl6 + CaCl2; 1 mg/l K2PtCl6 bằng 1 đơn vị chuẩn màu. Có thể dùng phương pháp trắc quang với dụng cụ có đường kính cường độ màu khác nhau, so sánh với màu dung dịch chuẩn hoặc sử dụng các ống so màu.

4.1.3 Hàm lượng cặn

Nước mặt luôn chứa lượng cặn nhất định- là các hạt sét, cát… do dòng nước xói rửa mang theo và các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật mục nát hòa tan vào trong nước. Cùng một nguồn nước, hàm lượng cặn khác nhau theo các mùa- mùa khô ít, mùa lũ nhiều. Hàm lượng cặn của nước ngầm chủ yếu là do cát mịn, giới hạn tối đa 30-

50mg/l. Hàm lượng cặn của nước sông thường dao động lớn, có khi lên tới 3000mg/l.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng cod trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 35 - 36)